Học sinh Nghệ An đi học bình thường
Tại địa bàn tỉnh Nghệ An, thời điểm này chưa phát hiện bất cứ một trường hợp nào bị nhiễm virus corona nên Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn chỉ đạo để các trường tổ chức dạy và học bình thường.
Trả lời Báo Nghệ An vào tối nay (2/2), ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Hiện trên cả nước một số địa phương đã cho học sinh tạm nghỉ học. Tại địa bàn tỉnh Nghệ An, thời điểm này chưa phát hiện bất cứ một trường hợp nào bị nhiễm virus corona nên Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn chỉ đạo để các trường tổ chức dạy và học bình thường.
Trong thời gian này, các trường sẽ song song thực hiện các biện pháp phòng dịch và hướng dẫn để giáo viên, học sinh có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hướng dẫn của ngành.
Trường Tiểu học Nghi Hương (thị xã Cửa Lò) hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang để phòng chống dịch đúng cách. Ảnh: Mỹ Hà
Riêng hai trường THPT DTNT và DTNT 2 do đặc thù riêng, học sinh lại ở xa nhiều nên trong tuần trước Sở đã có hướng dẫn để học sinh ở hai trường này được nghỉ học thêm một tuần đến ngày 10/2 các em mới quay lại học bình thường.
Quan điểm của Sở là cố gắng giữ ổn định việc học cho học sinh ở các nhà trường bởi nếu nghỉ học lâu sẽ làm xáo trộn đến việc học của học sinh, sinh hoạt của nhà trường và các gia đình. Hoặc, nếu học bù thì cũng khó đảm bảo được hiệu quả.
Video đang HOT
Trước đó, trong ngày hôm nay, Thủ tướng đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn các địa phương về việc cho trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non, tiểu học, THCS, THPT tạm nghỉ học.
Để đảm bảo an toàn học sinh được hướng dẫn rửa tay đúng cách theo 6 bước. Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài ra Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Hiện, hai thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần. Ngoài ra có một số tỉnh, thành khác, trong đó có tỉnh Thanh Hóa là kế cận với Nghệ An học sinh cũng sẽ nghỉ học từ ngày mai.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Nghệ An thiếu gần 4.200 giáo viên trong năm học 2019 - 2020
Tình trạng này kéo dài khiến cho nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí sắp xếp việc làm hoặc giáo viên phải dạy kiêm nhiệm nhiều môn...
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến đầu năm học này, toàn tỉnh đang còn thiếu gần 4.200 giáo viên. Trong đó, thiếu 2.431 giáo viên tiểu học và 1.756 giáo viên mầm non.
Ở bậc tiểu học, các địa phương thiếu nhiều giáo viên tập trung vào các đơn vị như thành phố Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành,... mỗi địa bàn thiếu hơn 200 giáo viên.
Giờ học của học sinh mầm non huyện Nghi Lộc. Ảnh: Mỹ Hà.
Tình trạng này cũng xảy ra ở các huyện miền núi cao, miền núi như Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn dù rằng chủ trương của tỉnh là bổ sung đủ giáo viên để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Ở bậc mầm non, hiện theo quy định của ngành, việc bố trí giáo viên phải đủ giáo viên cho các bậc học nhà trẻ và mẫu giáo. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện ở Nghệ An đang thiếu rất nhiều.
Cụ thể, ở lớp nhà trẻ, quy định là 2,6 giáo viên/lớp nhưng Nghệ An mới đáp ứng được 2 giáo viên/lớp. Với trẻ 3 - 4 tuổi, quy định 2 giáo viên/lớp nhưng tỷ lệ này mới chỉ đáp ứng được 1,6 giáo viên/lớp. Hiện, các địa phương chỉ mới ưu tiên cho trẻ 5 tuổi là 2 giáo viên/lớp để thực hiện đúng chương trình phổ cập.
Không chỉ thiếu giáo viên, Nghệ An đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở các môn như Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc. Như ở huyện Thanh Chương, toàn huyện đang thiếu 30 giáo viên Tiếng Anh, khiến cho việc tổ chức dạy Tiếng Anh theo chương trình 10 năm gặp nhiều khó khăn và nhiều trường chưa triển khai được.
Đặc biệt, có 3 trường chưa có giáo viên Tiếng Anh buộc học sinh không được học Tiếng Anh hoặc phải đưa giáo viên Tiếng Anh bậc THCS xuống dạy kiêm nhiệm. Tại huyện Kỳ Sơn, hiện cũng chỉ mới có 7 trường tiểu học có giáo viên Tiếng Anh và tổ chức dạy Tiếng Anh cho học sinh...
Dù là huyện miền núi nhưng Kỳ Sơn vẫn rơi vào tình trạng thiếu giáo viên. Ảnh: Mỹ Hà
Do thiếu giáo viên nên năm nay, các huyện vẫn tiếp tục phải điều giáo viên bậc THCS xuống dạy bậc tiểu học, như ở huyện Yên Thành phải điều 100 giáo viên. Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên Tiếng Anh cũng chủ yếu chỉ mới đảm bảo trung bình 1 giáo viên/trường. Riêng 6 trường chưa có giáo viên Tiếng Anh huyện đang xây dựng phương án hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để tổ chức dạy học cho học sinh.
Đây cũng là khó khăn của các trường trong việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đặc biệt, với đặc thù của các huyện miền núi như Quỳ Hợp, Con Cuông, Kỳ Sơn do tỉnh không có chủ trương thu tiền 2 buổi/ngày khiến cho các trường khó khăn trong thực hiện, nhất là trong việc hợp đồng thêm giáo viên thỉnh giảng vì không có ngân sách chi trả./.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Sáp nhập trường Tiểu học và THCS ở vùng biên để tinh gọn bộ máy quản lý Huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) quyết định sáp nhập trường Tiểu học và THCS tại xã biên giới Nậm Càn để tinh gọn bộ máy quản lý. Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn trao quyết định sáp nhập trường tại xã Nậm Càn. Sáng 1/10, UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) công bố và trao quyết định sáp nhập trường Tiểu học...