Học sinh lội suối đến trường
Hơn chục năm qua, hằng ngày hàng trăm học sinh bảy thôn thuộc xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) phải lội qua những con suối rộng khoảng 100m để đến trường.
Các thôn ở xã cũng bị chia cắt bởi ba con suối Nước Nẻ, Nước Lá và Nước Gia. Học sinh ba thôn Gò ập, Huy Duôi, Nước Y phải lội qua suối Nước Nẻ để đến trường.
Em Phạm Văn Khải (lớp 2 trường tiểu học Ba Vinh) nói: “Ngày nào tụi em cũng lội suối nên quen rồi. Có hôm em phải nghỉ học vì nước chảy mạnh, ngã xuống ướt hết sách vở”.
Học sinh lội qua suối Nước Nẻ đi học.
Lo nhất là vào mùa mưa, nước lên nhanh rất nguy hiểm. ể an toàn cho học sinh, người dân dùng đá kè ngang suối để các em xác định đường đi, tránh đi phải vào chỗ nước sâu, tập hợp thành nhóm để hỗ trợ nhau nếu gặp sự cố.
“Mùa mưa người lớn trong làng phải cõng con qua suối đến trường. Nước lớn quá thì băng rừng cả chục cây số đường vòng đến trường hoặc nghỉ học” – anh inh Văn Kéo (thôn Gò ập) cho biết.
Thầy Phan Văn Thạch, hiệu trưởng trường tiểu học Ba Vinh, cho biết phần lớn học sinh của trường phải lội suối đến lớp. Mỗi khi có học trò vắng học không phép, nhà trường rất lo lắng. Mùa lũ trường thông báo nghỉ học để đảm bảo an toàn cho các em.
Video đang HOT
Theo ông Cao Thanh Hải – phó chủ tịch UBND xã Ba Vinh, toàn xã có 13 thôn, trong đó có bảy thôn với hơn 400 hộ bị chia cắt bởi những con suối rộng. Toàn xã chỉ có hai cầu treo đã xuống cấp là Măng Thing và Nước Nẻ, nhưng muốn đi cầu treo phải băng rừng rất xa.
“Toàn xã có khoảng 600 học sinh phải lội suối đến trường. Ngay cả người dân mùa lũ cũng đi lại rất khó khăn. Chính quyền xã rất mong có những cây cầu bắc qua các dòng suối này để người dân và học sinh đỡ khổ” – ông Hải cho biết.
Theo Trần Mai/Báo Tuổi Trẻ
Học sinh thành phố đi học bằng đò
Sau chuyến đò lắc lư trên sông, Hằng (học sinh lớp 2) cùng nhóm bạn tiếp tục bắt xe ôm để đến trường.
Tính cả chiều về, mỗi ngày đi học, các em phải trả từ 8.000-12.000 đồng tiền đi đò và xe ôm.
Đó là hình ảnh của những em học sinh nghèo ở tổ 27 và 28 thuộc ấp An Hòa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM trên con đường đến trường. Bà Lê Thị Gòn, tổ trưởng tổ 28 cho biết, khu vực này có 55 hộ dân nhưng hơn 40 hộ trong số này thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.
Chen nhau qua đò kẻo trễ giờ học
6 giờ sáng, em Võ Thị Tuyết Hằng, học sinh lớp 2 (trường tiểu học An Thới Đông, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM) đã cùng các bạn khác chen nhau lên đò đi học. Tuy dáng người nhỏ con và phải mang trên vai chiếc cặp kiêm chiếc áo phao cứu sinh to đùng, cũ kỹ nhưng Hằng vẫn tỏ ra nhanh nhẹn. Hằng nhanh chân nhảy lên đò trước.
Tiếp ngay sau Hằng là Nguyễn Thanh Huỳnh (lớp 2), Võ Văn Linh (lớp 4) cũng nhảy lên và nhanh chóng ngồi vào hai bên con đò để qua sông. Khi chiếc đò vừa cập bến, Hằng tiếp tục chạy ra ngõ, nhanh chóng nhảy lên chiếc xe ôm để tới trường. Chiếc xe máy cũ kỹ, trên xe không em nào có nón bảo hiểm.
Chuyến đò ngang chở học sinh đi học tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Trưa tan học, Hằng được xe buýt của trường đưa về đến đầu đường cái nhưng do bến đò cách xa điểm dừng hơn 200m nên Hằng cùng các bạn phải đi bộ về bến đò.
