Học sinh hứng khởi thăm di tích lịch sử và văn hóa trong hoạt động trải nghiệm
Sau gần một học kỳ triển khai Chương trình GDPT mới, các trường tiểu học trên địa bàn TP Cần Thơ đã chủ động bắt nhịp chương trình, đa dạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
HS Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tham gia hoạt động trải nghiệm An toàn giao thông tại sân trường.
Linh động
Hoạt động trải nghiệm với lớp 1 trong Chương trình GDPT 2018 được ngành Giáo dục TP Cần Thơ quy định 3 mạch nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân, xã hội và tự nhiên. Với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 sẽ có 4 mạch nội dung, gồm hoạt động hướng đến bản thân, xã hội, tự nhiên và hướng nghiệp.
Trao đổi về công tác triển khai hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học, ông Lê Thanh Long, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) cho biết: Từ đầu năm học 2020 – 2021, Sở đã có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện chương trình trên.
Theo đó, các trường tổ chức theo Chương trình GDPT mới với 3 tiết/tuần, được thực hiện thông qua 4 loại hình hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); sinh hoạt chủ nhiệm (nhóm lớn, quy mô lớp học); hoạt động giáo dục theo chủ đề (quy mô lớp học, nhóm lớp học) và hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đặc biệt là trường tiểu học chủ động xây dựng kế hoạch triển khai theo lộ trình. Tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm trong và ngoài lớp học, trên cơ sở bảo đảm các điều kiện đáp ứng nội dung, thời lượng.
Bên cạnh đó, ngành cũng khuyến khích tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện, nhưng cần có mục tiêu giáo dục và an toàn cho HS; khuyến khích phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ HS tham gia tổ chức, quản lý cùng GV chủ nhiệm lớp và nhà trường.
Theo thầy Lê Kinh Đô – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), nhà trường thực hiện 3 tiết trải nghiệm/tuần, gồm sinh hoạt dưới cờ, hoạt động và sinh hoạt tập thể. Ngoài ra, trong các môn học khác, HS còn được trải nghiệm khám phá để hình thành và vận dụng kiến thức: Trong môn Toán, các em sẽ thực hành nhận biết vị trí, định hướng, ước lượng tính toán…
Ở môn Tiếng Việt, các em được học chủ đề gần gũi như: Bé và bà, đi chợ, kỳ nghỉ, thể thao, đồ chơi… giúp HS khai thác kinh nghiệm, ngôn ngữ vốn sống, qua đó phát triển phẩm chất căn bản và năng lực cần thiết cho bản thân.
Video đang HOT
Chú trọng giáo dục kỹ năng
Cuối học kỳ I cũng là lúc các trường tiểu học tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho HS. Ảnh: TG
Trong Chương trình GDPT mới, hoạt động trải nghiệm đã có hướng dẫn, quy định cụ thể. Căn cứ theo bài học, tiết học trong thời khoá biểu, GV linh động tổ chức giảng dạy phù hợp tình hình thực tế, điều kiện của trường, lớp. Theo chia sẻ của các trường, hoạt động trải nghiệm ngoài trường học được xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, trong đó có sự phối hợp của cha mẹ HS với nhà trường.
Theo thầy Lê Kinh Đô, sau khi HS có vốn kiến thức và kỹ năng nhất định ở học kỳ I, đến học kỳ II, nhà trường sẽ chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm, chú trọng trang bị kỹ năng tự phục vụ, giao tiếp, làm việc nhóm, nhận biết và giải quyết vấn đề qua các hình thức tổ chức như khám phá, tương tác, cống hiến và nghiên cứu. Đồng thời, để tổ chức các hoạt động trải nghiệm hiệu quả, nhà trường đã phân phối thời gian và thiết kế các hoạt động phù hợp với sở thích, lứa tuổi của HS, phối hợp hỗ trợ của quản lý nhà trường, đội, cha mẹ HS, tổ chức, cá nhân, xã hội.
Từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) cũng tăng cường chỉ đạo các trường tập trung củng cố kiến thức cơ bản cho HS ở học kỳ I. Sau khi kết thúc đánh giá sơ kết, trường sẽ đẩy mạnh các hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm đáp ứng phát triển năng lực của HS, phù hợp với điều kiện nhà trường trên tinh thần tự nguyện tham gia của các em… Chương trình GDPT mới cũng quy định nội dung của hoạt động trải nghiệm tích hợp giáo dục địa phương gồm những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp…
Theo bà Lê Thị Hường, Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), Phòng đã chỉ đạo và hướng dẫn các trường tiểu học trên địa bàn tổ các hoạt động trải nghiệm. Hoạt động phải gắn liền với giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương, di tích lịch sử và văn hoá trên địa bàn. “Vừa qua, các trường đã tổ chức một số hoạt động cho HS như thăm mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Đình Bình Thủy, Nhà cổ Bình Thủy, Khu di tích Vườn Mận, qua đó giúp HS phát huy năng lực, đồng thời tạo điều kiện cho các em có cơ hội được gặp gỡ giao lưu, phát triển kỹ năng”, bà Hường cho biết.
