Học phí các trường khối ngành kinh tế năm 2021 là bao nhiêu?
Hầu hết các trường đại học khối ngành kinh tế đều dự kiến sẽ tăng mức học phí năm học 2021 – 2022.
Năm nay, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến thu học phí của sinh viên chính quy theo Thông tư 23 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2021 là 3,5 triệu đồng/tháng, tương ứng 35 triệu đồng/năm.
Riêng sinh viên liên kết quốc tế ngành Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Troy, Hoa Kỳ và do Đại học Troy cấp bằng (không áp dụng chính sách miễn giảm học phí) mức học phí 11.979 USD/khóa (tương đương hơn 276 triệu đồng/khóa, áp dụng năm tuyển sinh 2021).
Đại học Ngoại thương duy trì chỉ tiêu tuyển sinh như năm trước là 3.990 sinh viên tại cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh. Mức học phí dự kiến với chương trình đại trà năm 2021 là 20 triệu đồng/năm (năm 2020 học phí của trường là 18,5 triệu đồng/năm).
Với các chương trình chất lượng cao Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 40 triệu đồng/năm. Riêng chương trình tiên tiến dự kiến 60 triệu đồng/năm. Mức học phí chương trình này được giữ nguyên như năm ngoái.
(Ảnh minh hoạ: U.L)
Năm học 2021-2022, học phí Đại học Kinh tế quốc dân hệ chính quy chương trình chuẩn theo ngành học cho khóa 63 từ 15 đến 20 triệu đồng/năm học (năm 2020 trường đưa ra học phí từ 14 đến 19 triệu đồng/năm)
Với các chương trình đặc thù, trường thu học phí từ 40 đến 60 triệu đồng/năm học. Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không vượt trần theo quy định của Chính phủ.
Học phí của Đại học Thương mại năm 2021 không tăng so với năm ngoái. Theo đó, học phí chương trình đại trà hơn 15,7 triệu đồng, chương trình chất lượng cao hơn 30,4 triệu và chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là 18,9 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Học viện Tài chính đưa ra mức học phí năm học 2020 – 2021 là 12 triệu đồng. Tuy nhiên, năm học 2021 – 2022 học phí sẽ được điều chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt quá 16 triệu đồng/năm học.
Với chương trình chất lượng cao, trường dự kiến là 45 triệu đồng/năm học. Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng Đại học giữa Học viện Tài chính với Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm. Trường dự kiến học 4 năm trong nước bình quân 70 triệu đồng /năm; học 3 năm trong nước và 1 năm tại Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) bình quân 170 triệu đồng /năm.
Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm, dự kiến học phí năm 2021 là: chuyên ngành Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính bình quân 52 triệu đồng/năm; chuyên ngành Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán học phí 2 năm đầu là 52 triệu đồng/năm, riêng năm cuối là 64 triệu đồng.
Đại học Kinh tế TP.HCM đưa ra mức học phí thấp nhất hiện nay của trường là các chương trình đào tạo đại trà, khoảng từ 20 đến 22 triệu đồng/năm (năm ngoái học phí của trường là 18,5 triệu đồng/năm). Nếu học chương trình đại trà ở phân hiệu tại Vĩnh Long thì mức học phí còn 80% so với học tại TP.HCM.
Chương trình chất lượng cao, học phí khoảng từ 30 đến 45 triệu đồng/năm. Chương trình cử nhân chất lượng cao gồm: Kinh tế đầu tư, Thẩm định giá và quản trị tài sản, Kinh doanh thương mại, Marketing, Kiểm toán, Luật kinh doanh, Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Ngoại thương (tài chính, ngân hàng, kế toán doanh nghiệp).
Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 20,5 triệu đồng; năm 2022 là 22,6 triệu đồng; năm 2023 là 24,8 triệu đồng; năm 2024 là 27,3 triệu đồng và năm 2025 là 30 triệu đồng. Trong giai đoạn 2026 – 2030, trường dự kiến mỗi năm điều chỉnh mức thu tăng 10-15%.
Điều đáng nói là năm 2020, trường này chỉ thu 9,8 triệu đồng/năm học với chương trình đại trà.
Tại Đại học Tài chính – Marketing (TP.HCM) năm học 2020 – 2021 mức học phí với chương trình đại trà là 18,5 triệu đồng/năm; chương trình chất lượng cao 36,3 triệu đồng/năm. Chương trình đặc thù các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 22 triệu đồng/năm.
Chương trình đặc thù ngành hệ thống thông tin quản lý 19,5 triệu đồng/năm. Chương trình quốc tế 55 triệu đồng/năm. Mức này được tính bình quân theo từng năm học, còn thực tế học phí được tính dựa trên số tín chỉ các học phần do sinh viên đăng ký.
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM đưa ra mức học phí phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó. Theo đó, sinh viên học trong 8 học kỳ, học phí bình quân là 35 triệu đồng/học kỳ (năm ngoái học phí là 30 triệu đồng/học kỳ). Học phí công bố đã bao gồm 7 cấp độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS 5.5.
Đặc biệt, sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ truyền thông, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế, Khoa học dữ liệu, Quảng cáo, Tâm lý học, Thiết kế đồ họa được nhận học bổng do doanh nghiệp tài trợ tương đương 30% học phí trong toàn khóa học.
Sinh viên chỉ đóng học phí bình quân 24 triệu đồng/học kỳ (áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2021 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác).
Tự chủ học phí: Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu
Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài thì mới được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật...
Không tăng học phí nhằm giảm gánh nặng về tài chính đối với phụ huynh và học sinh
Việc xây dựng dự thảo Nghị định thay thế để đảm bảo tính liên tục của quy định pháp luật và có căn cứ pháp lý cho các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo.
Chia sẻ thông tin về dự thảo này, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021.
MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHÍNH SÁCH
Theo Vụ Kế hoạch - Tài chính, từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 và các đợt thiên tai, bão lũ ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và tác động đến thu nhập của người dân. Việc giữ nguyên mức học phí nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh là điều cần thiết.
Liên quan dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Lãnh đạo Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang hết sức cân nhắc việc có tăng học phí năm học 2021-2022 hay không? Tinh thần chung là chấp hành chủ trương "không tăng học phí" của Bộ và Chính phủ nhằm chia sẻ khó khăn với sinh viên do Covid-19".
Ngoài ra, trong dự thảo Nghị định thay thế đã mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Bổ sung nhiều chính sách mới để đảm bảo cơ hội, tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội. Tập trung hỗ trợ học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận giáo dục.
Bên cạnh các chính sách mới, các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các quy định, khác tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP vẫn được giữu nguyên cho giai đoạn từ năm học 2021-2022 về sau.
QUY ĐỊNH MỨC TĂNG HỌC PHÍ TỐI ĐA
Ngoài việc giữ nguyên các quy định tự chủ về quyết định mức thu học phí, công khai mức thu học phí của các trường dân lập, tư thục như tại Nghị định 86, dự thảo còn bổ sung các quy định về trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục ngoài công lập đối với xã hội.
Cụ thể như chất lượng giáo dục đào tạo phải tương xứng với mức thu học phí. Quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học.
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: đối với đào tạo đại học, việc tăng mức học phí tối đa chưa có căn cứ khoa học. Tại sao không ít hơn hoặc nhiều hơn 15%? Tại sao công tác đào tạo không huy động thêm những nguồn lực khác mà cứ phải dựa vào nguồn thu chính từ học phí? Đây vẫn là vấn đề được quan tâm.
Dự thảo Nghị định lần này còn quy định đối với các trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần do Nhà nước quy định.
Các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2-2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.
Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài thì mới được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật. Thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội và thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các trường ngoài công lập theo quy định hiện nay tại Nghị định 86 được tự quyết định mức thu học phí. Phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Học phí đại học tăng 'sốc': Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp Theo chuyên gia, học phí đại học tăng khi tự chủ là tất yếu, song nếu không có biện pháp hỗ trợ thì nguy cơ người nghèo không được học đại học, nghèo lại hoàn nghèo. Hàng loạt ĐH lớn ở TP.HCM như: Bách Khoa, Kinh tế - Luật, Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Quốc tế Hồng...