Học sinh lớp 1 học tốt chương trình, sách giáo khoa mới
Ngày 19-1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 cấp tiểu học theo hình thức trực tuyến.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị.
Giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội hiện có 786 trường với gần 789.000 học sinh, hơn 38.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt gần 97%.
Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cấp tiểu học đã thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt nhiệm vụ học kỳ I năm học 2020-2021. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, nhà trường đã có nhiều biện pháp cải tiến, đổi mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao.
Video đang HOT
Kết quả đáng chú ý nhất là các nhà trường đã chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 1. Kết thúc học kỳ I, về cơ bản, học sinh lớp 1 của thành phố Hà Nội đã đáp ứng tốt các yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Các ý kiến tham luận của một số phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường tại hội nghị đã làm rõ thêm những kết quả đạt được, song cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại. Điển hình là việc khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học, phòng chức năng ở một số đơn vị chưa hiệu quả; công tác xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở một số nơi còn khó khăn, tiến độ chậm; một số trường thiếu phòng học, phòng chức năng…
Về nhiệm vụ trong học kỳ II năm học 2020-2021, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Xuân Tiến đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường tăng cường xây dựng, cải tạo, mở rộng trường, lớp học để giãn tối đa sĩ số học sinh/lớp học, giải quyết từng bước tình trạng sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định. Bên cạnh đó, các đơn vị, nhà trường cần quan tâm chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022…
Thực hiện CTSGK mới: Quyền chủ động của HS được phát huy
Kết quả sơ kết học kỳ I tại các trường Tiểu học cho thấy, hoạt động học tập của HS lớp Một theo học CTSGK mới không có quá nhiều chênh lệch so với những năm học trước.
Giờ học Tiếng Việt của HS lớp Một trường Tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Thầy Trần Minh Nghĩa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhận xét: "Qua dự giờ, thăm lớp, HS có sự tự tin và tích cực trong quá trình học tập. So với các vùng thuận lợi của thành phố, HS nhà trường có nhiều hạn chế trong việc tham gia đánh giá và nhận xét bản thân cũng như các bạn cùng nhóm học tập, từ cách diễn đạt, quan sát... Đây chính là cơ hội để GV giúp các em hình thành các kỹ năng, phẩm chất và năng lực đáp ứng theo chuẩn chương trình". Ban giám hiệu nhà trường định hướng cho GV khối lớp Một, những nhận xét, đánh giá của HS và phụ huynh là một kênh tham khảo trong đánh giá HS.
Trường Tiểu học Hòa Liên báo cáo chuyên đề Đổi mới giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa lớp 1 cho phụ huynh khối lớp Một đầu năm học 2020 - 2021
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt - Hiệu trưởng trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) chia sẻ: "Điều dễ nhận thấy nhất là HS lớp 1 năm nay tự tin và tích cực trong quá trình học tập. Trong giờ học, các em mạnh dạn nhận xét mức độ hoàn thành của bạn, như bạn đọc to hay nhỏ, làm đúng bài hay chưa, chữ đẹp hay xấu... Khả năng nói của HS thành thạo hơn, các em biết nói thành câu dài, có vốn từ phong phú. HS có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nhóm, tự khám phá nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV".
Cô Nguyễn Thị Bắc - Hiệu trưởng trường Tiểu học Bế Văn Đàn (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết: "Về đánh giá thường xuyên, trước đây, GV cũng đã làm quen với việc đánh giá HS theo Thông tư 22. Thông tư 27 thì quy định rõ ràng hơn để phù hợp với thiết kế của chương trình mới.
Theo đó, GV sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá nhưng chủ yếu thông qua lời nói để giúp HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa. Viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của HS khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Đây là quy định rất thiết thực, giúp HS tiếp nhận, điều chỉnh để có kết quả cao trong học tập".
GV đảm nhận dạy các bộ môn như Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc... của trường Tiểu học Núi Thành phải chủ động nghiên cứu kỹ thông tư 27, trên cơ sở đó xây dựng rubic đánh giá năng lực phẩm chất để có tiêu chí đánh giá HS chứ không thể đánh giá chung với năng lực, phẩm chất của HS các khối còn lại vì phần mềm chưa được cập nhật, bổ sung và có đến 12 mục.
Các GV bộ môn của trường Tiểu học Hòa Liên đang phải tự xây dựng bảng biểu, chia nhỏ các tiêu chí đánh giá trên cơ sở bám sát hướng dẫn của thông tư 27. Những tiêu chí đánh giá này, GVCN đều thông báo cụ thể cho phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, cập nhật trên các nhóm lớp học...
Như trường Tiểu học Núi Thành, GVCN đều thông báo bằng hình ảnh những tiến bộ của HS, bài nào viết chữ đẹp, làm bài tốt... Cuối HKI, qua buổi họp phụ huynh, GV trình chiếu cho phụ huynh xem những hình ảnh học tập, các hoạt động của HS từ giờ ăn, hoạt động ngoại khóa... để phụ huynh cùng tham gia đánh giá.
Học sinh lớp 1 đi học vào thứ 7 Vì học sinh quá đông, không đủ phòng, 100% học sinh lớp 1 Trường tiểu học Lê Văn Thọ (Q.12, TP.HCM) học một buổi/ngày nên các em phải học thêm vào thứ 7 mới đủ số buổi tối thiểu theo quy định. Sáng thứ 7, trong khi hầu hết học sinh các trường tiểu học nghỉ học, thì 100% học sinh lớp 1...