Học sinh được học vượt lớp phải đáp ứng điều kiện, quy định cụ thể ra sao?
Học sinh được học vượt lớp được quy định tại Luật Giáo dục và được cụ thể hóa trong Điều lệ trường học.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định học sinh có phẩm chất và năng lực vượt trội được vượt lớp ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Tuy nhiên, qua nhiều trường hợp học vượt lớp thành công bước đầu đã chứng minh quy định cho học sinh được học vượt lớp thể hiện tính đúng đắn, tầm nhìn xa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học vượt lớp cũng được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Ảnh minh họa em Lữ Hoài Thương trên dongthap.edu.vn
Học sinh Đồng Tháp học vượt 2 lớp, thành tích vượt trội
Câu chuyện học sinh Lữ Hoài Thương, đang học lớp 5/3 trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm học vượt 2 lớp từ lớp 1 lên thẳng lớp 3 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được mọi người đặc biệt quan tâm.
Năm nay em học lớp 5/3, học vượt 2 lớp nhưng với những thành tích đã đạt được trong lớp 4, 5 nhưng đã chứng minh tính đúng đắn khi phụ huynh mạnh dạn đăng ký cho em học vượt 2 lớp và được nhà trường, cấp trên chấp thuận.
Em học vượt 2 lớp nhưng thành tích của em vô cùng đáng nể, các bạn dù lớn hơn em 2 tuổi cũng phải nể phục.
Dưới đây là thống kê một số thành tích ở lớp 4, 5 của em Thương khi học vượt 2 lớp.
Ảnh minh họa trên dongthap.edu.vn
Ở năm học lớp 4, em đã đạt các thành tích đáng kể sau: Giải Vàng Toán VioEdu Cấp Tỉnh lớp 4; Giải Vàng Toán Quốc Tế FMO Lớp 4; Giải Bạc Toán Quốc Tế PANGEA lớp 4; Giải Đồng Toán Quốc Tế IMOCSEA lớp 4; Giải Đồng Cuộc thi Toán Quốc Tế SASMO lớp 4; Giải Nhất Cuộc thi Violympic Toán Tiếng Anh cấp thành phố; Giải Nhất Cuộc thi Violympic Toán Tiếng Việt cấp thành phố.
Từ đầu năm học 2022 – 2023 đến tháng 11 năm 2022, ở lớp 5, em gặt hái nhiều thành công trong học tập như: Giải Vàng Toán Quốc Tế IMC Lớp 5-6; Giải Bạc Toán quốc tế ASMO lớp 5; Giải Bạc Toán Quốc Tế SEAMO lớp 5; Giải Nhì Chung kết Cuộc thi Toán Hoa Kỳ Mathnasium lớp 5 khu vực phía Nam; Giải cá nhân Ấn tượng tốt trong cuộc thi “Hùng biện Tiếng Anh” lớp 5 do thành phố Cao Lãnh tổ chức.
Ảnh minh họa trên dongthap.edu.vn
Video đang HOT
Đặc biệt, em tham gia chương trình Nhanh như chớp nhí và hoàn thành xuất sắc 10 câu hỏi mà Ban Tổ chức chương trình đưa ra. [1]
Với thành tích hiện tại đã cho thấy tính đúng đắn của việc học vượt lớp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mạnh dạn ban hành quy định rất đúng đắn về việc cho học sinh được học vượt.
Được biết gia đình học sinh Hoài Thương rất biết ơn quê hương Đồng Tháp đã nhìn thấy con, quyết định cho con học vượt lớp và chắc cũng biết ơn cấp trên đã ban hành quy định đúng về học vượt lớp.
Nếu không có quy định đúng của Bộ Giáo dục và Đào tạo em Thương và một số học sinh có năng lực vượt trội không được học vượt lớp, chính sách bồi dưỡng nhân tài sẽ khó đạt kết quả cao.
Hy vọng em Thương sẽ sớm tận dụng trí thông minh, năng lực vượt trội để tiếp tục phát huy, nếu tiếp tục thể hiện năng lực vượt trội của mình, có thể em cũng sẽ được vượt 1, 2 lớp khi học ở trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Và hy vọng, trong thời gian tới em sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học hoặc tiến sĩ ở độ tuổi nhỏ nhất ở nước ta.
Quy định việc học vượt lớp hiện nay theo Luật Giáo dục
Căn cứ Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo Luật Giáo dục 2019, học sinh được học vượt lớp theo quy định ở trên nhưng học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Quy định học vượt lớp theo quy định của Điều lệ trường học
Theo Thông tư số: 28/2020/TT-BGDĐT, Điều lệ trường tiểu học quy định trường hợp học vượt lớp như sau: học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Bên cạnh đó, tại Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Theo đó, tại Điều lệ trường học cũng ban hành cụ thể gồm các bước để học sinh được học vượt lớp như sau:
Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường;
Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học;
Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định (đối với học sinh tiểu học do Trưởng phòng giáo dục quyết định).
Như vậy, học sinh được học vượt lớp được quy định tại Luật Giáo dục và được cụ thể hóa trong Điều lệ trường học.
Người viết cho rằng, quy định học vượt là quy định đúng đắn, cần phát huy và nhân rộng trong thời gian tới, phát huy năng lực vượt trội, tiêu biểu của các em, bồi dưỡng và phát triển nhân tài.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://dongthap.edu.vn/tin-tuc2/tu-hao-la-hoc-sinh-tieu-hoc-dat-sen-hong.html
[2] Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường Tiểu học
[3] Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường Tiểu học
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Học sinh lớp 4, 5 chỉ học tiếng Anh từ 1- 2 tiết/tuần, vì sao?
Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới tại khối lớp 1, 2, 3, nhưng do thiếu giáo viên nên nhiều trường tiểu học phải giảm số tiết của môn học tiếng Anh đối với khối lớp 4, lớp 5.
Theo đó, môn tiếng Anh từ 4 tiết/tuần giảm xuống chỉ còn 1 - 2 tiết/tuần, khiến học sinh và phụ huynh lo lắng.
Học sinh hụt hẫng, giáo viên trăn trở
ể học giỏi tiếng Anh, việc được học và thực hành môn ngoại ngữ này ngay từ bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng. Ở lớp 3, hầu hết các trường trên địa bàn TP.Quảng Ngãi đều học môn tiếng Anh 4 tiết/tuần nên nhiều học sinh rất thích thú. Tuy nhiên, khối lớp 4, lớp 5, học sinh chỉ còn học 1 - 2 tiết/tuần với môn học này. Việc giảm thời lượng dạy và học môn tiếng Anh khiến học sinh tiếc nuối, giáo viên trăn trở.
Chị Phan Hoàng Trang có con học lớp 5 của Trường Tiểu học Trần Phú cho biết, khi cô giáo chủ nhiệm thông báo thời khóa biểu mới, môn tiếng Anh chỉ còn 1 tiết/tuần, không kiểm tra, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ khiến con chị rất buồn. "Cháu rất thích học tiếng Anh, bởi phương pháp dạy mới nên tiết học rất hấp dẫn, sinh động, vui vẻ. Nay trường giảm chỉ còn 1 tiết/tuần khiến cháu rất buồn, không còn động lực để học. Việc giảm thời lượng học môn tiếng Anh, không kiểm tra, đánh giá môn học này tôi thấy không hợp lý", chị Trang bày tỏ.
Các trường đồng loạt giảm thời lượng môn tiếng Anh với lớp 4, 5 vì thiếu giáo viên.
Cũng như con chị Trang, em Nguyễn Thành Nhân, học sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi) bày tỏ, ở lớp 3, lớp 4, ngày nào cũng được học môn tiếng Anh. Với cách dạy mới của cô giáo, chúng em rất thích học và phát triển kỹ năng nghe và nói tốt hơn. Năm học này, tiếng Anh chỉ còn 2 tiết/tuần em thấy rất buồn".
Là giáo viên tiếng Anh, cô Mạc Thảo Chi, giáo viên Trường Tiểu học Nghĩa Lộ cũng trăn trở trước thực tế này. Theo cô Chi, với Chương trình Giáo dục phổ thông mới, sách tiếng Anh có sự kế thừa kiến thức từ lớp 3 lên lớp 4, lớp 4 lên lớp 5 và lớp 5 lên lớp 6. "Với môn tiếng Anh, dạy 1 - 2 tiết/tuần là không đủ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức để đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông mới của lớp 6. Chúng tôi rất trăn trở về điều này", cô Chi chia sẻ.
Nguyên nhân là do thiếu giáo viên
Theo chương trình giáo dục hiện nay, tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Ở lớp 1, 2, học sinh sẽ học làm quen. Năm học này, với lớp 3, tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc, thời lượng là 4 tiết/tuần. Lớp 4, 5 vẫn đang áp dụng Chương trình Giáo dục hiện hành, môn tiếng Anh là môn tự chọn. Các trường có thể dạy 1 - 4 tiết/tuần, tùy vào điều kiện của các trường.
Việc giảm số tiết tiếng Anh với học sinh lớp 4, lớp 5 là bất cập.
Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú Nguyễn Thị Phương Thảo, hiện trường thiếu giáo viên nên phải giảm số tiết tiếng Anh của lớp 4, 5, giáo viên tăng cường cho khối lớp 1, 2, 3 để đảm bảo số tiết theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Trường rất mong được bổ sung đủ biên chế để đảm bảo chất lượng dạy học cho môn học này với học sinh lớp 4, 5.
Nhiều năm qua, Trường Tiểu học Nghĩa Lộ đã triển khai dạy 4 tiết/tuần với môn tiếng Anh cho học sinh khối 4, 5 khiến học sinh rất thích thú, phụ huynh ủng hộ. Năm học này, trường đang hợp đồng thêm 8 giáo viên nhưng vẫn thiếu giáo viên nên buộc phải giảm tiết môn tiếng Anh với 2 khối lớp này.
"Trường rất muốn dạy môn tiếng Anh 4 tiết/tuần, kiểm tra, đánh giá cho học sinh lớp 4, 5, vì lớp 4 đang kế thừa chương trình mới của lớp 3, lớp 5 sẽ tiếp cận chương trình mới của lớp 6 nhưng không thể triển khai vì thiếu giáo viên. Trường đã nhiều lần kiến nghị bổ sung giáo viên theo nhu cầu thực tế", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Lộ Nguyễn Thị Nga cho biết.
Mục tiêu cơ bản của môn tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng. Môn tiếng Anh bậc phổ thông giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số quốc gia nói tiếng Anh.
Với ý nghĩa đó, việc giảm số tiết tiếng Anh với học sinh lớp 4, lớp 5 là bất cập. Các trường rất mong ngành giáo dục có những giải pháp hiệu quả, bổ sung đủ đội ngũ giáo viên để kết quả dạy và học đạt chất lượng như mong đợi.
Cậu bé 8 tuổi học lớp 5 Không học mẫu giáo, vào lớp 1 chỉ học 2 tuần đã được lên thẳng lớp 3. Nay chỉ mới 8 tuổi, đã học đến lớp 5 và còn sở hữu những giải thưởng Quốc tế. Đó là Lữ Hoài Thương, học sinh lớp 5/3 Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (xã Hòa An, TP Cao Lãnh, tỉnh ồng Tháp). Thương cũng là...