Học sinh cuối cấp học thế nào khi dịch bệnh vẫn phức tạp?
6 giờ 20 sáng, học sinh lớp 12 Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM) đã lần lượt tới trường để bắt đầu một ngày học mới trong điều kiện giãn cách, sau khi phải kết thúc chương trình sớm, chuyển sang học trực tuyến để phòng dịch bệnh.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Trưng Vương đến trường học tập trung trong điều kiện giãn cách, tách lớp để phòng dịch – NGUYỄN LOAN
Dạy ý thức phòng bệnh trước khi dạy kiến thức
Mỗi sáng, tại Trường THPT Trưng Vương, đón học sinh (HS) ở cổng trường là bác bảo vệ quen thuộc với thiết bị đo nhiệt độ. Tất cả HS vào trường đều phải đeo khẩu trang, sau khi đo nhiệt độ xong cho HS, bác bảo vệ không quên nhắc nhở “nhớ rửa tay nha mấy đứa”.
HS sau khi xếp hàng để đo nhiệt độ cũng tự động lại bàn rửa tay với dung dịch diệt khuẩn, rồi đi thẳng vào lớp, không “tụm ba tụm bảy” ở sân trường như trước đây.
“Được đi học trở lại là bọn em đã mừng lắm rồi nên bạn nào cũng nhắc nhau tự phòng bệnh cho bản thân để có thể tham gia kỳ thi sắp tới. Sáng thì bọn em tranh thủ ăn sáng ở nhà cho an toàn, sau đó đi thẳng tới trường. Trưa học xong cũng về nhà, dành thêm thời gian buổi chiều và tối để học thêm. Thời gian thi tốt nghiệp THPT đã gần tới, trong khi thời gian cách ly kéo dài lên 21 ngày nên nếu có vấn đề gì sẽ ảnh hưởng đến kỳ thi. Bọn em ý thức được điều đó nên cũng chủ động bảo vệ mình và những người xung quanh”, Lan Anh, HS lớp 12 của trường, chia sẻ.
Khối 12 của trường có 15 lớp với 622 HS, mỗi lớp hơn 40 em. Nhưng khi đi học trở lại trong dịp này, các em được chia tách lớp theo điều kiện giãn cách. Trong phòng học, mỗi em ngồi một bàn riêng, cô trò đều mang khẩu trang trong suốt buổi học.
Chia sẻ về việc tổ chức dạy học trực tiếp trong điều kiện dịch bệnh bùng phát như hiện nay, bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng trường, cho biết HS lớp 12 chủ yếu ôn tập cho kỳ thi THPT sắp tới nên khi các em đăng ký đi học trở lại trường sẽ cho các em chọn học theo ban.
Video đang HOT
“Chúng tôi luôn nhắc nhở mỗi HS phải tự bảo vệ mình, trước khi giáo dục kiến thức thì phải giáo dục ý thức trước”, bà Thủy nhấn mạnh.
Các trường thực hiện nghiêm túc việc đo nhiệt độ cho học sinh, đeo khẩu trang khi đến trường – NGUYỄN LOAN
Các trường chủ động hình thức dạy học
Trong khi đó, HS khối lớp 9 được nhiều trường cho học linh động. Với những trường số lượng HS mỗi lớp ít, có thể đảm bảo kết quả tốt thì trường duy trì hình thức ôn tập, học trực tuyến. Ngược lại, nhiều trường lại cho HS học tập trung để ôn tập 3 môn chính là toán, tiếng Anh, ngữ văn.
Tại Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1), cứ mỗi 4 buổi sáng/tuần, HS khối lớp 9 sẽ đến trường học 3 môn chính. Những môn còn lại, các em sẽ học trực tuyến để hoàn tất chương trình năm học.
