Học sinh dùng cơm chiều giữa sân trường: Sao phải khổ thế?
Vừa qua, mạng xã hội xuất hiện bức ảnh một học sinh vừa đứng cạnh xe máy, vừa vội vàng xúc những miếng cơm trong hộp được phụ huynh chuẩn bị sẵn từ nhà.
Bức ảnh này được chụp bởi một thầy giáo dạy THPT trên địa bàn TP.HCM.
Bức ảnh kèm theo dòng chú thích: “Ăn cơm giữa sân trường để chuẩn bị vào ca 3. Khổ cho cô bé học sinh này, đã ‘lao động’ từ 7h-17h. Bây giờ lại ăn vội vàng bữa cơm chiều giữa sân trường để đi ca 3 ở một ‘xí nghiệp’ khác.
Có nơi nào mà học sinh khổ như ở ta không nhỉ? Học từ sáng sớm đến tối khuya. Đến ăn bữa cơm cũng phải đứng ăn giữa trời?”.
Bức ảnh gây tranh cãi được cho là chụp tại TP.HCM.
Ngay khi được chia sẻ, khoảnh khắc này đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người.
Một phụ huynh trên địa bàn TP.HCM chia sẻ: “Con tôi cũng vậy. Học từ 7h sáng đến 8h tối. Đuối luôn… 9h lại phải ngồi học đến 11h tối. Lúc nào cháu cũng thiếu ngủ. Tội lắm”.
Hàng năm, ở cơ quan của các phụ huynh làm việc có phát quà tặng cho các cháu (quy ra tiền). Nếu cháu nào có thành tích đạt giải cấp quận huyện trở lên (violympic, viết chữ đẹp, âm nhạc, thể thao…) hoặc học sinh giỏi xuất sắc được mức phần thưởng loại 1. Còn nếu giấy khen tiên tiến được phần thưởng loại 2.
Giá trị quà tặng thì rất thấp nhưng mang lại cho cha mẹ bao nhiêu niềm tự hào vinh dự, cái đó không thể quy được ra tiền. Nó cũng là “động lực” để phụ huynh nhồi nhét cho con học.
Ngày trước học sinh cấp 1, 2 còn thi học sinh giỏi các cấp, bây giờ bỏ nhưng lại sinh ra cuộc thi Violympic. Mang tiếng là tự nguyện nhưng các học sinh, phụ huynh thậm chí cả giáo viên cũng mang tính thi đua rất cao bởi vì khi xét vào các trường chuyên, khi chuyển cấp được ưu tiên nếu có giải.
Khi xét thi đua giáo viên cuối năm, đó là tiêu chí quan trọng. Và cũng mang một chút tự hào, niềm kiêu hãnh cho phụ huynh…
Đấy là một trong những lý do cần phải học thêm và làm xuất hiện việc các con phải ăn cơm vội vàng giữa sân trường.
Một giáo viên khác trên địa bàn TP.HCM cũng chia sẻ: “Bài tập Toán nâng cao là nguyên nhân chính gây nên quá tải học hành ở học sinh phổ thông và cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ em phải chạy đua học thêm tối ngày.
Video đang HOT
Trong ảnh, một bé gái đứng ăn vội bữa chiều trong sân trường để kịp vào ca 3 – ca học thêm sau cả ngày học chính khoá. Vậy là cả ngày đứa trẻ không có nổi một bữa ăn chung cùng với gia đình.
Khổ thân bé. Bắt nó đi học thêm quá sức làm gì (nhất là nếu phải học giải những bài toán mẹo mực và vô nghĩa không giúp ích gì mấy cho phát triển trí tuệ). Ở nhà đọc truyện, đọc sách (kể cả sách toán)… thông minh lên nhiều”.
Chia sẻ về bức ảnh này, cô Lê Thị Loan – giảng viên Học Viện Quản lý Giáo dục – cho hay: “Hiện nay, nhiều phụ huynh có suy nghĩ: Càng cho con đi học thêm nhiều thì con sẽ càng giỏi.
Đó chính là nguyên nhân dẫn tới việc có học sinh một ngày học 4-5 ca, từ 7h sáng tới 11h đêm, không ngừng nghỉ. Và nét mặt các con lúc nào cũng thể hiện rõ sự mệt mỏi.
Tôi ám ảnh nhất là đôi mắt lờ đờ của một cô học sinh lớp 4 khi tình cờ gặp tại cửa hàng gà rán gần nhà. Lúc đó, người mẹ đang cố động viên con buổi tối sau khi học ở trung tâm về hãy học cô gia sư môn Toán tại nhà.
Mặc dù đứa bé đã nói con rất mệt và buồn ngủ nhưng người mẹ vẫn động viên bằng những lời lẽ ‘đầy mật’: ‘Cố lên con gái, học đi rồi con muốn gì mẹ cũng mua cho’. Thế rồi bạn nhỏ kia ậm ừ làm theo ý muốn của người mẹ.
Chúng ta không hiểu rằng càng nhồi nhét và đặc biệt là nhồi nhét thiếu khoa học sẽ làm cho con cái chúng ta thành những ‘chú gà công nghiệp thực thụ’.
Vì thế, phụ huynh chúng ta hãy tạo mọi điều kiện để ngoài việc học con được tham gia các môn thể thao, rèn luyện thể lực cũng như được trải nghiệm và tích lũy kỹ năng sống”.
Theo Hoàng Thanh / Infonet
Phụ huynh tố giáo viên 'đì' học sinh vì không học thêm
Theo phản ánh của chị Trần Thị Phương Trinh (42 tuổi, ngụ phường 5, TP Vĩnh Long), con gái chị bị cô giáo dạy Toán "đì" vì không chịu đi học thêm.
Cụ thể, phụ huynh này cho biết em Phùng Gia Mỹ (học sinh lớp 9/5, trường THCS Lê Quí Đôn) bị cô Nguyễn Thị Thảo - giáo viên dạy Toán của trường này - "đì".
Phụ huynh "tố" giáo viên sỉ nhục học sinh
Chị Trinh trình bày trong kỳ thi học kỳ 1, năm 2015-2016, em Gia Mỹ có dấu hiệu không muốn đi học. Ban đầu, gia đình nghĩ Gia Mỹ bị chứng rối loạn giấc ngủ (nữ sinh này thường bị chứng rối loạn giấc ngủ). Khi Gia Mỹ nghỉ học thì phụ huynh của em gọi điện thoại cho cô chủ nhiệm xin phép.
Sau vài lần thì cô chủ nhiệm điện thoại cho chồng chị Trinh kêu làm đơn xin giấy xác nhận của bác sĩ rồi làm đơn xin nghỉ học, năm sau học lại.
"Nghe cô chủ nhiệm nói như vậy tôi rất hoang mang, con gái thì nhất quyết không chịu đi học. Khi đó, tôi chưa biết giải quyết như thế nào thì cô chủ nhiệm và phó hiệu trưởng trường cùng một cán bộ của UBND phường 1 đến nhà nói: 'vận động con tôi đi học'.
Tuy nhiên, lạ là họ lại hối thúc vợ chồng tôi ký tên vào biên bản xác nhận việc con tôi nghỉ học do bệnh.
Tôi thấy không đúng, vì con gái tôi sức khỏe kém chứ đâu bệnh ngặt nghèo đến phải nghỉ học", chị Trinh trình bày và cho biết, con gái mình rất ngoan, hiền, ít nói. Việc Gia Mỹ không chịu đi học là quá bất ngờ nên xin nhà trường cho ít thời gian gia đình tìm hiểu.
Sau đó, Gia Mỹ nói với gia đình rằng, trong giờ kiểm tra môn Toán, em bị cô giáo bộ môn là Nguyễn Thị Thảo kêu đứng lên lớp và nói nữ sinh này copy bài của bạn. Lúc này, Gia Mỹ khẳng định không copy bài của ai hết.
"Mặc dù vậy cô Thảo vẫn kêu cả lớp nhìn vào con tôi và nói: "Ê, tụi bây nhìn kỹ mặt con này đi, nó copy đẳng cấp. Đề "A, B" mà nó cũng copy được, đẳng cấp thiệt. Và từ copy đẳng cấp này cô Thảo nhắc rất nhiều lần rồi mới cho con tụi ngồi xuống làm bài tiếp", chị Trinh bức xúc.
Từ vụ việc trên, các bạn học cùng lớp với Gia Mỹ liên tục chê cười, chọc ghẹo nữ sinh này khiến em không chịu đựng nỗi nên phải giả bộ ngủ để khỏi đi học.
Đặc biệt, chị Trinh còn cho rằng, con gái mình sở dĩ bị cô Thảo "đì" là do không chịu đi học thêm do giáo viên này dạy.
Trong quá trình giải quyết, nhà trường, giáo viên và phụ huynh không có tiếng nói chung dẫn đến sự việc kéo đến ngày 30/1/2016, lúc này Gia Mỹ đã nghỉ học quá 45 ngày và không đủ điều kiện lên lớp (Theo thông tư 58/2011/TT-Bộ GD&ĐT, nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học, nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại không đủ điều kiện lên lớp hoặc không được lên lớp).
"Mới qua học kỳ 1 vài ngày, tôi thấy con gái không đi học đã báo cho lãnh đạo nhà trường. Nhưng nhà trường nhiều lần trì hoãn, không giải quyết, kéo dài thời gian và cho cho rằng con gái tôi đã vi phạm thông tư của Bộ GD&ĐT.
