Học phí ngành cao nhất khoa Y dự kiến 80 triệu đồng/năm
Học phí dự kiến của Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho khóa tuyển sinh năm 2019 là từ 50-80 triệu đồng/năm.
Khoa Y sẽ dành 10% chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM trong năm nay – HÀ ÁNH
Học phí dự kiến các chương trình đào tạo thuộc khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) khóa tuyển sinh năm 2019 sẽ từ 50 triệu đồng/năm (ngành dược học chất lượng cao), 56 triệu đồng/năm (ngành y khoa chất lượng cao) và 80 triệu đồng/năm (ngành răng-hàm-mặt chất lượng cao).
Theo lộ trình dự kiến đã công bố, khoa Y sẽ thu học phí ngành răng-hàm-mặt chất lượng cao khóa tuyển sinh năm 2021 lên tới 96,8 triệu đồng/năm. Thông tin này vừa được công bố trong đề án tuyển sinh chính thức của khoa này.
Cụ thể, học phí trung bình 1 sinh viên/năm ngành y khoa chất lượng cao giai đoạn 1 (2017-2022) dự kiến như sau:
Khóa tuyển sinh năm 2017
Khóa tuyển sinh năm 2018
Khóa tuyển sinh năm 2019
Khóa tuyển sinh năm 2020
Khóa tuyển sinh năm 2021
Khóa tuyển sinh năm 2022
49 triệu đồng
49 triệu đồng
56 triệu đồng
60 triệu đồng
65 triệu đồng
72 triệu đồng
Mức thu học phí ngành răng-hàm-mặt chất lượng cao giai đoạn 1 (2019-2021) dự kiến như sau:
Lộ trình tăng học phí
Khóa tuyển sinh năm 2019
Khóa tuyển sinh năm 2020
Khóa tuyển sinh năm 2021
Ngành Răng – Hàm – Mặt CLC
80 triệu đồng
88 triệu đồng
96,8 triệu đồng
Video đang HOT
Mức thu học phí ngành dược học chất lượng cao giai đoạn 1 (2019-2021) như sau:
Lộ trình tăng học phí
Khóa tuyển sinh năm 2019
Khóa tuyển sinh năm 2020
Khóa tuyển sinh năm 2021
Ngành Dược học CLC
50 triệu đồng
55 triệu đồng
60,5 triệu đồng
Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) chỉ còn tuyển sinh 3 ngành đào tạo theo chương trình chất lượng cao trong năm nay: y khoa chất lượng cao, dược học chất lượng cao và răng-hàm-mặt chất lượng cao.
Ngành y khoa chất lượng cao xét tuyển theo các phương thức gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (5% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM (10% chỉ tiêu); xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM (10% chỉ tiêu); xét tuyển học sinh theo học chương trình phổ thông nước ngoài (5% chỉ tiêu); xét tuyển sinh viên tốt nghiệp ĐH các ngành gần (30% chỉ tiêu); xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia (tối thiểu 40% chỉ tiêu).
Trong đó, ngành y khoa dành tối đa 30 chỉ tiêu tuyển sinh viên tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành gần với nhóm ngành khoa học sức khỏe từ các trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM hoặc từ các trường ĐH thuộc các nước nói tiếng Anh.
Điều kiện đăng ký xét tuyển với các sinh viên đã tốt nghiệp ĐH là điểm trung bình chung tích lũy tốt nghiệp ĐH từ 7,5 trở lên hoặc tương đương, trong đó các môn ngành gần từ 6,0 trở lên hoặc tương đương (thời gian tốt nghiệp ĐH không quá 5 năm). Thời gian nhận hồ sơ trước 15.7.
