Học sinh áp dụng kiến thức làm ra sản phẩm hữu dụng
Một bánh xà phòng rửa tay, một chiếc ghế cân bằng hay ngôi nhà mô hình sử dụng năng lượng từ quạt gió, robot nhỏ… là những sản phẩm hữu dụng do học sinh (HS) THPT làm ra.
Học sinh giới thiệu sản phẩm xà phòng do mình tự làm – NGUYỄN LOAN
Tất cả sản phẩm hữu dụng tại hội chợ khoa học do Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) tổ chức cuối tuần qua được làm dựa trên kiến thức được học ở trường.
Trần Anh Kiệt, lớp 11A1, tự tin cầm micro thuyết minh rành mạch về sản phẩm xà phòng thiên nhiên bắt mắt với nhiều màu sắc, kiểu dáng cùng nhiều mùi thơm khác nhau. Hội chợ vừa diễn ra hơn một tiếng, tất cả sản phẩm đã bán hết nên cả nhóm quyết định cử ra một người nhận đặt hàng. Kết thúc hội chợ, nhóm có hơn trăm đơn hàng.
“Bọn em mất vài tuần để tìm hiểu thông tin, quy trình làm và cũng nhiều lần bị lỗi, không ra sản phẩm như ý”, Anh Kiệt nói và cho biết, xà phòng thiên nhiên của nhóm áp dụng kiến thức chủ yếu từ môn hóa học, toán học, vật lý…
Video đang HOT
Nhóm HS đến từ lớp 12A4 thì mang đến những chiếc ghế, bàn cân bằng dựa trên những ứng dụng toán đã được học. Trong đó việc xác định trọng tâm của khối hộp không gian là yếu tố chủ chốt giúp cả nhóm tạo ra các sản phẩm của mình.
Chiếc ghế đơn giản, không có chân như thông thường mà được giữ chắc bởi các sợi dây và có khả năng chịu được trọng lực lớn. “Bọn em thực sự học được rất nhiều khi tham gia chương trình hội chợ của trường khi tự bản thân mày mò, áp dụng những kiến thức tưởng chừng như rất lý thuyết, hàn lâm vào thực tế. Khi bắt tay vào làm, bọn em vỡ ra được nhiều điều, và cảm thấy rất tuyệt khi nhận ra hoàn toàn có thể áp dụng kiến thức mình học vào cuộc sống”, Mẫn Nhi, một thành viên nhóm này chia sẻ.
Hơn 83 sản phẩm lọt vào vòng chung kết của trường, trong đó có cả những mô hình robot nhỏ được thiết kế như một chiếc máy gắp đồ, mô hình sử dụng quạt gió để tạo ra năng lượng, nhà chống trộm…
Chia sẻ về chương trình hội chợ khoa học của trường, ông Ngô Hùng Cường, Phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên, cho biết đây là hoạt động thường niên, được tổ chức hằng năm để HS có cơ hội được học hỏi, trau dồi và vận dụng các hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, công nghệ… đã được học trên lớp. Ngoài yêu cầu về tính thực tế, mỗi sản phẩm khi tham gia còn phải tính toán đến khả năng kinh doanh.
Thầy giáo ngăn dòng dạy bơi miễn phí cho học sinh
Với mong muốn giúp học sinh ở vùng rốn lũ biết bơi, suốt 8 năm nay, thầy giáo Nguyễn Viết Tước và Đoàn xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã ngăn dòng chảy, mở lớp dạy bơi miễn phí.
Thầy giáo Nguyễn Viết Tước dạy bơi miễn phí cho học sinh
8 mùa hè không có một ngày nghỉ
Thầy giáo Nguyễn Viết Tước là giáo viên dạy môn Thể dục tại Trường Tiểu học và THCS Hải Vịnh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). Từ những ngày đầu về dạy học ở địa phương, thầy Tước phát hiện nhiều học sinh không biết bơi, trong khi đây là vùng trũng, có kênh mương dày đặc và thường xảy ra lũ.
Trước thực tế này, năm 2012, thầy Tước viết đơn lên chính quyền xã Hải Hưng xin được mở lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh các cấp. Các em muốn tham gia lớp học bơi của thầy Tước đều phải làm đơn đăng ký và gia đình cam đoan phối hợp cùng thầy đảm bảo an toàn nhất cho các con.
Ý tưởng của thầy Tước nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền xã cũng như nhiều phụ huynh, học sinh. Thầy Tước tự bỏ tiền túi mua một số dụng cụ học bơi cơ bản, rồi dọn dẹp bến bãi, ngăn dòng thành điểm dạy bơi an toàn. Thầy Tước cùng đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đi chặt từng cây tre luồng về ngăn dòng thành từng ô để dạy bơi. Mỗi ô có chiều dài 10m, dành cho từng nhóm học.
Ngay từ năm đầu tiên đã có tới 96 em theo lớp học bơi miễn phí của thầy Tước. "Tiếng lành đồn xa", số em tham gia lớp học tăng lên theo từng năm, trung bình mỗi năm có từ 140 - 160 học sinh. Lớp học đông, thầy Tước phải chia lớp ra thành 2 ca, dạy mỗi ngày và xuyên suốt tất cả các ngày trong tuần.
Suốt mùa hè thầy Tước không có một ngày nghỉ. Một ngày phải ngâm mình dưới nước nhiều tiếng đồng hồ dạy bơi cho các em, với thầy Tước đó là niềm vui, niềm hạnh phúc. "Tôi chưa khi nào thấy mệt khi dạy bơi cho các em, mà chỉ luôn thường trực nỗi lo. Dạy bơi thì sự an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. Vì thế, mỗi buổi dạy bơi, tôi luôn tính toán đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em", thầy Tước chia sẻ.
Đền đáp tấm lòng của thầy, tất cả học sinh tham gia lớp học bơi không chỉ biết bơi mà còn học thành thạo các kỹ năng cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, nhiều học sinh học bơi từ lớp của thầy Tước đã đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng các cấp khi tham gia thi bơi tại Hội khỏe Phù Đổng; Thể thao học đường...
Nhiều năm không có học sinh đuối nước
Mô hình dạy bơi của thầy Tước nhanh chóng tạo sự lan tỏa. Từ 2015 đến nay, Đoàn xã Hải Hưng phối hợp, hỗ trợ cùng thầy Tước dạy bơi cho các em học sinh. Để giảm bớt vất vả cho thầy Tước, ĐVTN xã Hải Hưng còn dựng mái che cho các em có chỗ khởi động, đỡ nắng nóng và giám sát, đảm bảo an toàn.
Anh Nguyễn Minh Dũng, Bí thư Đoàn xã Hải Hưng cho biết, Đoàn xã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ lớp học bơi kinh phí để mua các thiết bị học bơi cần thiết từng năm. Hiện tại, Đoàn xã đang kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ nước uống và sữa phục vụ các em học bơi. Anh Dũng cho biết thêm, vào mỗi dịp đầu hè, Đoàn xã Hải Hưng đến từng trường tuyên truyền về phòng chống đuối nước và kêu gọi, khuyến khích tất cả các em học sinh tham gia học bơi miễn phí. Nhờ đó, suốt 10 năm nay, xã Hải Hưng chưa từng xảy ra vụ đuối nước nào.
Anh Trần Hữu Bắc, Bí thư Huyện Đoàn Hải Lăng (Quảng Trị) cho biết, Hải Lăng là huyện vùng trũng, có hệ thống sông ngòi, đê đập, khe suối dày đặc. Vào mùa lũ lụt, nhiều vùng tại huyện Hải Lăng ngập sâu trong nước, phương tiện đi lại chủ yếu bằng ghe, thuyền. Đó là những yếu tố tiềm ẩn những tai nạn đuối nước đối với trẻ em.
Từ mô hình rất ý nghĩa của thầy Tước và Đoàn xã Hải Hưng, Huyện Đoàn Hải Lăng quyết định nhân rộng mô hình này trong toàn huyện. Hiện tại, 100% xã đoàn, thị trấn trong toàn huyện Hải Lăng đều có mô hình dạy bơi miễn phí cho học sinh, trong đó, nhiều địa phương đã ngăn sông làm điểm dạy bơi.
"Với mô hình này, vừa có chi phí thấp, vừa tranh thủ được lực lượng tình nguyện là sinh viên đang học tập chuyên ngành dạy bơi, các giáo viên thể dục tại các trường trên địa bàn", anh Bắc nói.
Trường PTCS Bán trú huyện Nậm Chà: Nơi tri thức được gửi trao Trong Trường PTCS Bán trú huyện Nậm Chà, tỉnh Lai Châu có 1 căn phòng được các em học sinh đặc biệt yêu thích, đó là thư viện của trường. Bên những kệ sách được bày biện ngăn nắp, khoa học, các em tự tin chọn sách, say sưa đọc và trao đổi cùng nhau... Tạm xa bản Táng Ngá lên trung tâm...