Học sinh lớp 1, 2 phải kiểm tra trực tiếp: TP.HCM dự tính ra sao?
TP.HCM sẽ ưu tiên cho học sinh lớp 1, 2 đến trường học trực tiếp, sau khi học trực tiếp thì mới tính đến thực hiện bài kiểm tra học kỳ trực tiếp tại trường.
Theo hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trong bối cảnh dịch Covid-19 của Bộ GD-ĐT, các nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.
Đối với lớp 1 và lớp 2, việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Cụ thể, nhà trường cần lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện. Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học.
Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện. Ở trường hợp này, theo quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về Quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Video đang HOT
Do dịch Covid-19 hiện học sinh tiểu học ở TP.HCM chưa trở lại trường. Một nguồn tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay hiện Sở cũng chưa chốt phương án cụ thể, tuy nhiên sẽ làm đúng theo hướng dẫn của Bộ để tổ chức kiểm tra đánh giá.
TP.HCM sẽ ưu tiên cho học sinh lớp 1, 2 đến trường học trực tiếp, sau khi học trực tiếp thì mới tính đến việc thực hiện bài kiểm tra định kỳ trực tiếp tại trường.
Theo kế hoạch trước đó, học sinh lớp 1 ở TP.HCM sẽ trở lại trường học trực tiếp vào ngày 13/12 cùng với học sinh lớp 9 và 12. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, số ca nhiễm hằng ngày vẫn còn cao. Bên cạnh đó, việc biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới và đã xuất hiện tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Do đó, UBND TP.HCM chỉ đạo tạm thời chưa tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục cho học sinh lớp 1 cho đến khi có thông báo mới.
Dự kiến đợt kiểm tra cuối học kỳ I ở TP.HCM sẽ được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 22/1/2022.
Những học sinh chưa đến trường được thì sẽ lùi lại và qua học kỳ 2 mới tổ chức đánh giá việc học của học sinh.
Theo bản đồ cấp độ dịch ở TP.HCM, hiện nay Quận 4 ở cấp độ 3 (vùng cam); 8 quận/huyện ở cấp độ 1 (vùng xanh) là: 6, 7, 8, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình, Tân Phú; 13 quận/huyện/thành phố ở cấp độ 2 (vùng vàng), gồm: 1, 3, 5, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Cần Giờ, Gò Vấp, Nhà Bè, Phú Nhuận, TP. Thủ Đức.
Đắk Lắk tổ chức dạy và học theo phân vùng nguy cơ
Chiều 14/9, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức dạy và học trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Ảnh minh họa
Theo đó, đối với "vùng xanh", cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp giảng dạy trực tiếp; cấp tiểu học giảng dạy và học tập bằng hình thức trực tuyến, truyền hình và giao bài. Riêng đối với học sinh lớp 1, lớp 2 ưu tiên dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này, khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ. Cấp học mầm non nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Đối với "vùng vàng", "vùng cam", "vùng đỏ", việc giảng dạy và học tập được triển khai bằng hình thức gián tiếp (trực tuyến, truyền hình và giao bài).
UBND tỉnh Đắk Lắk giao chính quyền các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động đề xuất hình thức dạy và học phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo xây dựng giải pháp hỗ trợ học sinh, giáo viên ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện dạy và học trực tuyến. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để học sinh, phụ huynh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lưu ý các nhà trường, khi triển khai các hình thức tổ chức dạy học phải thông báo và hướng dẫn cho học sinh, phụ huynh các thông tin cụ thể về nền tảng, phương tiện sử dụng dạy học; cách thức giao nhiệm vụ học tập; nội dung bài học; phương thức kiểm tra, đánh giá và nội quy học tập đối với từng hình thức dạy học. Các trường bố trí thời gian học phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Cuối mỗi tuần học, nhà trường đánh giá việc thực hiện các hình thức dạy học để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời; tuyệt đối không chạy theo tiến độ chương trình, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học, gây khó khăn cho học sinh, gia đình học sinh trong việc tiếp cận các hình thức dạy học; quan tâm đặc biệt đến học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tuyệt đối không để bất cứ học sinh nào không được học.
Tính đến chiều 14/9, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 1.447 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 656 trường hợp được điều trị khỏi bệnh và 12 trường hợp tử vong.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học: Xóa quan điểm môn chính, phụ trong cách đánh giá mới Theo Thông tư 22, HS được đánh giá công bằng ở các lĩnh vực khác nhau, không có môn nào là chính, hay phụ. Khái niệm "HS giỏi" được nhìn nhận toàn diện, đa dạng hơn trên quan điểm giáo dục cá nhân hoá HS. Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT). Những điểm mới đáng chú...