Học sinh lớp 1 sẽ ra sao khi buộc phải ngồi học theo “mâm” mô hình VNEN?
Buộc học sinh lớp 1 ngồi học theo “mâm” cả buổi của mô hình VNEN đã làm giáo viên muốn “tẩu hỏa nhập ma” do không có cách gì quản nỗi học sinh trong khi học.
Việc buộc học sinh ngồi học theo “mâm” suốt buổi của mô hình trường học mới VNEN đã làm giáo viên muốn “tẩu hỏa nhập ma” do không có cách gì quản nỗi học sinh nói chuyện, làm việc riêng, quay bài của nhau…trong các giờ học.
Học sinh ngồi chụm mặt vào nhau theo mô hình trường học mới VNEN (Ảnh: Phan Tuyết)
Mô hình trường học mới VNEN chỉ áp dụng cho học sinh từ lớp 2 trở lên, dù thế học sinh học tập vẫn không hiệu quả. Nhiều tỉnh thành sau vài năm ồ ạt triển khai đã phải lên tiếng chấm dứt vì chất lượng sa sút đáng báo động.
Những tưởng chương trình mới, việc buộc học sinh phải ngồi theo “mâm” chụm mặt vào nhau sẽ chấm dứt. Vậy mà, không ít trường học tại vùng quê chúng tôi lại có sáng kiến buộc học sinh lớp 1 tiếp tục ngồi học kiểu này suốt cả buổi học.
Học sinh lớp 1 sẽ học được gì với kiểu ngồi học xoay bàn, mặt đối mặt?
Mời bạn đọc theo dõi cuộc hội thoại ngắn của chúng tôi với một đồng nghiệp.
” Trời ơi! Chán kinh khủng! Trường chị bắt giáo viên lớp 1 quay bàn để cho học sinh ngồi học theo nhóm như kiểu học VNEN của lớp 2. Dạy học kiểu này chết học sinh thôi mà mình sống cũng không yên ổn.
Sao giáo viên không có ý kiến? Dạy như thế làm gì có chất lượng?
Ý kiến thế nào? Chuyên môn trường chỉ đạo mình dám không nghe? Không nghe là vi phạm quy chế chuyên môn, tội này sao gánh được? Dạy xong một buổi là bở hơi tai mà cũng chẳng hiệu quả gì. Tí tuổi đầu biết gì mà nhóm với nháy? Bắt một đứa trẻ con điều khiển mấy đứa trẻ con tìm kiến thức, đúng là chuyện nực cười.
Thế nên bắt buộc thì vẫn phải cho học sinh ngồi chụm mặt nhưng chị vẫn bắt chúng quay lên bảng để giảng bài, để hướng dẫn và cho chúng làm theo.
Khi nào có dự giờ mới dạy kiểu đó. Có điều khi quay lên bảng nghe cô giảng thì chúng phải ngoẹo đầu, ngoẹo cổ trông cũng tội.
Mà ngồi theo mâm thế này, học sinh có cơ hội nói chuyện nhiều hơn, nhắc nhóm này nhóm khác không nghe nên lớp luôn như một cái chợ vỡ”.
Như được trút nỗi lòng, chị làm một thôi một hồi rồi ngồi thở. Cũng là đồng nghiệp với chị nên chúng tôi hiểu sự bức xúc, bất lực của giáo viên khi buộc phải tuân theo chỉ đạo của những cán bộ quản lý có chuyên môn không tốt.
Học sinh lớp 1 mà bắt ngồi học kiểu này sẽ dẫn đến khá nhiều hệ lụy đáng buồn
Video đang HOT
Thứ nhất , chất lượng học tập sẽ rất thấp. Bởi, học sinh lớp 1 đang phải nhìn cô làm mẫu để bắt chước theo như việc đọc, viết. Giáo viên sẽ phải theo sát hướng dẫn phát âm, để sửa lỗi, để nhắc nhở cách viết đã đúng ô, đúng mẫu, đúng khoảng cách…hay chưa?
Nhưng một lớp từ 5 đến 6 nhóm, giáo viên không có đủ thời gian đến từng nhóm để làm điều này. Học sinh tự đọc, tự viết cô chỉ tới nghiệm thu thì chất lượng sẽ thế nào?
Thứ hai, những đứa trẻ cơ thể còn đang phát triển nhưng suốt ngày phải ngồi ngoẹo đầu ngoẹo cổ nhìn về phía bảng sẽ có nguy cơ cong vẹo cột sống và ảnh hưởng nhiều đến thị giác.
Thứ ba , nề nếp học tập bị phá vỡ khi ngồi học quay mặt vào nhau suốt buổi, học sinh sẽ nói chuyện rất nhiều.
Thứ tư , tạo cơ hội cho trẻ copy bài của bạn để đối phó với thầy cô vì ngồi học kiểu này các em rất dễ nhìn bài của nhau.
Thứ năm , dạy trẻ tính gian dối để đối phó khi có tiết dự giờ giáo viên sẽ dạy khác và học ở lớp giáo viên lại dạy khác.
Chương trình mới có buộc học sinh ngồi học kiểu VNEN?
“Lớp 1 không áp dụng mô hình xếp bàn theo kiểu VNEN!”
Đây là lời khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Mạnh Hùng, Nguyên Điều phối viên chính, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt-Ngữ văn (bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết:
“Lớp 1 mà bắt các em ngồi theo nhóm như kiểu học VNEN là quá sớm. Lớp 1 không áp dụng mô hình xếp bàn theo kiểu đó”.
Nhiều giáo viên dạy lớp 1 cũng cho biết đi tập huấn hay xem băng những tiết dạy mẫu của chương trình mới cũng không thấy xếp bàn chụm lại để học sinh ngồi quay mặt vào nhau đến suốt buổi học.
Trong khi dạy, nếu có những hoạt động nào cần sự hợp tác thì giáo viên sẽ cho các em sinh hoạt nhóm đôi (hai bạn ngồi bên quay qua nhau thảo luận).
Học sinh lớp 1 ngồi học theo VNEN chỉ là sáng tạo của một số trường học
Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã La Gi chưa có một văn bản chỉ đạo nào bắt buộc học sinh lớp 1 phải ngồi học theo “mâm” suốt cả buổi học.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, chỉ một số trường tiểu học trên địa bàn thị xã bắt buộc giáo viên lớp 1 quay bàn xếp nhóm như mô hình trường học mới VNEN.
Đây được xem như là sáng tạo của một số trường để học sinh tiếp cận với việc tự học, tự khám phá kiến thức để phát huy năng lực. Tuy nhiên, sự sáng tạo không đúng sẽ là tác nhân kéo lùi chất lượng học tập của học sinh.
(*) Nội dung, văn phong bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Đổi mới dạy học lớp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện
Các trường tiểu học đã áp dụng chương trình lớp 1 mới được hơn 3 tháng. Bộ GD&ĐT cho rằng, đổi mới phương pháp không quá cao siêu, nếu thầy cô nắm chắc đầu ra của chương trình, tìm được cách dạy tốt.
Vướng đâu, giải quyết ở đó
Giờ học Âm nhạc của Trường tiểu học Ngọc Khánh (Hà Nội) sáng nay bắt đầu khác với những tiết học trước đây.
Thay vì cô trò hướng lên bảng đọc chép, hôm nay học sinh hát múa cùng cô giáo. Giờ học sôi nổi, tươi vui.
Có em múa giống cô nhưng có em vỗ tay hoặc làm khác. Tất cả đều được chấp nhận.
Ở giờ học vần, học sinh được trực tiếp đóng vai, hóa thân vào nhân vật, từ đó tìm ra tiếng, từ mới.
Ở tiết Tin học, các em được tô màu và vẽ tranh tư duy. Cô giáo Nguyễn Thị Khánh Ly cho biết, việc đổi mới phương pháp mà cô thực hiện ở cả hai tiết học trên đây, gây hứng thú với học sinh.
Việc đổi mới phương pháp mà cô Khánh Ly thực hiện ở cả hai tiết học trên đây, gây hứng thú với học sinh.
Tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Hà Nội, tiết tiếng Việt của sáng thứ Hai bắt đầu bằng hình quả thị hiện trên màn hình và các chữ, vần liên quan. Sau đó, học sinh sử dụng hộp dụng cụ học tập để thực hành ghép từ.
Cô Trịnh Thị Kim Quế, giáo viên chủ nhiệm lớp 1D, người có 20 năm dạy lớp 1 cho biết, nội dung của các bài học cũng có cấu trúc gần giống với chương trình cũ.
Tuy nhiên, thay vì dạy kiểu truyền thụ kiến thức như trước đây, học sinh được giáo viên hướng dẫn để tự khám phá ra nội dung bài học.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Phúc) bày tỏ, vài tuần đầu học chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên lớp 1 chưa quen được "cởi trói" nên vẫn giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh.
Tiếp cận với chương trình mới, nhiều giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại nhưng đến nay, thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.
Thầy Mạnh cho rằng, quan trọng nhất để bắt đầu hành trình đổi mới chính là cán bộ quản lý.
Cụ thể, hiệu trưởng cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thầy trao đổi với các cô, cần thay đổi phương pháp để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh không áp lực.
Ngoài việc trao đổi nghiệp vụ thường xuyên với giáo viên, vị hiệu trưởng này còn lập nhóm Zalo để trao đổi với phụ huynh về các bài học hàng ngày.
Thầy cô vận dụng phương pháp nào cũng được nhưng phải tổ chức các chuỗi hoạt động trong các bài học và hỗ trợ học sinh vượt qua. (ảnh minh họa)
Giao nhiệm vụ rõ ràng cho học sinh
Chia sẻ về phương pháp dạy học tích cực ở chương trình mới, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, phương pháp dạy học tích cực được Bộ GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục áp dụng nhiều năm nay, được áp dụng triệt để trong chương trình, sách giáo khoa mới.
Việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực thực ra không quá cao siêu, nếu thầy cô nắm chắc đầu ra của chương trình, tìm được phương pháp dạy tốt.
Chuyên gia này nói rằng, phương pháp dạy học có nhiều nhưng thầy cô cần theo nguyên tắc, giao nhiệm vụ cho học sinh biết cần phải làm gì, và giao nhiệm vụ rất cụ thể bằng các câu hỏi, mệnh lệnh sau đó học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ và giáo viên sẽ hướng dẫn nếu các em vướng mắc.
Nếu học sinh nào làm đúng hướng thì động viên khích lệ. Nếu làm sai, chưa đúng hướng, giáo viên phải chỉ ra đúng hướng cho học sinh, các em không lo mình sai, và sẵn sàng tương tác với các cô.
Với phụ huynh học sinh, cần hỗ trợ các con các kinh nghiệm, cách giải quyết vấn đề đó trong cuộc sống của gia đình, không được làm thay việc của giáo viên ở lớp.
"Giáo viên đóng vai trò quan sát, hỗ trợ những vướng mắc, khó khăn của học sinh để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ.
Dần dần, học sinh sẽ được hình thành thói quen và lĩnh hội kiến thức cũng như có thể áp dụng kiến thức vào thực tế", ông Thành nói.
Về câu hỏi, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn chi tiết hơn, tận tay từng giáo viên về việc đổi mới phương pháp ra sao, ông Thành cho rằng, về đổi mới phương pháp dạy học, thầy cô đã được đào tạo trong các trường sư phạm từ lâu.
Trong quá trình dạy học ở các nhà trường, giáo viên cũng trải qua nhiều lớp bồi dưỡng.
"Thầy cô vận dụng phương pháp nào cũng được nhưng phải tổ chức các chuỗi hoạt động trong các bài học và hỗ trợ học sinh vượt qua, làm sao tăng cường việc tự học, để học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong cuộc sống", ông Thành nói.
Giáo viên phải ứng biến linh hoạt Ngành GD-ĐT đã thực hiện nhiêu giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai chương trình SGK lớp 1 mới, giúp GV chủ động trong năm đầu thực hiện chương trình. Một tiết học của HS lớp 1 tại Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (TX. Phú Mỹ). CÒN NHIỀU BĂN KHOĂN Bà Nguyễn Thị Mộng Thu, Phó trưởng Phòng Mầm...