Học sinh đi cách ly vì Covid-19: Truyền kỹ năng vượt khó
Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người, trong đó có học sinh, trẻ em phải đi cách ly tập trung.
Học sinh nghiêm túc xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm.
Tình huống này diễn ra khá nhanh và bất ngờ, trong khi chúng ta gần như chưa được trang bị những kỹ năng để ứng phó… Kỹ năng để thích nghi với việc bị cách ly là điều cần được chú trọng hình thành trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhờ đó, người lớn và trẻ biết cách vượt qua quãng thời gian này an toàn, tích cực nhất.
Nhận diện khó khăn
TS Hoàng Trung Học – Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Sự lo lắng là hoàn toàn có căn cứ khi cả người lớn và trẻ em đều chưa được chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như những kỹ năng để ứng phó với tình huống hoàn toàn mới và chưa có tiền lệ.
“Tuy nhiên, lo lắng, hoang mang hay bất an đều không phải là phản ứng tích cực trước yêu cầu phòng dịch cấp bách. Khi người lớn và trẻ em cùng nhận thức được đây là tình huống cần thiết để phục vụ công tác phòng dịch và được chuẩn bị tâm lý tốt sẽ bình tĩnh, đón nhận và thích nghi mà không bị rơi vào suy nghĩ tiêu cực; ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi cá nhân và quyết sách chung của đất nước…”, TS Hoàng Trung Học nhận định.
Theo TS Học, trước tiên chúng ta phải nhận thức được những khó khăn trẻ em có thể sẽ gặp phải khi đi cách ly tập trung. Khó khăn ở đây chủ yếu về mặt tâm lý. Các yếu tố khác như điều kiện sinh hoạt, quy định phòng bệnh được triển khai rất tốt để người bị cách ly yên tâm thực hiện các quy định.
Có 3 nguy cơ trẻ em, học sinh có thể sẽ đối mặt: Các em gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường cách ly, phải tuân theo các quy định phòng, chống dịch nghiêm ngặt. Tuổi nhỏ, hầu như chưa xa vòng tay của cha mẹ, nay phải sống trong môi trường xa lạ với nền nếp, nội quy khác biệt với khi ở nhà, trường. Người tiếp xúc cũng khác lạ, các mối quan hệ tương tác trong sinh hoạt là sự khác biệt lớn. Hầu hết trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non, tiểu học sẽ gặp khó khăn này.
Ngoài ra, các em cũng có thể đối mặt với một số biểu hiện lo âu, thậm chí phản ứng sợ hãi trước kích thích không nhìn thấy (Covid-19) nhưng có thể cảm nhận được thông qua thái độ và sự khác biệt của những người xung quanh. Với trẻ, nỗi lo hãi trở nên khó kiểm soát khi không nhìn thấy, sờ thấy, không hiểu… Nhiều trẻ sẽ khóc đòi về nhà. Có em thì thu mình, hoặc phản ứng tiêu cực bằng cách không hợp tác với mọi người xung quanh… Mặt khác, trẻ khi không được hỗ trợ tâm lý tốt có thể sẽ rơi vào trạng thái sốc tâm lý trong thời gian bị cách ly. Cú sốc này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của các em sau khi cách ly.
Video đang HOT
Học sinh tập thể dục trong khu cách ly Trường Tiểu học Xuân Phương.
Hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng cho trẻ
Theo TS Hoàng Trung Học, trước tiên người lớn cần nhìn nhận đây là tình huống bắt buộc và phải đối mặt khi dịch bệnh bùng phát. Chúng ta cần nhìn thấy những điểm tích cực, coi đây là cơ hội để trẻ em, học sinh trải nghiệm, biết cách ứng phó với những tình huống khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
TS Học khuyến cáo: Chúng ta cần hướng dẫn các con tôn trọng quy định về mặt y khoa; giúp trẻ hiểu rằng đây là yêu cầu bắt buộc của phòng, chống dịch. Quan trọng hơn, hãy làm cho trẻ hiểu, trẻ không cô đơn, không có lỗi trong hoàn cảnh này. Cha/mẹ hoặc thầy/cô luôn bên cạnh và cùng con vượt qua những khó khăn này. Cần truyền động lực và niềm tin cho trẻ trước việc dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Trẻ cũng cần được chăm sóc một cách tốt nhất về mặt dinh dưỡng, sức khỏe khi đi cách ly để có sức khỏe thể chất và tinh thần tích cực.