Tránh tình trạng các trường tổ chức hoạt động trải nghiệm theo kiểu phong trào, đối phó, Sở chỉ đạo Phòng GD&ĐT hướng dẫn trường tiểu học xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể. Đưa nội dung giáo dục trải nghiệm vào thời khoá biểu hợp lý, trên cơ sở vừa bảo đảm chương trình giáo dục chính khóa, nhu cầu giáo dục phát triển năng lực cá nhân HS. Đồng thời, phải giám sát, kiểm tra, hỗ trợ từng trường thực hiện hiệu quả, giúp HS “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ông Lê Thanh Long
Đề xuất giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em qua hoạt động trải nghiệm
Theo Đào Khánh Chi, đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tế những năm gần đây học sinh tiểu học bị xâm hại rất nhiều nên quyết tâm bắt tay vào nghiên cứu.
Với tính thực tiễn trong việc chỉ ra hạn chế và giải pháp giúp học sinh tiểu học phòng, chống xâm hại tình dục, đề tài của hai sinh viên năm cuối ngành giáo dục Tiểu học, trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ vừa đạt giải Nhất cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ GD&ĐT và giải khuyến khích Euréka 2020.
một buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp về phòng chống xâm hại cho học sinh của nhóm Linh, Chi. Ảnh NVCC
Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở học sinh còn thấp
Trao đối với Tiền Phong, Đào Khánh Chi, sinh viên năm cuối ngành Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ cho biết, tham gia nghiên cứu cùng còn có bạn cùng lớp Nguyễn Thị Khánh Linh.
Đề tài được thực hiện trên 262 học sinh lớp 4 và 30 giáo viên của 3 trường tiểu học: Tuy Lộc, Thị trấn Sông Thao và Sơn Tình, Huyện Cẩm Khê, Phú Thọ trong vòng 1 năm. Theo Đào Khánh Chi, đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tế những năm gần đây học sinh tiểu học bị xâm hại rất nhiều nên quyết tâm bắt tay vào nghiên cứu.
Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, phản ánh đúng những gì mà học sinh cùng giáo viên đang ý thức và suy nghĩ về vấn nạn trên, hai nữ sinh viên đã phối hợp các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, quan sát, điều tra, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê toán học... nhằm làm rõ thực trạng phòng chống xâm hại (Phòng chống xâm hại tình dục; phòng chống bắt cóc, phòng chống tự xâm hại) cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
"Lần khảo sát đầu tiên kết quả đạt được không như mong muốn do học sinh vẫn còn e ngại. Thông qua tuyên truyền đồng thời cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm bằng thực tế qua các tình huống cụ thể, các em đã cởi mở, sẵn sàng chia sẻ nên khảo sát lần 2 đã thu được kết quả khả quan", Khánh Chi nói.
Kết quả nghiên cứu cho thấy; có 38,9% học sinh tự đánh giá bản thân có thái độ tích cực, chủ động; 55,7% tỏ thái độ bình thường và 5,4% tỏ thái độ thờ ơ, bàng quan đối với công tác giáo dục phòng, chống xâm hại.
Tuy nhiên, kết quả này có sự chênh lệch khá lớn đối với đánh giá của giáo viên về thái độ học sinh trong các hoạt động trải nghiệm có 76,7% giáo viên đánh giá học sinh có thái độ không cần, thờ ơ, bàng quan đối với việc rèn luyện giáo dục phòng chống xâm hại; 20% giáo viên đánh giá thái độ học sinh ở mức bình thường; chỉ 3,3% giáo viên cho rằng học sinh đã có thái độ tích cực, chủ động trong việc phòng chống xâm hại.
Mặt khác, kết quả khảo sát của Linh và Chi cũng cho thấy, trong 3 kỹ năng giúp học sinh bảo vệ bản thân (phòng chống bắt cóc, phòng chống tai nạn thương tích và phòng chống xâm hại) thì kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở học sinh là thấp nhất.