Danh sách các môn ngành gần mà thí sinh đã tốt nghiệp cụ thể như sau:
Ngành gần
(Mã trường)
Mã ngành
Tổ hợp xét tuyển các môn ngành gần
Công nghệ sinh học
(Đại học Khoa học Tự Nhiên)
QST
- Sinh học tế bào
- Di truyền (Lý thuyết)
- Sinh hóa (Lý thuyết)
- Vi sinh (Lý thuyết)
Công nghệ sinh học
(Đại học Quốc tế)
QSQ
- Sinh học tế bào
- Di truyền học
- Hóa sinh
- Vi sinh học
Sinh học
(Đại học Khoa học Tự Nhiên)
QST
- Sinh học phân tử
- Di truyền
- Sinh lý động vật
- Vi sinh
Hóa sinh
(Đại học Quốc tế)
QSQ
- Sinh lý người và động vật
- Vi sinh học
- Hóa sinh lâm sàng
- Sinh dược học
Kỹ thuật y sinh
(Đại học Quốc tế)
QSQ
- Sinh lý người và động vật
- Sinh học
- Thách thức kỹ thuật trong y khoa
- Thống kê trong khoa học sức khỏe
Công nghệ sinh học
(Đại học Bách Khoa)
QSB
- Vi sinh
- Hóa sinh học
- Sinh học tế bào
- Sinh học phân tử – Di truyền
Với ngành dược học chất lượng cao, răng-hàm-mặt chất lượng cao xét tuyển theo các phương thức: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (5% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM (10% chỉ tiêu); xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM (10% chỉ tiêu); xét tuyển học sinh theo học chương trình phổ thông nước ngoài (5% chỉ tiêu); xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia (tối thiểu 70% chỉ tiêu).
Điều kiện tiếng Anh chung là điểm IELTS 5.0 hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương để bắt đầu học một phần chương trình chuyên môn ở năm thứ hai. Thí sinh trúng tuyển chưa có chứng chỉ IELTS hoặc tương đương sẽ tham gia kỳ kiểm tra trình độ tiếng Anh theo dạng thức IELTS. Nếu chưa đạt yêu cầu về điểm ngưỡng sẽ được học tiếng Anh tăng cường tại khoa.
Theo Thanh Niên
ĐH Quốc gia TPHCM bắt đầu lộ trình chuyển sang mô hình tự chủ
ĐH Quốc gia TPHCM đã mạnh dạn đăng ký thí điểm triển khai đề án đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Theo lộ trình chuyển sang mô hình tự chủ này sẽ triển khai trong 2 giai đoạn, trong đó Trường ĐH Công nghệ Thông tin chính thức bắt đầu từ năm học này.
Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập này dựa trên mục tiêu nhằm từng bước giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước, đa dạng hóa nguồn thu và khuyến khích xã hội hóa giáo dục. Ngoài ra, đề án cũng hướng đến việc đổi mới tài chính ĐH và nghiên cứu quá trình tự chủ tài chính theo mô hình thí điểm là Trường ĐH Quốc tế.
Nhà điều hành ĐH Quốc gia TPHCM (ảnh internet)
Theo dự kiến của ĐH này, lộ trình tự chủ ĐH sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện thí điểm tự chủ trong với các trường đã có sự chuẩn bị và điều kiện thực hiện gồm: Công nghệ thông tin, Kinh tế - Luật và Bách khoa. Giai đoạn 2, đến năm 2020 trên cơ sở đánh giá hiệu quả của các đề án thí điểm sẽ xem xét lộ trình tự chủ với các trường: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Y và Phân hiệu Bến Tre.
Nếu thực hiện kế hoạch này, trong 6 trường thành viên và 1 khoa trực thuộc, hiện nay ĐH Quốc gia TPHCM đã có 2 đơn vị chính thức chuyển đổi sang mô hình tự chủ. Bên cạnh Trường ĐH Quốc tế đã thực hiện hơn chục năm nay, Trường ĐH Công nghệ Thông tin chính thức bắt đầu từ năm học này. Trường ĐH Kinh tế - Luật và Trường ĐH Bách khoa đã hoàn thiện đề án, còn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đang xây dựng đề án dự kiến thực hiện từ 2020.
Một trong những điểm chú ý nhất khi triển khai mô hình tự chủ chính là mức học phí cũng có điều chỉnh. Đối với trường đã thí điểm tự chủ tài chính từ lâu như Trường ĐH Quốc tế thì mức học phí được công bố đối với các ngành do trường này cấp bằng khoảng 42 triệu đồng/năm. Còn chương trình liên kết học phí giai đoạn 1 khoảng 56 triệu đồng/năm và giai đoạn 2 theo chính sách trường đối tác.
