Học sinh không được làm khác ?
Đôi khi do chính giáo viên quá “máy móc” nên dẫn đến tình trạng học sinh khó tiếp thu bài.
Trong quá trình giúp con ôn tập chuẩn bị thi học kỳ vừa qua, nhiều phụ huynh phản ảnh cảm thấy hết sức xót xa khi con của họ chật vật với những bài toán buộc phải làm theo cách mà giáo viên (GV) hướng dẫn.
Trực tiếp hay gián tiếp ?
Theo sách giáo khoa hiện hành, các phép tính trong bài toán chia ở lớp 3 và 4 đi theo 2 phương pháp tạm gọi là trực tiếp và gián tiếp.
Khi học sinh (HS) thực hiện phép chia sẽ lấy số bị chia, chia cho số chia được kết quả. Lấy kết quả đó, nhân với số chia. Kết quả nhân được đặt dưới số bị chia, rồi trừ xuống. Đây gọi là nôm na là phép chia kiểu trừ trực tiếp. Cách 2 là trừ gián tiếp. Nghĩa là, sau khi có kết quả, ta lấy kết quả nhân với số chia, được bao nhiêu thì lấy số bị chia trừ nhẩm. Kết quả còn lại bao nhiêu thì đặt dưới số bị chia.
Tuy nhiên, khi phụ huynh dạy con theo cách trực tiếp, các em không chịu và nằng nặc đòi làm theo kiểu gián tiếp với lý do cô giáo yêu cầu như vậy. Rất nhiều HS gặp khó khăn, tính toán sai nếu thực hiện theo cách chia gián tiếp, đặc biệt với những bài toán từ 3 chữ số trở lên.
Video đang HOT
Theo lý lẽ của các phụ huynh, HS tiểu học lần đầu tiên tiếp xúc với phép chia nên dạy theo phương pháp đơn giản và trực quan nhất. Sau đó, khi đã thuần thục có thể làm theo lối vắn tắt (gián tiếp) hoặc theo cách nào HS cảm thấy dễ thực hiện. Đó là chưa kể, trong quá trình học, HS có những cách giải khác, nếu đúng GV cũng nên chấp thuận. Thế nhưng có phụ huynh đã gặp sự phản ứng của GV khi GV cho rằng gia đình phải phối hợp với nhà trường trong việc này để dạy theo đúng hướng dẫn của sách giáo khoa. Ban đầu HS có thể gặp khó khăn nhưng rồi sẽ vượt qua.
Giáo viên cũng nên chấp nhận những cách giải sáng tạo của học sinh ở môn toán ngay từ bậc tiểu học (ảnh chỉ có tính chất minh họa) – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Làm đúng kết quả là cho điểm
Chúng tôi đã tiếp xúc với một số chuyên viên phòng giáo dục, GV, hiệu trưởng trường tiểu học tại TP.HCM để tìm hiểu vấn đề.
Ông Cao Xuân Hùng, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.3, cho rằng: “Bộ GD-ĐT đã ra nhiều văn bản nhằm hướng dẫn cách giảng dạy cho GV ở bậc tiểu học. Trong chương trình cũng như các văn bản, không yêu cầu HS giải cách một hay cách hai. Theo đó, GV tự linh động phương pháp tùy theo trình độ mỗi HS”. Chuyên viên một phòng giáo dục khác tại TP.HCM cũng khẳng định phía ngành luôn có những buổi tập huấn cho GV. Trong các bài thi hoặc kiểm tra môn toán, nhất là phép chia, bất kể HS làm theo phương pháp nào, miễn ra đúng kết quả là cho điểm.
Theo phân tích của các chuyên gia, sách giáo khoa hiện hành hướng dẫn HS làm quen với phép chia (đặt tính trừ trực tiếp). Sau đó, nhằm nâng cao tư duy tính toán cho HS, các em sẽ bắt đầu tiến tới phương pháp chia (đặt trừ gián tiếp). Các chuyên viên cho rằng những phương pháp được dạy theo một lộ trình khoa học. Chẳng hạn ở toán lớp 3, bài tập trang 36 yêu cầu HS thực hiện phép chia trong cùng một bảng cửu chương. Đến trang 40, ra dạng bài tập chia ngoài bảng cửu chương. Từ trang 40 đến 49 bắt đầu thực hiện phép chia trừ gián tiếp…
Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM, cho biết: “Phòng đều có triển khai phương pháp dạy cũng như cách cho điểm trong các phép toán. Và thực chất không yêu cầu HS phải làm duy nhất một phương pháp bất kỳ. Miễn đúng kết quả là cho điểm. Có thể, do quá trình vận dụng, GV hơi cứng nhắc theo sách giáo khoa nên xảy ra tình trạng như phụ huynh phản ánh”. Một GV ở Q.5 cũng nhìn nhận: “Thường hằng năm, phòng đều có tập huấn và hướng dẫn về vấn đề này. Do vậy, GV thường căn cứ vào sách giáo khoa để giảng dạy. Còn chấm điểm thì dựa theo hướng dẫn của phòng. Ở bài thi, nếu HS tính đúng, bất kể phương pháp nào, đều phải đạt điểm”.
Theo thanh niên
Học sinh Huế không thi học kỳ I dịp lễ Giáng sinh
Ngày 6/12, tin từ UBND tỉnh TT-Huế cho biết trong dịp lễ Giáng sinh (Noel) năm nay sẽ không cho học sinh 3 khối Tiểu học, THCS, THPT thi học kỳ để đảm bảo cho các học sinh theo đạo Công giáo và Tin lành tham gia các hoạt động của đạo.
Lễ Thiên Chúa giáng sinh (25/12 hàng năm) là một trong những ngày lễ lớn của Giáo hội Công giáo và Tin lành. Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh theo đạo Công giáo và Tin Lành trên địa bàn tỉnh tham gia sinh hoạt tôn giáo nhân dịp lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2012.
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Công văn số 5582/UBND-NCTG ngày 3/12 yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, Giám đốc các Trung tâm trực thuộc Sở và Trưởng phòng GD&ĐT TP Huế và 8 huyện, thị xã không bố trí lịch thi học kỳ I, năm học 2012 - 2013 vào dịp lễ Giáng sinh vào 2 ngày 24, 25/12 (nhằm ngày thứ Hai và thứ Ba).
Giáng sinh lạnh năm 2011 tại Huế.
Được biết vào những năm trước đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã cho học sinh không thi học kỳ vào dịp lễ Giáng sinh để các em đón Giáng sinh.
Đại Dương
Theo dân trí
Tạo động lực khi học Việc học sẽ trở nên vô cùng thú vị khi chúng ta biết cách khơi gợi, tìm ra những phương pháp riêng cho mình. Hãy thử mơ mộng một chút. Khi ngồi vào bắt đầu ngồi học bộ não của chúng ta chưa thật sự hoạt động, bạn thường khó tiếp thu ngay được các bài học. Những lúc đó hãy ngồi mơ...