Học sinh khiếm thị 3 miền thể hiện tài năng
Trong 3 ngày vừa qua (28-30/11), tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra Giao lưu văn hóa văn nghệ thể thao của HS khiếm thị 3 miền Bắc Trung Nam.
Đoàn học sinh khiếm thị vào viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây là lần thứ hai, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội đăng cai tổ chức hoạt động Giao lưu văn hóa văn nghệ thể thao dành cho HS khiếm thị ba miền với sự tham gia của gần 100 HS tiêu biểu và GV Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng; Trường PT đặc biệt TP Hồ Chí Minh và Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội.
Các em học sinh giao lưu văn nghệ.
Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), bà Phạm Thị Kim Nga cho biết các đơn vị chăm sóc, giáo dục trẻ khiếm thị ba miền cho biết tuy mô hình giáo dục có những nét khác song các trường đều hướng tới giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khiếm thị.
Chính bởi vậy, hoạt động giao lưu là cơ hội để HS khiểm thị ba miền được cùng nhau trải nghiệm, chia sẻ những kinh nghiệm trong giáo dục hòa nhập, là sân chơi bổ ích giúp cô trò các trường dạy trẻ khuyết tật hiểu, đồng cảm và hợp tác gắn bó thân thiết với nhau hơn.
Đặc biệt ở chương trình giao lưu bóng đá, nhìn những cầu thủ khiếm thị đá bóng người ta mới hiểu nội lực của con người thật mạnh mẽ, các em không chỉ dùng đến đôi chân mà còn lắng nghe tiếng chuông trong bóng lăn, rồi từ đó bằng giác quan của mình nhanh chóng định hướng điểm rơi của bóng để đi bóng và sút bóng rất chính xác.
Video đang HOT
Học sinh khiếm thị chuẩn bị giao hữu bóng đá.
Trên sân bóng, số người, những thủ tục đều như những trận bóng bình thường, sự khác biệt chính là trong quả bóng có gắn chuông, chính những chiếc chuông sẽ dẫn dắt các em đi bóng. Một cầu thủ hồn nhiên chia sẻ: Chúng em không chỉ đá bóng bằng chân như những người bình thường mà còn đá bóng bằng tai bởi khi lắng nghe được những tiếng chuông (quả bóng gắn chuông) thì các em định hướng theo đó để chạy theo rồi đi bóng và sút bóng.
Đoàn học sinh chụp ảnh lưu niệm tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu.
Tuy nhiên, mỗi khi tham gia trận đấu ai cũng vui. Theo bà Phạm Thị Kim Nga, cuộc giao lưu này đã mang đến cho các em học sinh khiếm thị nhiều trải nghiệm thú vị, thân ái. Với những người làm giáo dục cũng có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hòa nhập.
Xem học sinh khiếm thị múa hát, đá bóng, vui chơi, chứng kiến các em học tập càng cảm mến và nhận thấy sự nỗ lực phi thường của những học sinh khuyết tật. Những cuộc giao lưu này đã tiếp thêm động lực cho các em vững bước trên hành trình tìm ánh sáng của tri thức và giá trị bản thân.
Cô giáo của những học sinh "không chịu lớn", học cách mặc quần áo mất cả học kỳ
"Thành công lớn khi dạy dỗ một học sinh khiếm thị đa tật đôi khi chỉ là kỹ năng mặc được chiếc áo, chiếc quần hoặc ăn được một chút bánh ngọt chứ không phải đợi đến lúc đọc được, viết được như bao đứa trẻ khác", đó là lời tâm sự của cô giáo Hoàng Thị Lương, giáo viên trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q10, TP.HCM).
Cô Hoàng Thị Lương và học sinh
Lời tâm sự trên đã phần nào cho chúng ta biết được những vất vả của nghề mà cô Lương cũng như các thầy cô giáo dạy ở các trường chuyên biệt đang trải qua. Khó khăn là vậy nhưng 15 năm qua cô Lương chưa bao giờ chùn bước, như lời cô từng nói: "Mình không có nhiều của cải vật chất để đi làm từ thiện bên ngoài thì mình nỗ lực hết mình trong ngành nghề này, để giúp đỡ các em, bù đắp những điều kém may mắn mà các em đang phải chịu".
Học mặc áo quần mất cả học kỳ
Lớp của cô Lương đang dạy là lớp dự bị kỹ năng, công việc là trực tiếp hỗ trợ học sinh khiếm thị, học sinh can thiệp sớm, học sinh mẫu giáo và dạy học sinh mù đa tật.
Để dạy dỗ, cô Lương phải có một quá trình làm quen, sau đó nắm bắt nhu cầu của từng em, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. "Thời gian đầu mình phải kiên trì làm quen với các em, tạo lập niềm tin với trẻ. Mình phải làm sao để các em coi mình như mẹ thì lúc đó các em mới nghe lời. Mỗi em phải có một mục tiêu giáo dục khác nhau, tùy theo từng em mà xây dựng kế hoạch phù hợp. Trong một năm học sẽ có nhiều đợt đánh giá về sự tiến bộ của các em. Đánh giá đầu năm, giữa học kỳ, cuối học kỳ. Sau khi đánh giá thì điều chỉnh mục tiêu phù hợp", cô Lương cho biết.