Quá nhiều lần làm việc với nhà trường, tôi yêu cầu lập biên bản nhưng nhà trường né tránh, không lập. Trong thời gian khiếu nại, tôi cùng với chồng còn bị cô Thảo nhờ những đối tượng ngoài xã hội đe dọa, gây áp lực để không dám gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng", chị Trinh bức xúc cho biết.
Nhà trường và giáo viên lên tiếng
Cô Nguyễn Thị Tiến - hiệu trưởng trường THCS Lê Quí Đôn - cho biết: Từ tuần học đầu tiên (ngày 29/8-6/11/2015), Gia Mỹ đã nghỉ học 27 ngày. Khoảng thời gian này, cô chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường có liên hệ với phụ huynh của Gia Mỹ và được biết nữ sinh này bị chứng rối loạn giấc ngủ.
Đến khi Gia Mỹ nghỉ học được 33 ngày thì phụ huynh đến trường gặp cô Tiến trình bày sự việc.
"Lúc đó đã kiểm tra học kỳ 1 xong, chị Trinh đến gặp tôi trình bày sẽ cho Gia Mỹ nghỉ học luôn do em này đang trị bệnh rối 'loạn giấc ngủ'.
Sau đó, tôi có hướng dẫn chị Trinh hãy chữa bệnh cho Gia Mỹ nhưng phải làm đơn xin nghỉ phép và có giấy khám bệnh của bác sĩ. Do Gia Mỹ đang học năm cuối cấp nên tôi khuyên gia đình cho em tiếp tục học tiếp, nghỉ nửa chừng thì tiếc lắm.
Còn không thì làm đơn nghỉ học năm nay, năm sau vào học lại", cô Tiến trình bày và cho biết, lúc này phụ huynh của Gia Mỹ nói muốn con mình nghỉ học luôn để đi du học.
Còn cô Nguyễn Thị Thảo khẳng định mình không sỉ nhục và xúi giục học sinh chửi rủa, sỉ nhục em Gia Mỹ.
Ngược lại cô này còn "tố" phụ huynh của Gia Mỹ đã xúc phạm, chửi rủa mình thậm tệ trước mặt học sinh, giáo viên và phụ huynh.
"Những việc phụ huynh của em Gia Mỹ nói là hoàn toàn sai sự thật. Tôi không 'đì' hay chửi rủa, sỉ nhục Gia Mỹ để em ấy dẫn đến mặc cảm và phải nghỉ học.
Tôi có đăng ký dạy thêm ở trung tâm, chứ không dạy thêm ở nhà. Trong vụ việc này tôi là nạn nhân vì bị phụ huynh của em học sinh này xúc phạm, đe dọa từ trường đến nhà riêng", cô Thảo trình bày.
Cô giáo này cũng giải thích về việc phụ huynh em Gia Mỹ bị những đối tượng xã hội bên ngoài đe doạ là do trong quá trình giải quyết vụ việc, phụ huynh em Gia Mỹ nhiều lần đến trường và có lời nói xúc phạm.
"Nhiều lần xảy ra vụ việc trên, phụ huynh của các em học sinh khác biết nên bức xúc, trong đó có anh Quang và Thái nên tự ý gọi điện thoại hẹn vợ chồng chị Trinh ra quán cà phê để nói chuyện. Bản thân tôi không có nhờ vả ai giúp đỡ", cô Thảo giải thích.
Liên quan đến vụ việc này, Phòng GD& ĐT TP Vĩnh Long đã có kết luận: Phòng giáo dục rút kinh nghiệm đối với trường THCS Lê Quí Đôn trong việc xử lý công việc. Rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại, bắt buộc phải có biên bản ghi chép.
Nhà trường cần hướng dẫn phụ huynh những bước tiếp theo khi không đạt kết quả hoà giải. Đối với cô Tiến (hiệu trưởng), cần rút kinh nghiệm bản thân trong việc giải quyết và cần nghiên cứu bồi dưỡng thêm.
Qua kết quả nghiên cứu hồ sơ và phiếu thăm dò học sinh, chưa đủ cơ sở kết luận cô Thảo có hành vi sỉ nhục học sinh. Nhưng bản thân cô Thảo cần rút kinh nghiệm trong quá trình ứng xử với học sinh phải có lời nói nhẹ nhàng thân thiện, tránh học sinh hiểu lầm là sỉ nhục.
Theo Hoài Thanh / VietNamNet
Trường tiểu học công khai dạy thêm khiến phụ huynh bức xúc Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận 5 , TP.HCM) dạy thêm công khai với mức học phí 400.000 đồng/tháng. Nhiều phụ huynh học sinh ở các lớp 2 tới lớp 5, trường Tiểu học Trần Quốc Toản cho biết từ đầu năm, họ đã được giáo viên chủ nhiệm thông báo về việc đăng ký các lớp học phụ đạo trong trường,...