Học sinh cấp 2, 3 sẽ trở lại trường học sau Tết Nguyên đán?
Sáng 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành về tổ chức dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo Tổ chức dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục ngày 19/1.
Phụ huynh không nên quá lo lắng
Đại dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát ở hầu hết các tỉnh, thành phố đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và nền kinh tế, trong đó ngành Giáo dục là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt từ đợt bùng phát dịch thứ tư (27/4/2021). Trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp.
Để thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, việc triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền hình là giải pháp tất yếu. Tuy nhiên, việc kéo dài học trực tuyến, kéo dài thời gian ở nhà của học sinh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, mà còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, tâm lý, phát triển thể chất của học sinh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện có khoảng 70.000 sinh viên năm cuối chưa thể tốt nghiệp đại học, cao đẳng do thiếu các yêu cầu về thực tập, thực hành năm cuối, điều này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực cho đất nước.
Cùng với tiến độ tiêm vaccine cho học sinh 12-17 tuổi, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương mạnh dạn triển khai mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh an tâm lao động, góp phần phục hồi kinh tế và ổn định xã hội.
Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện đến từ Bộ Y tế đều đồng thuận cần thiết mở cửa trường học trở lại. PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Cùng với tiền đề là miễn dịch cộng đồng thông qua bao phủ vaccine đã đạt được, chúng ta đã có kinh nghiệm quý giá từ hơn 2 năm phòng chống dịch; nhận thức của người dân được nâng lên trong việc tự bảo vệ mình và cộng đồng; sự sẵn sàng của thuốc điều trị; thanh, thiếu niên cũng nắm được nguyên lý cơ bản về phòng chống COVID-19… Bộ Y tế cam kết tiếp tục phối hợp với Bộ GD&ĐT, các địa phương, sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn khi có vấn đề nảy sinh mà trường học mở cửa trở lại. Do đó, phụ huynh không nên quá lo lắng khi trường học mở cửa trở lại…
Cục Quản lý môi trường y tế cho biết thêm: Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc chủ yếu ở nhóm trên 50 tuổi; với nhóm tuổi từ 18 đến 49, tỷ lệ này khoảng 15%; nhóm 0 đến 17 tuổi, tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm 0,42%. Nên cân nhắc việc cho học sinh từ 12-17 tuổi đến trường sau Tết Nguyên đán vì tỷ lệ tiêm chủng cao. Với trẻ 0-17 tuổi, các tỉnh, thành cần có kế hoạch sớm đưa học sinh trở lại trường, không nên quá lo lắng chờ tiêm chủng bao phủ diện rộng mới cho học sinh đi học trở lại vì tỷ lệ nhóm tuổi này chuyển nặng và tử vong vì COVID-19 là rất thấp.
Học sinh cấp 2, 3 sẽ trở lại trường sau Tết Nguyên đán.
Nhanh chóng đưa học sinh trở lại trường học
Video đang HOT
“Khẩn trương, cương quyết, chu đáo đưa học sinh quay trở lại trường học” là nhấn mạnh được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhắc lại nhiều lần trong kết luận Hội nghị. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá của Bộ GD&ĐT, các địa phương, các chuyên gia… có thể thấy, sau một thời gian dài nhiều địa phương do dịch bệnh chuyển sang dạy học trực tuyến đã phần nào duy trì nhịp độ học tập và bảo đảm tiến độ. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức qua internet, trên truyền hình thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người dạy, người học và các đối tượng liên quan.
Đến thời điểm này, khi tỷ lệ tiêm vaccine trong cộng đồng cao, trong đó có đối tượng học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi. Kinh nghiệm phòng chống dịch, điều kiện y tế dự phòng, thuốc chữa được tăng cường; chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Đây không chỉ là chuyện mở cửa trường học mà còn là củng cố, tái thiết giáo dục sau dịch bệnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm vaccine, việc cho các em đi học trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên đán là phù hợp. Còn với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, các địa phương cần có sự chuẩn bị khẩn trương, trong đó chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức là hết sức quan trọng để tạo sự đồng thuận của phụ huynh, giáo viên, các cấp, các ngành; đặc biệt là sự đồng thuận, hợp tác của phụ huynh”.
Bộ trưởng cũng khẳng định, không có phương án tuyệt đối đáp ứng mọi yêu cầu nhưng phải chọn phương án tốt nhất, mà tốt nhất ở thời điểm hiện tại là nhanh chóng đưa học sinh trở lại trường. Bộ trưởng cũng lưu ý các địa phương tránh rơi vào 2 trạng thái cực đoan: hoặc e dè, chần chừ thái quá trong mở cửa, hoặc khi chuyển sang trạng thái mới tích cực đưa học sinh tới trường lại chủ quan, chuẩn bị không chu đáo, phó mặc cho nhà trường, thầy cô…
Với hình thức dạy trực tuyến đã được xác lập trong 2 năm qua và tạo ra cú hích thúc đẩy công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Giáo dục, Bộ trưởng lưu ý, không vì học sinh trở lại học trực tiếp mà lãng phí hình thức dạy học này. Ngược lại cần tăng cường những yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến để hỗ trợ dạy học trực tiếp. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh trọng tâm của năm 2022 là củng cố, bù đắp kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho những năm tiếp theo, vì vậy, khi học sinh trở lại, các nhà trường cần tập trung hỗ trợ kiến thức, tâm lý cho học sinh, thực hiện đánh giá, phân nhóm phù hợp để hỗ trợ hiệu quả…
Hệ lụy tâm lý, sức khỏe khi học trực tuyến quá dài
Sẽ có nhiều hệ lụy liên quan tới sức khỏe, tâm lý của trẻ nếu kéo dài thời gian học trực tuyến.
Gia tăng trẻ sang chấn tâm lý vì học online
Tại Hội thảo trực tuyến toàn quốc chuẩn bị đưa học sinh từ 12-18 tuổi quay trở lại trường học sau Tết Nguyên đán do Bộ Giáo dục và Bộ Y tế tổ chức nhiều chuyên gia cả giáo dục và y tế đều thừa nhận những hệ lụy sức khỏe nếu trẻ phải học online kéo dài.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.
Nhiều hệ lụy
ng Phạm Mạnh Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội lo ngại, ngoài học tập, học sinh cần giao lưu, giao tiếp xã hội. Việc học trực tuyến kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm thần của trẻ.
Qua phản ánh của nhiều thầy cô giáo, phương thức này cũng làm thay đổi cả thầy và trò, gây áp lực cho thầy cô giáo khi vừa giảng dạy online vừa trực tiếp. Nhiều trẻ khó tiếp thu kiến thức qua hình thức giảng dạy trực tuyến.
Hay việc kiểm tra trực tuyến khiến trẻ chủ quan, hình thành thói quen xấu, gian dối trong kiểm tra. Chưa kể, việc tiếp cận internet kéo dài dễ khiến trẻ lạm dụng game, điều này khiến nhiều trẻ rối loạn cảm xúc, hoang mang, lo lắng;
Thống kê gần đây của Bệnh viện Sức khỏe tâm thần, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tặng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân.
Còn theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia TP.HCM, có 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do.
Không chỉ ảnh hưởng tâm lý, thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hiện có khoảng 70.000 sinh viên năm cuối chưa thể tốt nghiệp đại học, cao đẳng do thiếu các yêu cầu về thực tập, thực hành năm cuối, điều này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực cho đất nước.
Cần thiết mở cửa trường học sớm
Trước thực tế nêu trên, cùng với tiến độ tiêm vắc-xin cho học sinh 12-17 tuổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương mạnh dạn triển khai mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh an tâm lao động, góp phần phục hồi kinh tế và ổn định xã hội.
Ông Phạm Mạnh Hà đề xuất, cần có lộ trình đưa học sinh quay lại trường học, cần triệt để đổi mới phương thức học tập từ 100% trực tiếp hoặc 100% online sang hình thức dạy học kết hợp.
Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động giáo dục vừa đảm bảo các nội dung chuyên môn, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch, xây dựng các kịch bản trong trường hợp phát hiện các ổ dịch trong trường học để nhanh chóng xử lý mà không làm gián đoạn việc học tập.
Đồng tình với việc cho trẻ sớm trở lại trường, ông Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương nêu quan điểm, chúng ta phải chọn thời điểm cho trẻ đến trường với mục tiêu an toàn nhất chứ không thể an toàn quyệt đối. Và đây là thời điểm chúng ta nên chọn.
