Học sinh Canada không cần thi đại học, vậy cách họ được nhận vào trường đại học ra sao?
Cùng lớp 10, 11, 12 nhưng học sinh nào muốn chuẩn bị vào đại học thì học chương trình nâng cao ở các lớp riêng.
Còn học sinh bình thường thì vào các lớp General (tổng quát) là đủ tốt nghiệp trung học.
Học sinh Canada không cần thi tốt nghiệp, không thi đại học, vậy các em sẽ chuẩn bị vào đại học ra sao? Theo anh Bảo Nguyễn, nhân viên điều hành bậc hậu cử nhân ( MA và PhD) của Đại học University of Toronto, dù không có các kỳ thi quốc gia trong giáo dục phổ thông nhưng để vào đại học, học sinh phải chuẩn bị từ ít nhất 2 năm trước. Tốt nghiệp Trung học là yếu tố cần, nhưng vậy chưa đủ.
“University/College không bắt thi nhưng tuyển sinh dựa trên tiêu chuẩn cụ thể của các credits lớp 12 mà từng chuyên ngành ấn định. Credit nghĩa là tín chỉ của một môn học mà học sinh đạt được vào cuối học kỳ. Mỗi học kỳ, học sinh sẽ chọn và học 4 môn ví dụ: Toán, Vật lý, Computer, Thể dục. Tới cuối học kỳ, ngoài điểm trung bình các môn này, các em còn được ghi nhận là đã có tín chỉ cho các môn đã học”, anh Bảo Nguyễn chia sẻ.
Theo anh Bảo, các ngành Khoa học, Kỹ thuật trong đại học thường yêu cầu từ 4 cho đến 6 Advanced Credits (credit của chương trình dạy nâng cao dành cho các em muốn vào đại học) trình độ lớp 12. Trong đó căn bản phải có: 2 credit môn Toán: Advanced Functions (Hàm số bậc cao), Calculus and Vectors (Giải tích và Vec tơ); 1 credit môn English (Anh văn) và các credit khoa học như Lý, Hoá, Sinh, Kế toán, Toán thống kê, Kinh tế, Kinh doanh… tuỳ theo chuyên ngành.
Tuỳ theo mức độ khó khăn của chuyên ngành đào tạo mà các khoa trong đại học ấn định mức điểm chuẩn của từng credit. Các ngành Kỹ thuật của các đại học hàng đầu Canda như University of Toronto, Waterloo, McGill… luôn luôn có mức điểm chuẩn cao. Phải từ 90% trở lên mới có hy vọng đậu vào. Bởi vì có quá nhiều hồ sơ hội đủ điều kiện nên họ chỉ tuyển chọn những thí sinh điểm cao nhất, giỏi nhất.
Tiếp đến là những ngành chung chung như Kinh doanh, Kinh tế, Kế toán, Tài chính… số credits yêu cầu và mức điểm chuẩn cũng thấp hơn. Các đại học hạng trung và hạng vừa ở tỉnh xa, hoặc những ngành khoa học xã hội… thì tuyển sinh càng dễ dàng hơn. Họ đòi ít credit hơn cũng hạ điểm chuẩn thấp hơn.
Cùng lớp 10, 11, 12 nhưng học sinh nào muốn chuẩn bị vào đại học thì học chương trình nâng cao (Advanced Credits) ở các lớp riêng. Còn học sinh bình thường thì vào các lớp General (tổng quát) là đủ tốt nghiệp trung học.
Sự chuẩn bị của học sinh giỏi
Anh Bảo Nguyễn cho biết, tháng 12 là mùa tuyển sinh hàng năm của đại học. Từ giữa tháng 11, các em học sinh lớp 12 đã phải ráo riết chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cho kịp thời hạn cuối tháng 12.
“Để lấy đủ 6 credits ngay đầu năm lớp 12 và vào đại học, các học sinh ưu tú luôn học nhảy lớp, điều này nhà trường cho phép. Các em sớm định hướng nghề nghiệp đã tìm hiểu về yêu cầu tuyển sinh của đại học từ nhiều năm trước nên đã chuẩn bị sẵn. Khi đang ở lớp 10, các em có thể lấy một số môn lớp 11. Lên 11 thì lấy các môn lớp 12. Muốn lấy các credit advanced lớp 12, thì phải lấy cái lớp advanced lớp 10, 11 trước.
Mỗi môn học chỉ kéo dài có 1 học kỳ 4 tháng là có credit và điểm tổng kết. Vì thế, nếu một học sinh lớp 11 hoàn tất Calculus, English, Functions (môn Vi tích phân, Anh văn, Hàm số)… ở học kỳ 1 thì có thể ghi danh học Calculus, English, Functions… trình độ lớp 12 vào học kỳ 2. Một năm, học sinh bình thường có thể lấy 8 credits. Còn những ai chăm chỉ học luôn mùa hè thì có thể lấy 9-10 credits. Tới hết kỳ 2 hoặc là mùa hè năm lớp 11, những học sinh xuất sắc này đã gôm sẵn cho mình một số credit lớp 12 mà đại học yêu cầu. Đây là nhóm thí sinh đi trước, về trước trong đường đua đại học”, anh Bảo chia sẻ thêm.
Hạn chót nộp hồ sơ đại học thường là cuối tháng 12. Lúc này học sinh cũng sắp thi học kỳ. Vào đầu tháng 1, đại học sẽ bắt đầu cứu xét hồ sơ. Đây cũng là thời gian mà bảng điểm final học kỳ 1 của học sinh lớp 12 hoàn tất. Các thí sinh có thể gửi bảng điểm mới, bổ túc hồ sơ.
Ở một số tỉnh như Ontario thì học bạ của thí sinh tự động cập nhật thẳng trong hồ sơ tuyển sinh. Như vậy, khi mở hồ sơ đại học sẽ thấy được kết quả học tập mới nhất của thí sinh. Những em nào đã đạt đủ số required credits với điểm số cao nhất thì sẽ được chọn trước. Đây là những hạt giống vàng, được thu hoạch ngay trong mùa gặt đầu tiên. Những em này sẽ nhận giấy báo trúng tuyển sớm nhất vào tháng 1, 2 mặc dù chưa tốt nghiệp trung học.
Giấy báo này gọi là conditional admission offer (trúng tuyển có điều kiện). Trong đó ghi rõ rằng các em phải tốt nghiệp trung học với điểm trung bình cuối năm theo đúng điểm chuẩn mà các khoa/ngành yêu cầu. Đến tháng 6, khi hoàn tất chương trình trung học, có bằng tốt nghiệp rồi thì các học sinh này chỉ việc gởi kết quả final (cuối cùng) lên cho đại học để clear (xoá) những điều kiện ban đầu. Lúc đó đại học sẽ gửi lại một tấm final admission offer ghi rõ rằng các em chính thức được nhận vào tháng 9.
Mỗi khoa trong đại học đều có admission quota (định mức) hàng năm. Dựa trên định mức này, họ sẽ phát những giấy báo trúng tuyển thành nhiều đợt. Nhóm thí sinh giỏi thì sẽ được gởi trước, nếu các em từ chối thì đại học dò waiting list (danh sách chờ) đi xuống đợt 2, rồi đợt 3. Cứ như vậy cho đến tháng 6. Họ không gửi giấy báo từ chối ngay từ đầu. Thí sinh cũng biết điều này nên các em nộp hồ sơ ở nhiều đại học khác nhau để dự phòng. Em nào chờ mãi không nhận giấy báo thì phần nào đoán ra kết quả.
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ tiểu học
Nhóm học sinh giỏi này được khám phá, nâng đỡ từ những năm tiểu học. Những em nào thông minh đặc biệt sẽ được thầy cô giáo phát hiện, gửi đi thi vào trường Gifted School hay Gifted Program (trường năng khiếu).
Video đang HOT
Ở đây các em sẽ được dạy dỗ ở trình độ nâng cao. Ngoài ra, khi bắt đầu vào trung học (từ lớp 9 đến 12), trường tiểu học sẽ giới thiệu các học sinh xuất sắc nhất khối 8 vào học các chương trình advanced lớp 9 như International Baccalaureate(IB: Bằng Tú tài Quốc tế); STEAM (Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts and Mathematics (Nghệ thuật và Toán học)… Tại đây, các em có thể học trình độ advanced ngay và học lên. Những học sinh ưu tú, còn có thể theo học chương trình Advanced Placement Program (APP), có credits giá trị tương đương năm nhất đại học.
“Chương trình học tập của mỗi học sinh trường công được lên sẵn kế hoạch trước một năm. Vì có rất nhiều môn học, nên cứ đến cuối năm, mỗi em sẽ chọn trước các môn phù hợp cho năm học tới. Sự chọn lựa này được thoả thuận bởi nhà trường, học sinh và phụ huynh rồi lưu trữ trong hồ sơ cá nhân.
Ngày khai giảng, các em sẽ lên trường lấy thời khoá biểu riêng, sau đó thì cứ chuông reo đổi tiết là chạy qua lớp khác y như bậc đại học. Vì thế, chuyện sớm lên kế hoạch để lấy advanced credits cho đại học là điều mà mỗi học sinh đều biết và tự làm được nếu chúng muốn.
Nếu sang du học Canada năm lớp 12 thì học sinh Việt nam không thể có sẵn những advanced credits của bậc trung học Canada lớp 12 ngay được. Các em thiếu hẳn study plan (kế hoạch học tập) từ ít nhất một năm trước… Đó là còn chưa đề cập đến sự chênh lệch về ngôn ngữ, văn hoá, nhận thức xã hội… Các em sẽ khó lòng bì kịp với thế hệ học sinh giỏi Canada trong cuộc chạy đua vào những ngành khoa học kỹ thuật khó nhất, tại các đại học tốt nhất”, anh Bảo nói thêm.
Cần sớm có quy định thay thế Thông tư 17, đề xuất áp giá trần dạy thêm học thêm
GDVN- Giáo viên giỏi sẽ dạy hết mình trên lớp, sẽ có nhiều học sinh ở lớp khác đăng ký học, không nhất thiết phải cho phép dạy học sinh chính khóa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4255/BGDĐT-TTr hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.[1]
Công văn cũng nêu rõ, các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học, việc thực hiện tiếp nhận tài trợ, xã hội hóa giáo dục; việc thực hiện các khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đồng thời, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới, đặc biệt ở nhóm lớp, nhóm trẻ.
Nội dung thanh tra về dạy thêm học thêm được nhiều người quan tâm vì vấn đề này thời gian qua gây nhiều bức xúc trong nhân dân nhưng chưa có những pháp hữu hiệu, phù hợp.
Ảnh minh họa: Báo Lao động
Nhiều quy định về dạy thêm, học thêm đã hết hạn nhiều năm, chưa ban hành quy định mới
Hiện nay, một số nội dung quy định về dạy thêm, học thêm được thực hiện theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Theo đó tại Điều 1 đã công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Thời điểm hết hiệu lực: ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Lý do: hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014.
Những điều của Thông tư 17/2012 đã được bãi bỏ gồm:
"Điều 6. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường;
Điều 8. Yêu cầu đối với người dạy thêm;
Điều 9. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Điều 10. Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;
Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm;
Điều 13. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Điều 14. Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm"
Như vậy đến thời điểm hiện tại, tất cả những quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường đã được bãi bỏ bởi Quyết định 2499 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như chưa có văn bản nào thay thế các nội dung trên.
Cán bộ quản lý các cấp khó thanh, kiểm tra dạy thêm học thêm vì không quản lý, cấp phép
Trước đây, thực hiện theo Thông tư 17, giáo viên làm đơn đăng ký gửi hiệu trưởng, hiệu trưởng xem xét và gửi về cấp có thẩm quyền (phòng/sở) giáo dục xem xét theo thủ tục và cấp phép dạy thêm.
Do đó, hiệu trưởng cho phép, cấp phòng/sở cấp phép nên việc kiểm tra dạy thêm học thêm được giao cho hiệu trưởng quản lý, các cấp như phòng/sở, Ủy ban nhân dân các cấp thanh, kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm.
Tuy nhiên, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2499 hết hiệu lực của các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, tức phòng/sở giáo dục không còn cấp phép và hiệu trưởng trường cũng không còn xác nhận đồng ý dạy thêm ngoài nhà trường cho giáo viên.
Nhưng việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường vẫn được diễn ra công khai ở nhiều địa phương.
Theo tìm hiểu của người viết, ở một số nơi, giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm với phòng/sở kế hoạch và đầu tư và được cấp phép kinh doanh dạy thêm.
Quá trình cấp phép kinh doanh dạy thêm này không được thông qua hiệu trưởng trường và phòng/ sở giáo dục và đào tạo nên gần như các lãnh đạo quản lý giáo dục các cấp khó quản lý và cũng không thể kiểm tra việc dạy thêm học thêm của giáo viên.
Chính vì thế hiện nay việc dạy thêm học thêm diễn ra công khai, nhiều giáo viên vi phạm dạy thêm ngoài nhà trường gây bức xúc trong dư luận nhưng hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng/sở không thể thanh, kiểm tra dạy thêm của giáo viên vì họ không tham gia vào quá trình đồng ý, cấp phép dạy thêm.