Thực tế, nhiều trẻ khó thích ứng với những quy định, yêu cầu nghiêm ngặt hơn khi ở nhà, trường. Lúc này, người lớn phải làm gương và nghiêm túc, dứt khoát thực hiện các quy định đề ra. Trẻ theo đó mà chấp nhận và thực hiện theo. Dạy cho trẻ năng lực tự lo cho bản thân; hướng dẫn trẻ biết tự phục vụ trong sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó cần rèn kỹ năng lắng nghe để hiểu và làm theo hướng dẫn của cô giáo phụ trách, lực lượng trong khu cách ly. Cùng với đó là kỹ năng chia sẻ để trẻ biết nói lên cảm xúc của bản thân với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Từ đó, trẻ bớt lo lắng, nhanh chóng hòa nhập môi trường lạ trong khu cách ly.
Trên cơ sở các quy định phòng dịch, trẻ cần được tham gia các hoạt động phù hợp. Mỗi ngày trẻ cần được rèn luyện thể chất, tập luyện thể thao, tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách. Thậm chí, trẻ phải được học kiến thức, kỹ năng phòng ngừa dịch bệnh phù hợp với lứa tuổi, bài bản.
Với học sinh phổ thông, cần tập trung vào kỹ năng phòng dịch, những khó khăn, rủi ro, bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống để bình tĩnh đón nhận và có ý thức vượt lên nghịch cảnh. Đây cũng là dịp tốt để giáo dục ý thức công dân và tinh thần trách nhiệm cho các em. Trước tình huống phát sinh này, các nhà tâm lý, giáo dục cần vào cuộc, xây dựng chương trình phòng ngừa, hỗ trợ tâm lý trong thời gian cách ly; xây dựng chương trình huấn luyện kỹ năng ứng phó với dịch bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt. – TS Hoàng Trung Học
Bản lĩnh trước học sinh "cá tính"
Lớp học với gần 40 học sinh là ngần đó hoàn cảnh, tính cách. Để lôi kéo trò nhút nhát vào hoạt động tập thể và ghìm cương học sinh cá tính đòi hỏi bản lĩnh, kinh nghiệm, thấu hiểu của mỗi thầy cô.
Đối với những học sinh đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên nhẫn, thấu cảm và thay đổi chính mình. Ảnh minh họa
Cảm hóa bằng nhân cách người thầy
Cùng với gia đình, trường học là nôi nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách học sinh. Ở đó, học sinh không chỉ học kiến thức, kỹ năng, mà còn được thầy cô truyền dạy về đạo đức, lối sống để trở thành con người toàn diện. Để đạt được những mục tiêu cao cả đó, nhà trường phải là nơi học sinh cảm thấy an toàn, hạnh phúc, tự tin thể hiện và phát huy năng lực cá nhân.
Trường học hạnh phúc được tạo nên bởi những thầy cô giáo tâm huyết, luôn hướng tới học trò bằng tất cả tình yêu thương và trách nhiệm cao nhất. Xây dựng trường học hạnh phúc phải luôn gắn với kỷ cương. Đặc biệt, với những trường dạy học sinh cá tính, trong độ tuổi nổi loạn, càng đòi hỏi bản lĩnh và sự linh hoạt của mỗi nhà giáo để đạt mục tiêu "dạy làm người".
Theo TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, nhiều người đang hiểu sai về nhiệm vụ, vai trò của nhà giáo. Nhiều phụ huynh, học sinh hiểu sai về quyền và nghĩa vụ của mình với nhà trường.
Để thực hiện chức năng giáo dục, nhà trường tất yếu phải có kỷ cương, nền nếp trong giáo dục học sinh. Tuy nhiên, không thể tạo lập kỷ cương bằng trách phạt hay bạo lực. Nguyên tắc căn bản của giáo dục là tôn trọng và yêu cầu cao. Khi vi phạm quy định của nhà trường, học sinh phải bị xử lý nghiêm nhưng vẫn trên tinh thần nhân văn, tôn trọng để các em hiểu được sai mà sửa đổi.
"Kỷ luật là cần thiết nhưng không phải dùng bạo lực tinh thần hay thể chất với học trò mà nên sử dụng hình thức kỷ luật tích cực, để người bị kỷ luật hiểu được cái sai, tự giác sửa đổi theo chuẩn mực chung", TS Hoàng Trung Học nhấn mạnh.
Sự phát triển tâm lý của học sinh phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của mình, HS đến trường phải cảm nhận được sự an toàn, tự do trong môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. Muốn vậy, đầu tàu phải thông, quyết liệt đổi mới để hệ thống vận hành tích cực.
Cũng theo TS Hoàng Trung Học, muốn HS hạnh phúc, GV cần phải được hạnh phúc. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thay đổi cách thức quản trị, đổi mới hình thức tương tác trong nhà trường để đem lại sự thoải mái, tiến bộ và phát huy sáng tạo cho GV. Người đứng đầu cũng cần hiểu ý nghĩa và vận dụng khoa học tâm lý - giáo dục vào trường học, biết được kiến thức tham vấn tâm lý để có thể giám sát việc thực hiện công tác này một cách hiệu quả trong nhà trường.