Cô giáo Hoàng Thị Lương đang hướng dẫn cho học sinh tại lớp dự bị kỹ năng.
Cô Lương cho biết thêm: Để dạy được các em thì phải chia nhỏ các bài học, bám vào mục tiêu và khả năng vận động của từng em. "Nhiều em mặc áo quần có thể mất cả tiếng đồng hồ và để học được bài học đó có khi mất cả một học kỳ. Đầu tiên mình phải hướng dẫn cho các em phân biệt áo, quần, mặt trong, mặt ngoài, tay phải, tay trái, mặt trước, mặt sau của quần. Có những em dù đã 4 tuổi vẫn chưa biết ăn, chỉ uống sữa, em không chịu đưa thức ăn vào miệng nhưng đến hiện tại thì em đã ăn được một chút bánh ngọt. Hoặc nhiều em muốn đi vệ sinh thì vỗ tay nhẹ vào đùi nhưng có em tay yếu không vỗ được thì mình đưa biểu tượng ra để hỏi, nếu em đồng ý thì sẽ gật đầu. Mỗi lần nhìn thấy các con tự hoàn thiện một việc làm nào đó là mình vỡ òa hạnh phúc", cô Lương chia sẻ.
Không chỉ khó trong việc dạy dỗ mà thỉnh thoảng lại có em không làm chủ được hành động của mình nên cào, nhéo, đánh vào cô giáo. Điều này với cô Lương là chuyện bình thường. "Ở lớp mỗi ngày đều có bé ngoan, bé không ngoan nên bù qua sớt lại. Có em nhéo cô nhưng có em lại ôm cô, hôn cô", cô Lương bộc bạch.
Ngày 20/11 "ngược"
Ở các lớp bình thường, 20/11 là dịp các thế hệ học sinh tri ân thầy cô bằng những bó hoa tươi thắm thì ở lớp cô Lương, cô lại là người mang hoa đến lớp hoặc làm hoa giấy để các em dán vào và hướng dẫn cho các em biết 20/11 là ngày gì.
"Có một điều khá ngược đời là cứ dịp 20/11 là các thầy cô tự làm các cành để học sinh làm hoa và gắn lên. Với những bé đa tật thì các cô làm sẵn bông hoa và hướng dẫn các em dán vào cành. Để mỗi bông hoa dán đúng vào cành cũng là một quá trình hướng dẫn kiên trì. Qua việc dán hoa này bé có thể áp dụng ra ngoài thực tế như gài quai dép cho mình", cô Lương cho hay.
Cô Lương cho biết cần một thời gian dài để làm quen và tạo lập niềm tin thì các học sinh mới chịu nghe lời cô giáo.
Chia sẻ về kỷ niệm 20/11 đáng nhớ nhất, cô Lương kể lại: "Có một năm hướng dẫn các em làm hoa hồng bằng giấy để cắm vào bình thì bỗng có một em ôm bình hoa đến tặng ngược lại cho cô và nói "khỏe và vẻ". Dù em phát âm ngọng nghịu, câu chưa tròn vành rõ nghĩa nhưng tôi hiểu được em muốn nói đến mạnh khỏe và vui vẻ. Có lẽ đó là món quà quý giá nhất mà tôi không bao giờ quên. Những lúc buồn, lúc khó khăn tôi lại nhớ đến cử chỉ đó, ánh mắt thơ ngây đó mà tiếp tục phấn đấu".
Chị Nguyễn Thị Nâu, phụ huynh học sinh Nhật Huy nhận xét: "Cô Lương dạy rất nhiệt tình và hướng dẫn tận tình một số kỹ năng cho phụ huynh về nhà dạy thêm cho con. Tôi thấy thầy cô giáo nào dạy ở trường cũng rất cực, vì mấy bé không chỉ khiếm thị bình thường mà còn thêm các tật về chân, tay, bại não, mỗi bé mỗi bệnh khác nhau. Tôi ở nhà dạy một đứa mà còn mệt huống gì cô dạy một lớp mười mấy em. Không phải cô giáo than mà tự tôi cảm nhận và thấy được công việc của cô cực như thế nào".
Cô Hoàng Thị Lương từng nhận Bằng khen của UBND Thành phố vì "Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm học liên tục" vào các năm 2012, 2016, 2017; Bằng khen của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM năm 2018 "Đã thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017-2018; Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2020.
Chương trình, SGk lớp 1: Chủ động chọn ngữ liệu dạy học SGK Tiếng Việt 1 được thiết kế mở, trao quyền chủ động, linh hoạt cho GV. Do vậy, việc điều chỉnh ngữ liệu được đa số GV áp dụng để phù hợp khả năng tiếp nhận của mỗi HS và điều kiện thực tế từng trường. Cô Dương Thu Hằng và HS lớp 1A Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng -...