Học sinh diện cách ly sẽ được đánh giá cuối kỳ khi hoàn thành cách ly
Các trường hợp học sinh thuộc các đối tượng cách ly do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhà trường tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá cuối kỳ khi học sinh hoàn thành cách ly theo qui định.
Ngày 8/12, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, Sở vừa ban hành văn bản về hướng dẫn thực hiện tổ chức day hoc, kiểm tra đánh giá học sinh học kỳ 1 năm học 2020 – 2021.
Theo đó, căn cứ vào các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT TP.HCM và tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, Sở GD&ĐT TP hướng dẫn các trường thực hiện dạy và học kiểm tra đánh giá học sinh học kỳ 1 năm học 2020 – 2021.
Cụ thể, nhà trường tổ chức rà soát, khai báo y tế, triển khai các công tác phòng dịch trong hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhà trường theo qui định. Thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục của giáo viên trong học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 phù hợp với việc áp dụng các qui định về phòng chống dịch COVID – 19.
Trường học tại TP.HCM tăng cường phòng chống COVID-19. Ảnh minh họa: H.T.P
Video đang HOT
Tăng cường sử dụng hình thức dạy học qua internet để đảm bảo giáo viên, học sinh tạm dừng đến trường nhưng không gián đoạn việc dạy và học. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường rà soát điều chỉnh kế hoạch kiểm tra đánh giá cuối kỳ 1 phù hợp với tình hình dịch bệnh theo hướng dẫn của văn bản 3232/GDĐT-TrH và văn bản 3333/GDĐT-TrH.
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT TP.HCM, các trường thực hiện giãn cách khi tổ chức kiểm tra đánh giá tập trung. Thời gian từ ngày 14/12/2020 – 5/1/2021 (Khuyến khích nhà trường tổ chức tập huấn và giao quyền chủ động kiểm tra định kỳ cho giáo viên, không tổ chức kiểm tra ngày 25/12/2020).
Đối với các trường hợp học sinh thuộc các đối tượng cách ly do ảnh hưởng của dịch, nhà trường tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá cuối kỳ khi học sinh hoàn thành cách ly theo qui định. Việc đánh giá xếp loại các đối tượng học sinh này được thực hiện sau khi hoàn thành việc kiểm tra đánh giá cuối kỳ.
Còn lúng túng khi kiểm tra, đánh giá học sinh
Kể từ tháng 10-2020, Thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực, đã bổ sung một số điều về quy định đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT, tuy nhiên vẫn còn nhiều lúng túng khi áp dụng
Theo quy định này, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học sẽ có 2 điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học có 3 điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 70 tiết/năm học có 4 điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Dù được đánh giá là giảm áp lực cho cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) nhưng thực tế khi triển khai, khá nhiều trường còn lúng túng.
Một số GV ngại thay đổi
Theo quy định của Thông tư 26, trong mỗi học kỳ, mỗi môn học có 1 điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và 1 điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ, không còn điểm 1 tiết. Cũng theo quy định của thông tư, điểm trung bình môn học kỳ là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ với các hệ số quy định. So với trước đây, tổng bài kiểm tra đã giảm đi nhiều.
Có nhiều cột điểm thay đổi trong kiểm tra, đánh giá học sinh .Ảnh: TẤN THẠNH
Bên cạnh việc bỏ hình thức kiểm tra 1 tiết, điểm mới của Thông tư 26 là tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực nhằm khích lệ, động viên HS học tập và rèn luyện. Theo đó, ngoài danh hiệu HS giỏi, tiên tiến như trước đây, còn có danh hiệu HS đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện. Bên cạnh đó, điều kiện để được công nhận HS giỏi cũng mở rộng khi đưa môn ngoại ngữ vào vị trí tương xứng với môn toán, ngữ văn.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM), cho rằng việc thay đổi các cột điểm trong kiểm tra, đánh giá giúp giảm nhẹ áp lực học tập, thi cử cho HS. Thay vào đó, sự đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn kết hợp với kiểm tra, đánh giá định kỳ, đánh giá bằng nhận xét lại trao cơ hội để GV ghi nhận khách quan, đầy đủ quá trình phấn đấu của HS trong học tập lẫn rèn luyện. Đây là hình thức để khuyến khích HS tự học, tự nghiên cứu, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động phong trào của trường.
Có thể khiến HS thiệt thòi
Được mong chờ là quy định thoáng, cởi trói cho GV và cả HS khi lâu nay bị rập khuôn, máy móc trong những hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống. Nhưng khi áp dụng, nhiều trường còn lúng túng. Ngoài ra, theo lãnh đạo một số trường THPT, các trường phải xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá của trường lại từ đầu.