Trong thông báo tuyển sinh năm nay, Trường ĐH Công nghệ Thông tin đã công bố mức học phí theo đề án đổi mới cơ chế hoạt động chương trình chính quy năm học 2018 - 2019 lên tới 16 triệu đồng/năm (các chương trình khác từ 16 - 35 triệu đồng/năm). Học phí chương trình chính quy sẽ tăng theo lộ trình 3 năm tiếp theo từ 18 - 22 triệu đồng/năm.
Trong thông tin tuyển sinh năm 2018 mà Khoa Y (ĐH Quốc gia TPHCM) công bố vào tháng 4, học phí ngành y khoa chương trình chất lượng cao khóa năm 2018 là 49 triệu đồng/năm; 2019 và 2020 là 69 triệu đồng/năm và 2021 là 79 triệu đồng/năm. Với ngành dược, học phí năm 2018 là 11,8 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Bách khoa cũng đã soạn thảo đề án tự chủ sẵn sàng phương án cho thực hiện tự chủ nhiều mặt, gồm học thuật, tài chính, nhân sự... Riêng về tự chủ tài chính, trường không tự đi kiếm tiền mà có nhiều quyền để sử dụng tiền và thêm quyền để tăng nguồn lực tài chính cho trường. Mục đích của hoạt động này là nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo, tất nhiên không thể trong một vài năm.
Cũng theo dự thảo đề án, Trường ĐH Bách khoa sẽ áp dụng mức học phí tự chủ chung cho tất cả các ngành. Tuy nhiên, dựa vào xu hướng đăng ký của người học ở từng ngành cụ thể, những ngành có sức thu hút thấp hơn có thể được phân bổ lại kinh phí để có chính sách hỗ trợ người học nhiều hơn như miễn giảm học phí, tăng thêm học bổng và các chương trình tài trợ.
Nếu được thông qua, đề án sẽ thực hiện từ năm 2019 với mức trần học phí tối đa theo quy định của Chính phủ, cao hơn 2,5 lần so với học phí hệ đại trà hiện nay. Học phí cũng tăng theo lộ trình, sinh viên các khóa cũ học phí tăng tối đa 30%.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn cũng dự kiến sẽ thực hiện tự chủ một phần với 2 khu vực song song để đảm bảo quyền tiếp cận công nghệ giáo dục hiện đại cho sinh viên có điều kiện kinh tế khá đồng thời vẫn tạo điều kiện cho sinh viên có khó khăn.
Dự kiến có 5 - 6 ngành sẽ áp dụng đồng thời cả 2 chương trình đào tạo (đại trà và theo hướng tự chủ) gồm: Ngôn ngữ Anh, Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Du lịch, Quan hệ quốc tế, Báo chí. Những ngành được chọn thí điểm là ngành thu hút nhiều người học. Trong khi nhiều ngành còn lại đều thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, cung cấp nguồn nhân lực công cho nhà nước nhưng chưa thực sự thu hút người học thì không thể thực hiện theo hướng này.
Học phí chương trình tự chủ cũng thực hiện theo lộ trình nhưng chỉ cao hơn không nhiều so với chương trình chất lượng cao đang áp dụng. Tuy nhiên điểm đặc biệt với các ngành tự chủ tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn là có thể sẽ có 2 mức điểm chuẩn khác nhau trong cùng một ngành. Theo đó, điểm chuẩn các ngành theo chương trình tự chủ có thể thấp hơn một vài điểm so với chương trình đại trà.
Lan Phương
Theo Dân trí
ĐH Quốc gia TPHCM xét tuyển thẳng học sinh 132 trường THPT trong toàn quốc ĐH Quốc gia TPHCM vừa công bố danh sách 132 trường THPT trong toàn quốc có học sinh được xét tuyển thẳng trong năm nay. Theo đề án tuyển sinh 2019, các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống của ĐH này sẽ dành tối đa 15% chỉ tiêu để tuyển thẳng học sinh theo phương thức này. ĐH Quốc gia TPHCM sẽ...