Em Phạm Tú Trinh, học sinh lớp 6 suốt 5 năm qua phải đi xe ôm đến trường nay được mẹ mua cho chiếc xe đạp cũ để đi học. "Có được chiếc xe đạp đi em vui lắm, giờ không phải đi xe ôm, không phải sợ trễ học", Trinh vui vẻ nói.
Trinh cho biết, ba mẹ em làm nghề mò cua bắt ốc ở trong rừng tràm. Trinh có một em gái năm nay học lớp hai. 5h sáng ba mẹ đã vào rừng nên nấu cơm trước cho hai chị em ăn buổi trưa để chiều đi học tiếp. "Có lần em đi học do sợ trễ đò nên mấy đứa chen nhau, lúc đó em còn nhỏ nên bị rớt xuống nước và được cứu, may mà chỉ bị ướt áo quần với một ít sách vở thôi", Trinh kể lại.
Mong có cây cầu để con đi học đỡ tốn kém
Đó là mong ước của các hộ dân ở hai tổ 27, 28 (thuộc ấp An Hòa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM), bởi một học sinh nơi đây đi học phải mất từ 8.000-12.000 đồng cho tiền đi đò và xe ôm đến lớp học mỗi ngày. Trong khi người dân ở hai tổ này có đến hơn 3/4 là hộ nghèo và cận nghèo.
Những em học sinh này mỗi ngày phải 2 lần qua và về đò để đi học.
Vợ chồng anh Lê Tường Bờ và chị Nguyễn Thị Bưởi (27 tuổi, trú tổ 27 ấp An Hòa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM) làm nghề mò cua bắt ốc, cuộc sống rất chật vật nhưng vẫn ráng cho con đi học. Vợ chồng anh Bờ có 4 đứa con, một đứa lớp 3, đứa lớp 1 và hai đứa năm nay gần 3 tuổi.
Theo anh Bờ, buổi sáng vợ chồng anh đi làm từ 5 giờ, hai đứa nhỏ phải nhờ bà nội trông, hai đứa lớn đi học. Con anh Bờ học ở trường Tiểu học An Thới Đông, trường cách nhà khoảng 2 km nhưng mỗi ngày đi học, mỗi đứa tốn gần 10.000 đồng.
"Mỗi lần đi đò là 1.000 đồng, từ bến đò đi xe ôm ra trường mỗi đứa 2.000 đồng/lượt, mỗi chuyến họ chở 5-6 đứa. Một ngày chúng nó học hai buổi nên dù tiền học phí không tốn nhưng tiền chi tiêu cho con đi học hằng ngày cũng là một gánh nặng. Ngoài ra, nếu đứa nào đi trễ thì phải đi bộ vì chỉ còn 1- 2 đứa, họ chê ít không chở", anh Bờ nói.
Gần nhà anh Bờ, vợ chồng chị Nguyễn Thị Ngọc Tư (34 tuổi) có ba đứa con, chồng chị làm nghề bắt cua trong rừng, chị ở nhà buôn bán và trông con, gia đình chị thuộc hộ cận nghèo.
Theo chị Tư, con gái chị là Nguyễn Thị Ngọc Phụng học lớp 10 trường THPT An Nghĩa (cách nhà khoảng 10 km) nên mỗi ngày phải dậy từ 5h sáng để đi học.
Chị kể, đầu tiên là đi đò qua bên kia sông, tiếp đó, đi xe đạp đến trường. Do học hai buổi nên mỗi ngày chị cho con 20.000 đồng để trả tiền đi đò, ăn sáng và ăn trưa. "Mấy ngày đầu đi học, bé Phụng đạp đi đạp về nhưng được vài bữa thì xin mẹ ở lại buổi trưa vì trường nằm xa nhà", chị nói.
Chị Tư còn có một cậu con trai năm nay vào lớp 8. Hai đứa con chị mỗi tháng đi học tốn từ 700.000- 800.000 đồng tiền dọc đường.
Theo Nguyễn Dũng/Báo Tiền phong
3 cô học trò nhỏ làm 'đôi chân cho bạn' đến trường Những câu chuyện cảm động về hành trình đưa bạn đến lớp của các em khiến không ít người xúc động, rơi nước mắt. Thương bạn tật nguyền, các em đã không quản nặng nhọc, hàng ngày làm đôi chân đưa bạn đến lớp tìm con chữ. Dù nắng hay mưa nhưng nụ cười vẫn thường trực trên gương mặt của những cô...