Nghiên cứu của Khánh Linh và Khánh Chi cũng chỉ ra lý do dẫn đến kết quả phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ chưa cao theo nhiều giáo viên là do học sinh còn nhút nhát, chưa tích cực, chủ động tham gia các hoạt động (chiếm tỉ lệ 43,3%); do thời gian các môn học chính khóa chiếm phần lớn nên thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm còn hạn chế (chiếm tỉ lệ 26,7%).
Mặt khác, lý do không kém phần quan trọng là chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nên một số phụ huynh không muốn con tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp vì sợ không đảm bảo được chương trình học chính khóa (chiếm tỉ lệ 16,7% và 13,3%).
Để học sinh biết tự bảo vệ mình
Theo Đào Khánh Chi, sở dĩ kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở học sinh tiểu học có điểm trung bình thấp nhất cũng dễ giải thích bởi trong suy nghĩ của đại đa số học sinh, các bậc phụ huynh và của 1 bộ phận nhỏ giáo viên vẫn cho rằng lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, nguy cơ bị xâm hại tình dục là chưa nhiều nên công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho các em chưa thực sự cấp bách, vì vậy, đôi khi còn chưa chú trọng phòng chống.
Khi đưa ra các tình huống học sinh bị xâm hại, đã có 63,1% học sinh lớp 4 đã trả lời "Em không nói vì em sợ bị đánh", 9% học sinh trả lời "Em không nói vì bố em nóng tính lắm".
Thực tế đã có trường hợp học sinh tiểu học bị xâm hại nhiều lần nhưng do sợ mà các em không dám nói với người lớn. Chính vì thế, lợi dụng tâm lí này mà những kẻ xâm hại thường dọa nạt khiến các em sợ hãi.
Khi Linh và Chi trò chuyện với giáo viên ở một số trường tiểu học như: Trường Tiểu học Sơn Tình, Trường Tiểu học Tuy Lộc, Trường Tiểu học Thanh Nga (Phú Thọ),... về thực tế giảng dạy kĩ năng ứng phó với hành vi xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học, nhiều giáo viên còn thấy e ngại, họ cho rằng học sinh tiểu học còn quá nhỏ để nói về những vấn đề nhạy cảm, tế nhị đó.
"Vì vậy, một điều quan trọng và cơ bản là phụ huynh học sinh và giáo viên cần dạy các em cách nhận biết đâu là những hành vi xâm hại tình dục, những thủ đoạn mà kẻ xâm hại tình dục thường hay sử dụng, cách ứng phó trong những tình huống bị xâm hại bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, minh họa bằng hình ảnh trực quan giúp học sinh tiểu học dễ dàng tiếp thu", Khánh Chi cho hay.
Từ những kết quả nghiên cứu, Khánh Linh và Khánh Chi cho rằng bên cạnh những giải pháp đang thực hiện, cần áp dụng giải pháp chống xâm hại cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm.
Đó là giúp học sinh vận dụng tri thức, vốn kinh nghiệm để nhận diện, ứng phó những nguy hiểm từ những tác động bên ngoài nhằm tránh gây tổn thương nhất định, đảm bảo về mặt tâm lý và tinh thần được an toàn, khỏe mạnh và phát triển đầy đủ.
Cụ thể, nhà trường và giáo viên cần thiết kế và tổ chức các trò chơi phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm như trò chơi múa rối, trò chơi dân gian, trò chơi vận động... với các chủ đề phòng chống những hành động tự xâm hại; phòng chống xâm hại tình dục; phòng chống bắt cóc.
Nhà trường cần thiết kế và tổ chức các hội thi phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm: các hội thi vẽ tranh, sáng tác truyện; sáng tác thơ. Thiết kế và tổ chức môi trường khuyến khích học sinh tiểu học tương tác và trải nghiệm...
Khánh Chi và Khánh Linh cũng đã áp dụng giải pháp trải nghiệm tại một số trường tiểu học của Phú Thọ thông qua múa rối nước hay xuất bản sách. Những hoạt động này được học sinh, phụ huynh đón nhận và đánh giá cao.
Học qua trải nghiệm Học sinh ghi chép từ thực tế, quay video, clip, chụp ảnh... về viết bài thu hoạch, báo cáo sản phẩm sau buổi học. Các thầy cô sẽ giám sát chặt chẽ, nhận xét, đánh giá từng sản phẩm và cho điểm cụ thể từng em. Thầy Phan Đức Hạnh hướng dẫn học sinh tham quan mô hình trồng rau thủy canh và...