Kiến nghị Bộ Giáo dục sớm ban hành quy định về dạy thêm học thêm mới thay thế Thông tư 17
Thực trạng, vấn nạn dạy thêm học thêm trái quy định gây nhiều hệ lụy như làm tốn tiền của người dân, học sinh thụ động mất đi khả năng tự học, giáo viên mất đoàn kết,... gây nhiều bức xúc nhưng cấp quản lý cao nhất về chuyên môn là Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành quy định về dạy thêm học thêm mới thay thế những điều của Thông tư 17/2012 đã hết hạn.
Do đó, người viết kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng ban hành quy định mới thay thế Thông tư 17 quy định cụ thể về dạy thêm, đồng thời phân cấp, phân quyền kiểm tra dạy thêm, xử lý khi có vi phạm.
Để việc dạy thêm học thêm vừa sức không gây quá tải cho giáo viên và học sinh, đồng thời thuận tiện cho việc quản lý, người viết xin được phép có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cấm dạy thêm học sinh chính khóa
Giáo viên dạy học sinh chính khóa phải trình bày hết kiến thức của mình để truyền tải đến học sinh.
Việc dạy thêm học sinh chính khóa khiến 1 số giáo viên dạy trên lớp không hết mình, cắt xén kiến thức trên lớp để dạy thêm, ra đề kiểm tra có phần bất cập, o ép khi dạy,...khiến môi trường học tập méo mó, bất công.
Giáo viên giỏi sẽ dạy hết mình trên lớp, sẽ có nhiều học sinh ở lớp khác đăng ký học, không nhất thiết phải cho phép dạy học sinh chính khóa.
Thứ hai, mỗi giáo viên chỉ cấp phép dạy tối đa 3 nhóm, mỗi nhóm không quá 15 học sinh
Theo quy định hiện nay, giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông dạy 17-19 tiết/tuần, ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác như chấm bài, trả bài, thực hiện hồ sơ, tập huấn, tham gia các phong trào,... nên mỗi giáo viên khi dạy thêm phải đảm bảo sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
Người viết cho rằng mỗi giáo viên nên chỉ được cấp phép dạy thêm tối đa 3 nhóm để vừa sức chịu đựng của giáo viên và học sinh tránh tình trạng giáo viên dạy thêm quá tải.
Và, quy định mỗi nhóm tối đa 15 học sinh là phù hợp với việc dạy thêm, kèm cặp học sinh tiến bộ.
Thứ ba, không dạy thêm học thêm trước 7 giờ, sau 20 giờ
Theo người viết để vừa sức chịu đựng của giáo viên, học sinh và phù hợp khoa học, khi ban hành quy định về dạy thêm học thêm nên quy định không dạy trước 7 giờ, không dạy khoảng thời gian 12 đến 13 giờ, không dạy sau 20 giờ.
Quy định như vậy để đảm bảo khoa học về học tập và nghỉ ngơi hợp lý cho cả giáo viên và học sinh.
Thứ tư, nên áp giá trần dạy thêm học thêm mỗi nhóm
Hiện nay, việc thu tiền dạy thêm học thêm mỗi nơi một kiểu, khó quản lý, kiểm tra nên người viết cho rằng nên áp giá trần mỗi nhóm học thêm, có thể mỗi nhóm không được thu quá 5 triệu đồng/tháng chẳng hạn, để tránh kiểu lạm thu khi dạy thêm.
Thứ năm, ban hành quy định cụ thể khi vi phạm dạy thêm học thêm
Khi ban hành quy định mới thay thế Thông tư 17, phải quy định cụ thể phân cấp quản lý, mức xử lý vi phạm khi giáo viên vi phạm dạy thêm.
Giáo viên là người vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, am hiểu pháp luật, phải làm gương nếu cố tình vi phạm nên được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Ban hành quy định cụ thể về dạy thêm học thêm vừa giúp giáo viên có cơ hội kiếm nguồn thu nhập hợp pháp từ làm thêm còn giúp quản lý các hoạt động giáo dục một cách chặt chẽ, khoa học, tránh gây bức xúc trong xã hội.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/bo-gd-yeu-cau-chu-trong-thanh-kiem-tra-kinh-phi-hoat-dong-cua-ban-dai-dien-cmhs-post229559.gd
[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx
[3] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-2499-QD-BGDDT-2019-cong-bo-het-hieu-luc-cac-Dieu-Thong-tu-day-them-hoc-them-422996.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hé lộ nỗi vất vả 'không tên' của giáo viên ở thời điểm 'giao thời' đổi mới 'Nhiều khi sợ học sinh giỏi hỏi, đúng chuyên môn của mình thì không sao, nhưng với phân môn Vật lý và Sinh học thì phải xử lý bằng tình huống sư phạm'. Liên quan đến việc triển khai dạy và học các môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở, Tạp chí điện...