An toàn với HS luôn cần sự song hành cả 2 mặt về thể lý và tâm lý. An toàn thể lý thì cơ sở vật chất trường học giữ vai trò quan trọng, cần tránh tối đa tai nạn thương tích cho HS. Còn an toàn tâm lý, quan trọng nhất là mối quan hệ giữa thầy và trò. Mối quan hệ này cần được xây dựng và vận hành trên cơ sở tình yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm cao.
Tôn trọng, phát huy điểm mạnh mỗi trò
Yêu thương học trò thôi chưa đủ, thầy cô còn truyền ngọn lửa đó tới các con, giúp định hình lối sống tử tế, nhân văn. Ảnh minh họa
Một cá nhân hạnh phúc sẽ luôn sở hữu nguồn năng lượng tích cực để làm nên những điều tốt đẹp nhất. Bởi vậy, học sinh được giáo dục trong trường học hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh, tiến bộ và nhân văn.
Là nhà giáo có nhiều năm làm việc với các lứa học trò nổi tiếng "cá tính", thầy Đỗ Văn Giảng - phụ trách Văn phòng Tư vấn tâm lý, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) chia sẻ: Giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi con người là nhân tố tác động trực tiếp đến mọi mặt phát triển xã hội.
Mỗi bô phân trong trường học đêu phai nghiên cứu va co kê hoach tư thay đôi nhăm đat tơi hiêu qua thưc chât. Trong đó cần chú trọng cai thiên cac môi quan hê giưa người day va người hoc cung nhưng biên phap giao duc tinh tê, phu hơp va co tac dung thuyêt phuc giam bơt căng thăng, tao ra sư an tâm, tin tương, khich lê hưng thu va hưng phân trong cac hoat đông day, hoc va giao duc cua nha trương.
Thầy Đỗ Văn Giảng cho biết thêm: Là địa chỉ luôn chào đón những học sinh cá tính, Trương THPT Đinh Tiên Hoàng luôn tim nhiêu giai phap trong giao duc va giang day nhăm hương tơi xây dưng môt không khi lanh manh va thân thiên trong nha trương, giup hoc sinh vươt qua nhưng kho khăn va han chê trong ren luyên va hoc tâp.
"Trong giáo dục và dạy dỗ học sinh, tôn trọng và phát huy cá tính được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công của nhà trường. Chúng tôi quan niệm, không có học sinh "cá biệt" mà chỉ có học sinh "cá tính".
Mỗi em đều có thế mạnh riêng, nhiệm vụ của các thầy cô giáo và các nhà giáo dục là biết khơi gợi, khuyến khích những khác biệt phát triển đúng hướng. Với việc kiên trì thực hiện tiêu chí "kỷ cương - tình thương - trách nhiệm", nhiều lứa học sinh của nhà trường đã trở thành niềm tự hào cho gia đình và ngôi trường đã từng nâng cánh ước mơ cho họ", thầy Đỗ Văn Giảng cho biết.
Cô Hoàng Thị Thanh Hương - giáo viên chủ nhiệm lớp 12D2 và 10A5, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết: Chúng tôi bắt đầu từ việc giảm tải, cô đọng những kiến thức trọng tâm để dành thời gian cho HS thể hiện nhiều hơn, tương tác nhiều hơn với thầy cô. Việc học kiến thức đôi khi được thể hiện dưới hình thức các trò chơi, tạo hứng thú cho HS, tránh sự căng thẳng, nhàm chán, đối phó mà vẫn thu được kết quả theo yêu cầu...
Hiểu rằng thầy cô có vui vẻ, hạnh phúc, trò mới vui vẻ, có niềm tin và cảm giác an toàn, nhẹ nhàng khi vào tiết học, chúng tôi luôn tự dặn lòng phải biết buông bỏ những mối bận tâm bên ngoài, lo âu, buồn bực trước khi bước vào lớp. Điều này không phải là dễ dàng nhưng nếu thầy cô không thay đổi thì sẽ khó triển khai được các tiết học hạnh phúc... Cô HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG
Tặng sách cho học sinh trường Tiểu học Xuân Phương Những cuốn sách mang niềm vui đến cho học sinh trường Tiểu học Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Các em đang phải cách ly vì dịch Covid-19. 60 phần quà gồm sách, truyện, vở vẽ, màu sáp, một số đồ dùng thiết thực đã được gửi tặng học sinh cách ly tập trung tại Tiểu học Xuân Phương hôm 5/2. Với...