Học sinh lớp 1- 6 Hà Nội dự kiến quay lại trường, phụ huynh tâm tư: ‘Mong các con đi học cả ngày để tiện đưa đón’
Trước thông tin Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất học sinh lớp 1 đến lớp 6 nội thành Hà Nội đi học trực tiếp từ 21/2, nhiều phụ huynh đồng tình nhưng muốn con học cả ngày thay vì học nửa ngày.
Theo kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, từ ngày 10/2 sẽ có thêm học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp.
Sau khi học sinh lớp 1 đến lớp 6 tại 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ đánh giá sơ bộ. Đồng thời căn cứ tình hình dịch bệnh để xây dựng lộ trình cho học sinh các khối lớp còn lại đi học trực tiếp.
Nếu các điều kiện bảo đảm an toàn, Sở GD&ĐT Hà Nội dự kiến sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận đi học trực tiếp từ ngày 21/2/2022.
Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, đa số đều đồng tình ủng hộ việc cho học sinh đến trường nhưng nhiều phụ huynh cũng tỏ ra lo lắng vì nếu các con chỉ đến trường nửa ngày thì bố mẹ sẽ rất vất vả trong việc đón đưa.
Ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thu Nga (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có con đang học lớp 1 cho hay: “Tôi mong các con đến trường càng sớm càng tốt vì sắp hết học kỳ 2 rồi. Cả năm trời các con học online thiệt thòi quá mặc dù giáo viên và bản thân các con đều rất cố gắng”.
Cùng quan điểm với chị Nga, anh Trần Minh Quân – hiện có một bé học lớp 1 và bé học lớp 4 chia sẻ: “Thời gian qua các con học online cả nhà kiệt sức rồi chỉ mong con được đi học nhưng là học cả ngày chứ không phải nửa ngày. Nếu cho con đến trường học 1/2 buổi còn khốn khổ hơn là học online. Mọi người cứ nghĩ được “giải phóng” nhưng thử nghĩ xem một ngày 4 lần đưa đón con thì bố mẹ tập trung đi làm thế nào được”.
Ở một diễn biến khác, đêm 8/2 Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp tại trường và thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy, học khi học sinh quay trở lại trường.
Video đang HOT
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu tổ chức dạy học trực tiếp tại địa phương thống nhất, đầy đủ tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón, chăm sóc học sinh.
Trong những ngày đầu quay trở lại học trực tiếp tại cơ sở giáo dục cần dành lượng thời gian phù hợp để học sinh làm quen với việc học trực tiếp. Với các em học sinh lớp 1 chưa từng tới trường, nhà trường cần phổ biến các quy định về học tập và sinh hoạt tại trường; tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho học sinh tới trường.
Hướng dẫn học sinh kiến thức phòng dịch, những việc cần làm và nguyên tắc cần tuân thủ trong phòng chống dịch để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh, tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học, tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0.
Tiếp tục tổ chức dạy học tại trường các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh.
Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức.
Không chủ quan, xem nhẹ việc phòng dịch nhưng cũng không thực hiện căng thẳng quá mức cần thiết, ảnh hưởng tới việc học tập và sinh hoạt của học sinh.
Học sinh lớp 1 học online: Phụ huynh, giáo viên gánh nhiều vai
Theo kế hoạch của Sở GDĐT Hà Nội, từ ngày 13-9, học sinh lớp 1 chính thức học trực tuyến theo chương trình giáo dục của Bộ GDĐT. Buổi học đầu tiên, không ít phụ huynh và giáo viên cảm thấy vất vả khi phải gánh nhiều vai.
Bước vào năm học mới, hầu hết học sinh lớp 1 đều chưa biết đọc, biết viết nên khi học trực tuyến nảy sinh nhiều vấn đề buộc giáo viên và phụ huỵnh phải nỗi lực vượt qua.
Giáo viên, phụ huynh làm việc gấp đôi, gấp ba
Theo thời khóa biểu, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) được nhà trường sắp xếp học vào lúc 19h15. Để con gái kịp giờ học buổi đầu tiên của năm học mới, vừa đi làm về chị Nguyễn Thu Hương (quận Hoàn Kiếm) đã vội vàng chạy vào bếp, nấu bữa cơm chiều.
Sau tuần đầu làm quen với cách tương tác trên máy tính, chị Hương chia sẻ, con gái chị đã quen và bắt đầu thích học với cô giáo chủ nhiệm của mình. Tuy nhiên, do con chưa biết đọc, biết viết nên chị Hương khá vất vả. Trong khi đó, do tính chất công việc, chị Hương vẫn phải đi làm dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội. Cả ngày đi làm, tối về lại làm cô giáo của con khiến chị Hương luôn cáu gắt vì mệt mỏi.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh (quận Hà Đông) học trực tuyến.
Buổi học online đầu tiên của con diễn ra khá thuận lợi nhưng chị Hương tâm sự: "Tôi lo nhất là dạy con viết. Nhiều nét chữ khó, con liên tục viết sai. Khi nhắc con viết lại thì con bật khóc, cho rằng mẹ bắt con viết nhiều. Cứ thế, hơn 1 tuần qua tối nào gia đình tôi cũng căng thẳng vì việc học của con".
Bước vào môi trường tiểu học là bước vào môi trường mới, có nhiều thay đổi. Hoạt động chuyển từ vui chơi sang học tập của học sinh lớp 1, nhất là trong điều kiện học trực tuyến khiến giáo viên phải vất vả gấp đôi, gấp ba bình thường.
Cô Trịnh Thị Hằng, giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ, nếu như mọi năm không có dịch, giáo viên họp chuyên môn 1 tuần 1 lần thì năm học này, ngày nào các cô cũng họp trực tuyến để bàn bạc, lên phương án dạy học, soạn bài giảng phù hợp, hiệu quả cho học sinh.
Theo kế hoạch của nhà trường, học sinh lớp 1 học vào các buổi tối trong tuần. Sở dĩ có sự sắp xếp này bởi buổi tối hầu hết phụ huynh đều ở nhà nên có thể hỗ trợ cô và trò trong quá trình dạy và học trực tuyến. Cô Hằng cho biết, lịch học này sẽ thay đổi khi các con quen với hình thức học tập này.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là dạy học sinh viết chữ. Để khắc phục khó khăn này, mỗi giáo viên lớp 1 của Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân tự trang bị thêm một thiết bị camera để vừa dạy vừa quay được tay của cô giáo cầm bút, đặt điểm viết.
Dù đã chủ động trong phương pháp dạy học nhưng cô Hằng tâm sự rằng, các cô khá áp lực vì phải gánh nhiều vai trò, vừa dạy học, vừa là kỹ thuật viên, kiêm diễn viên kịch để tương tác, cuốn hút học sinh vào các bài học. Dù chỉ dạy 2 tiết vào buổi tối nhưng các cô đều cảm thấy rất mệt, thậm chí sau tuần đầu làm quen với học sinh, có cô trong trường đã bị ốm sốt vì viêm họng.
Giáo viên cần làm gì?
Theo TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), dạy học tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2, giáo viên cần phải lấy sự hứng thú và tham gia của học sinh làm gốc. Ở lứa tuổi này, mỗi bài học nên là một trò chơi; kiến thức, kỹ năng cần hình thành chính là luật chơi; giáo viên, cha mẹ học sinh chính là bạn cùng chơi và công nghệ phải là đồ chơi.
TS Tôn Quang Cường phân tích, có 3 thách thức lớn đang đặt ra đối với dạy học trực tuyến học sinh lớp 1, đó là: sự bỡ ngỡ khi đồng thời áp dụng một phương thức dạy học mới, sự căng thẳng khi sử dụng tích hợp công nghệ và sự thiếu hụt mang tính hệ thống của việc bảo đảm hạ tầng, thiết bị và các tài nguyên số cần thiết.
Để tạo hứng thú cho học sinh lớp 1, giáo viên phải "game" hóa nhiều nội dung bài học.
Để tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến hiệu quả, TS Tông Quang Cường cho rằng, mỗi bài học là một bộ hồ sơ nội dung học liệu số với các định dạng khác nhau như: ảnh, âm thanh, video clip, thẻ trực quan. Giáo viên nên chuẩn bị 2 đến 3 video ngắn, vui nhộn có nhạc để chạy giữa giờ giải lao; sử dụng một số ứng dụng trò chơi trực tuyến để học sinh hứng thú trong giờ học. Đồng thời, giáo viên thường xuyên khen ngợi, biểu dương, nói lời tích cực; hình ảnh hóa, trực quan hóa tối đa mọi hoạt động.
Theo TS Nguyễn Quang Tiệp, Trưởng Bộ môn Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Giáo dục, (Đại học Quốc gia Hà Nội), giải pháp then chốt trong dạy học trực tuyến là phải cấu trúc lại bài giảng phù hợp, không thể mang bài giảng truyền thống vào bài giảng trực tuyến.
Giáo viên phải "game" hóa nhiều nội dung, tạo hứng thú cho trẻ, tiết học chỉ nên cấu trúc 30 phút, không quá 2 giờ/buổi học. Song song với đó, việc kết nối với giáo viên và cha mẹ học sinh bằng các kênh rất quan trọng, kịp thời để điều chỉnh nội dung và hoạt động phù hợp tiến độ.
TS Nguyễn Quang Tiệp cho rằng: "Giáo viên và phụ huynh nên coi đây là cơ hội để trải nghiệm và đồng hành trong sự nghiệp học hành của con".
Để khắc phục những khó khăn của học sinh lớp 1, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường sắp xếp thời gian học và các môn học phù hợp, tránh gây áp lực cho học sinh. Với một số môn như Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, một số bài môn Đạo đức, môn Tự nhiên và xã hội, giáo viên có thể xây dựng bài học bằng video clip gửi cho phụ huynh học sinh để phụ huynh giúp con thực hiện các nội dung theo khung giờ phù hợp với từng gia đình.
[Xu hướng] Dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1 Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các trường học trên địa bàn Thủ đô sẽ tiến hành việc dạy và học trực tuyến. Thầy và trò trên toàn địa bàn Hà Nội hạ quyết tâm "dừng đến trường nhưng không dừng học", chuẩn bị chu đáo để thích nghi với tình hình mới. Khó khăn khi dạy trực tuyến Là...