“Học trong điều kiện giãn cách thì trường phải huy động hết cả giáo viên lẫn nhân viên khi tổ chức dạy để đảm bảo công tác phòng dịch. Giáo viên cũng phải chạy tiết giữa hai lớp, ví dụ vừa dạy lớp này xong lại phải sang ngay lớp bên cạnh. Trường tách mỗi lớp làm đôi để đảm bảo giãn cách nên số tiết của giáo viên cũng vì thế tăng gấp đôi. Tình hình dịch nên chúng tôi động viên nhau làm sao hỗ trợ cho HS học tốt nhất, giúp các em tự tin khi bắt đầu kỳ thi chuyển cấp vào thời gian tới”, bà Lê Thị Thanh Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, nói.
Trong khi đó, cứ đến giờ là HS Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1) lại mở máy lên học trực tuyến theo lịch. Giáo viên thì say sưa giảng bài, còn ở nhiều “đầu cầu”, HS chăm chú nghe giảng, ghi chép. Mô hình dạy và học diễn ra không khác gì mấy so với học trực tiếp.
Tham dự nhiều lớp học trực tuyến, ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng trường này, khẳng định: “Các lớp học rất nghiêm túc, hiệu quả. Sĩ số mỗi lớp chỉ dao động từ 25 – 30 em. Hơn nữa, cả giáo viên và HS đã quen với hình thức này rồi nên cũng không có gì phải lo lắng”.
Ông Khoa cho rằng tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên tạm thời vẫn cho HS toàn trường học trực tuyến, bao gồm cả khối lớp 9.
Giáo viên băn khoăn, học sinh lo lắng thi chuyển cấp
Học sinh trên cả nước, nhất là những em sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp, đang trải qua những ngày căng thẳng, lo lắng vì dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trong khi ngày thi đã cận kề. Đây là năm thứ hai liên tiếp việc học tập và ôn thi của các sĩ tử bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Học sinh học trực tuyến trong thời gian COVID-19 bùng phát. Ảnh: Thiều Trang
Học sinh cuối cấp áp lực ôn thi
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố đã liên tục thay đổi kế hoạch giảng dạy trong những tuần cuối năm học. Thêm nhiều tỉnh, thành như Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai, Đồng Nai, Hà Tĩnh đã thông báo cho học sinh tạm dừng đến trường. Đặc biệt, một số tỉnh, thành như Hà Nội, Cà Mau cũng thông báo tạm hoãn đợt "thi thử" tốt nghiệp THPT năm 2021 nhằm phòng chống dịch bệnh COVID-19, tránh tụ tập đông người.
Tiếp nhận thông tin này, rất nhiều học sinh khối 9, khối 12 bày tỏ sự lo lắng về kế hoạch thi chuyển cấp. Nhiều em cảm thấy áp lực vì thời gian không còn nhiều nhưng phải học và ôn tập theo hình thức trực tuyến - phương án duy nhất được lựa chọn trong thời điểm này.
Nguyễn Khánh Linh (học sinh lớp 9 trường THCS Ngọc Thụy, Hà Nội) đang trong giai đoạn ôn tập nước rút với hy vọng giành được "tấm vé vàng" vào trường công Hà Nội. Khánh Linh cho biết, ngay sau khi nhà trường thông báo dừng đến trường và tiến hành học trực tuyến, em đã phải nghỉ hết tất cả lớp học thêm và chỉ gặp thầy cô qua màn hình máy tính. Điều này khiến những học sinh lớp 9 như em cảm thấy khó khăn trong giai đoạn "nhạy cảm" hiện nay.
Là F2 đang thực hiện cách ly tại nhà, Nguyễn Trà My (học sinh lớp 12, trường THPT Bến Tre, Vĩnh Phúc) không giấu khỏi sự lo lắng trong thời điểm này. Trà My cho biết, với diễn biến dịch bệnh phức tạp ở địa phương em lại thêm lo lắng cho tương lai của mình" - Trà My tâm sự.
Giáo viên băn khoăn, phụ huynh lo lắng
Cho đến thời điểm này, Hà Nội và nhiều địa phương vẫn giữ nguyên mốc thời gian đăng ký dự tuyển lớp 10. Tại Hà Nội, các trường bắt đầu tổ chức thu Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của học sinh từ ngày 12.5. Học sinh học tại đâu thì đăng ký nguyện vọng dự tuyển tại đó.
Sau khi được rà soát, tổng hợp, ngày 14.5, Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 được nộp về các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của học sinh Hà Nội dự kiến vẫn sẽ được tổ chức vào ngày 10-11.6 với 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Ngoại ngữ.
Việc nghỉ học phòng chống dịch COVID-19 trong thời điểm này cũng khiến kế hoạch ôn thi cho học sinh cuối cấp mà các giáo viên đã chuẩn bị trước đó bị thay đổi. Chia sẻ về điều này, cô Mai Thị Ánh Nguyệt (Giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) cho biết, nghỉ dịch bất ngờ khiến toàn thể học sinh và giáo viên các trường Hà Nội gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là một số trường chưa tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II.
Ngoài ra, đây cũng được xem là giai đoạn nước rút cho cả cô và trò trong việc ôn thi, chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp. Hiện giáo viên đang phải tất bật xây dựng lại kế hoạch ôn tập cho học sinh theo hình thức trực tuyến, để phù hợp với tình hình mới.
"Việc học online có nhược điểm là khó giám sát quá trình học cũng như kiểm tra, chấm chữa bài làm của học sinh. Vì vậy, hiệu quả ôn tập không thể như dạy học trực tiếp trên lớp" - cô Ánh Nguyệt chia sẻ.
Bình tĩnh, chủ động bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất
TS Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tâm sự, rất thương và chia sẻ với lứa học trò bước vào giai đoạn thi chuyển cấp trong năm ngoái, đặc biệt là năm nay. Các em đã trải qua một năm học quá nhiều khó khăn bởi những tác động khắc nghiệt của dịch COVID-19. Nhưng không có cách nào khác ngoài việc học sinh hãy tiếp tục cố gắng để đi tới đích, để những ngày tháng này trôi đi và trở thành câu chuyện sau này kể cho những thế hệ sau về một năm học khó khăn, nhưng các em đã chiến thắng bản thân mình và chiến thắng dịch bệnh.
Đồng cảm và thấu hiểu với phụ huynh và học trò, cô Trần Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã gửi thư động viên, khích lệ tinh thần đến cha mẹ học sinh.
Cô Thanh Thảo cho biết, dịch COVID-19 bất ngờ diễn biến phức tạp đúng vào thời điểm học sinh lớp 9 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi chuyển cấp quan trọng. Điều này càng khiến cho phụ huynh thêm lo lắng, thậm chí căng thẳng với nhiều băn khoăn và trăn trở. Tuy nhiên, phụ huynh hãy đặt niềm tin vào đội ngũ giáo viên.
Nếu con chưa đạt được kết quả như mong muốn, cha mẹ hãy đồng cảm, chia sẻ với con nhiều hơn, hãy nói với con: Có biết bao người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống bởi họ biết rút ra những bài học sau những thất bại, điều quan trọng là con có quyết tâm, có ý chí, có khát vọng" - cô Thanh Thảo chia sẻ và mong học sinh bình tĩnh, nỗ lực hết sức mình và quan trọng nhất là chủ động bảo vệ sức khỏe để chiến thắng dịch bệnh và bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất.
Hải Phòng: Khuyến khích tổ chức Lễ tri ân, Lễ trưởng thành cho học sinh cuối cấp theo lớp học Ngành Giáo dục Hải Phòng yêu cầu cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch Covid-19. Các nhà trường chủ động rà soát điều kiện dạy học trực tuyến trong trường hợp dịch xảy ra. Các nhà trường thực hiện nghiêm quy định phòng dịch Sáng 4/5, Sở GD&ĐT Hải Phòng gửi công văn tới...