Theo ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình, TP HCM), thuận lợi của trường là các em có năng lực tốt, có tính chủ động trong học tập nên rất hào hứng với quy định đánh giá, xếp loại mới. Sở dĩ như vậy là vì HS được đa dạng hóa các hình thức kiểm tra. Chẳng hạn, với môn văn, các em thuyết trình, học theo dự án, thậm chí viết cảm nhận về một tác phẩm văn học...cũng sẽ được tính điểm. Hay với môn hóa học, vật lý, các em ứng dụng kiến thức tạo ra một sản phẩm như nước rửa chén... cũng được tính điểm.
Tuy nhiên, theo ông Hải, khó khăn vẫn có, đó là tình trạng nhiều GV lớn tuổi còn ngại đổi mới, vẫn áp dụng cách dạy và kiểm tra, đánh giá theo phương pháp truyền thống là kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra miệng, kiểm tra giấy...
Trong khi đó, ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4, TP HCM), cho biết theo quy định, mỗi trường tự xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá riêng. Đối với Thông tư 26, lúc đầu các trường rất mừng vì quy định mới như một đòn bẩy tạo thuận lợi cho GV sáng tạo, đổi mới. Nhiều GV mạnh dạn tiến hành dạy theo dự án mà không lo HS không theo kịp chương trình, vẫn bảo đảm quy định về các hình thức kiểm tra.
Tuy nhiên, khi áp dụng, một số điểm của quy định khiến các trường còn lúng túng. Cụ thể, theo quy định mới, HS sẽ có các cột điểm như: cột điểm thường xuyên (nhiều cột, hệ số 1), cột điểm giữa kỳ (một cột, hệ số 2) và cột điểm cuối kỳ (một cột, hệ số 3). Ở cột điểm thường xuyên và cuối kỳ thì không có vấn đề gì nhưng ở cột giữa kỳ, trước đây đa số trường đều cho kiểm tra tập trung các môn để lấy điểm, kèm với một số cột điểm giữa kỳ khác bằng các hình thức kiểm tra khác tại lớp. Vì vậy nếu HS làm bài kiểm tra tập trung không tốt, có thể lấy điểm khác trên lớp bù qua. Nhưng nay theo quy định mới, tất cả các môn, mỗi môn chỉ có một cột điểm giữa kỳ, không còn hình thức kiểm tra nào khác; đa số trường vẫn chọn hình thức cho HS thi tập trung lấy điểm giữa kỳ nhưng không còn thêm lần kiểm tra nào nữa. Chính vì vậy, sẽ thiệt thòi cho HS nếu làm bài không cẩn thận.
Đồng ý với quan điểm này, hiệu trưởng một trường THPT tại quận 3, TP HCM cho rằng việc xét tuyển vào các trường ĐH hiện nay theo hình thức học bạ khá nhiều, chính vì thế, điểm số trong quá trình học tập rất quan trọng với HS. Điều này làm dấy lên nghi ngại xảy ra tình trạng các trường ra đề kiểm tra dễ để đa số HS đều đạt điểm cao nhưng kết quả này không thực chất, còn nếu ra đề kiểm tra khó thì HS trường mình lại thiệt thòi.
Rào cản từ phụ huynh
Thầy H.M - GV một trường THPT tại quận 3, TP HCM - cho biết thầy dạy học theo dự án cách đây đã 2 năm. Tùy từng dự án sẽ để HS học tập theo hình thức trải nghiệm rồi báo cáo dự án. Tùy từng dự án sẽ dùng để lấy điểm 1 tiết hay 15 phút... "Thông tư cởi trói cho GV, nhà trường ủng hộ nhưng rào cản lớn lại chính từ phụ huynh. Khá nhiều phụ huynh không đồng ý cho con học theo phương pháp mới, phản hồi lại nhà trường. Họ muốn con ngoan ngoãn, an toàn ngồi trong lớp với những bài kiểm tra truyền thống" - thầy M. nói.
Trường chuyên, lớp chọn: Vì ngọn hay gốc? Học sinh phải luyện thi, vào trường học quá nặng nhưng nhiều phụ huynh vẫn bằng mọi giá muốn con thi đỗ trường chuyên với hy vọng săn học bổng để du học nước ngoài. Học sinh dự thi vào lớp 6, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. Học thêm mới đỗ Hà Nội hiện có 4 trường THPT chuyên và trường có...