Để trường học an toàn phải bảo đảm 3 thời đoạn: Khi trẻ ở nhà, từ nhà đến trường và ở tại lớp học. Trong đó, mọi người cần lưu tâm thời gian ở nhà là quan trọng nhất. "Muốn trẻ em đến trường an toàn thì mỗi gia đình phải an toàn, đảm bảo trẻ không lây bệnh trong chính gia đình", ông Trí nhấn mạnh.
Trở lại trường học phải an toàn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm vắc-xin, việc cho các em đi học trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên Đán là phù hợp.
Với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, các địa phương cần có sự chuẩn bị khẩn trương, trong đó chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức là hết sức quan trọng để tạo sự đồng thuận của phụ huynh, giáo viên, các cấp, các ngành; đặc biệt là sự đồng thuận, hợp tác của phụ huynh.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, Bộ Y tế sẽ sớm có văn bản chỉ đạo điều chỉnh về cách xác định cấp độ dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đó cũng sẽ ban hành văn bản điều chỉnh các văn bản cũ để phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế trong tình hình mới.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ có thêm một số hướng dẫn cho bậc mầm non để tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai.
Trước khi học sinh quay trở lại trường, theo Bộ trưởng, cần chuẩn bị tinh thần, thái độ cho cả phụ huynh và học sinh; trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường cần có các hoạt động hội nhập, tương tác xã hội, kỹ năng khác.
Sở dĩ như vậy là do sau thời gian dài học trực tuyến, sẽ có trường hợp học sinh ngại học trực tiếp, giáo viên ngại dạy trực tiếp, do đó, cần có những hỗ trợ để học sinh hứng thú, mong muốn được học trực tiếp, giáo viên thích ứng trở lại với dạy trực tiếp.
Với hình thức dạy trực tuyến đã được xác lập trong 2 năm qua và tạo ra cú hích thúc đẩy công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Giáo dục, Bộ trưởng lưu ý, không vì học sinh trở lại học trực tiếp mà lãng phí hình thức dạy học này; ngược lại cần tăng cường những yếu tố tích cực của dạy học trực tuyến để hỗ trợ dạy học trực tiếp.
Tư lệnh ngành Giáo dục cũng nhấn mạnh trọng tâm của năm 2022 là củng cố, bù đắp kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho những năm tiếp theo, vì vậy, khi học sinh trở lại, các nhà trường cần tập trung hỗ trợ kiến thức, tâm lý cho học sinh, thực hiện đánh giá, phân nhóm phù hợp để hỗ trợ hiệu quả.
Thời gian qua, các địa phương, nhà trường triển khai dạy và học dựa theo nội dung chương trình cốt lõi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, khi học sinh quay trở lại học trực tiếp, các sở Giáo dục và Đào tạo cần lưu ý vẫn tiếp tục thực hiện nội dung chương trình này.
Nếu các địa phương, cơ sở giáo dục nào hoàn thành sớm thì quay trở lại củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, các địa phương, cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc lộ trình kiểm tra đánh giá phù hợp.
Theo thống kê, tuần đầu tháng 1/2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp (Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Thái Bình, Hà Nam, Khánh Hòa, Bắc Giang); 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học kết hợp trực tiếp với trực tuyến và qua truyền hình; 19 tỉnh, thành phố còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Số đơn vị cấp huyện dạy học trực tuyến, trên truyền hình là 366/713 (chiếm 51,3%).
Đến ngày 15/1/2022, có 43/63 tỉnh/thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trở lại; có 46/63 tỉnh/thành phố cho học sinh tiểu học đến trường chiếm tỉ lệ 57,38% học sinh tiểu học/cả nước; 53/63 tỉnh/thành phố cho học sinh THCS, THPT (nhất là học sinh khối lớp 7 đến lớp 12) học trực tiếp chiếm tỉ lệ 69% học sinh/cả nước.
Dự kiến đến ngày 7/2/2022, có thêm 8 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp
Thủ tướng: Cho học sinh đi học trực tiếp sau Tết sớm nhất có thể Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học an toàn sau Tết Nguyên đán. Hôm nay 18/1, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại....