Học phí các trường đại học tự chủ: Tăng bao nhiêu là đủ?
Chuyên gia cho rằng, cần quy định khung về mức tăng học phí với các trường đại học tự chủ, không nên thả nổi dẫn đến tình trạng quá cao, khó khăn cho sinh viên.
Trước thông tin năm học 2021 – 2022, các trường đại học tăng học phí đào tạo sinh viên hệ chính quy, thậm chí gấp đôi so với học phí hiện tại. Điều này khiến nhiều sinh viên và phụ huynh lo lắng khó đảm bảo kinh tế khi cho con đi học, nhất là với những gia đình nghèo.
Tăng phi mã?
Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, các trường đại học tự chủ được quyền tự quyết định mức học phí, tuy nhiên nhà nước cần quy định mức khung cụ thể cho từng ngành/chương trình đào tạo.
“Không nên để tình trạng các trường tăng ‘vô tội vạ’, thích tăng bao nhiêu thì tăng. Giáo dục đại học phải công bằng cho tất cả sinh viên, không thể vì quá đắt đỏ mà mất đi cơ hội của các em”, giáo sư Dong nhấn mạnh.
Phó giáo sư Vũ Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội cho rằng, tác động tiêu cực rõ nét nhất của tự chủ đại học là dễ dẫn đến tình trạng các cơ sở giáo dục đại học chỉ chú trọng vấn đề tự chủ tài chính. Từ đó, bằng mọi giá tăng nguồn thu qua học phí khi nhà nước thay đổi cách thức sử dụng ngân sách và các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học, không bao cấp dàn trải như trước.
Điều này khả năng dẫn đến việc các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội, đồng thời, có thể khiến học sinh nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục đại học.
Video đang HOT
(Ảnh minh hoạ: M.K)
Giáo sư Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, vấn đề quan tâm nhất là cách tính học phí của các trường đại học hiện nay. Để tính học phí, cần dựa vào chi phí đào tạo ra một sinh viên. Đây là cách thế giới đang làm, nhưng ở Việt Nam, chưa có cơ quan nào hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học về cách tính.
Về định mức kinh tế – kỹ thuật (là quy định được Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường từ năm 2014), rất khó để áp dụng cho giáo dục vì đây là một lĩnh vực đặc thù.
Báo cáo giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội năm 2020 cho thấy, hầu hết các trường mới được tự chủ chưa xác định phương thức tính chi phí đào tạo. Trong khi khung học phí của nhà nước hướng dẫn chưa tính đúng, tính đủ mức chi phí thực tiễn cần thiết để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Các hướng dẫn, cũng như căn cứ để xây dựng khung học phí, bao gồm định mức kinh tế – kỹ thuật phù hợp với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo còn chưa được tính toán một cách đầy đủ, khoa học, phù hợp thực tiễn.
Tăng không quá 2,5 lần
Đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP (sẽ hết hiệu lực khi năm học 2020-2021 kết thúc).
Nghị định dự thảo lần này với nhiều chính sách mới, có ý nghĩa lớn, gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập mà quan trọng hơn còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng GD&ĐT của các trường công lập. Đây là điểm mới mà Nghị định 86 chưa quy định, nhằm đảm bảo mức thu học phí tương xứng với chất lượng GD&ĐT.
Đồng thời, Nghị định cũng mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội.
Sinh viên nghiên cứu thực hành.
Dự thảo nghị định quy định đối với các trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá mức trần nhà nước quy định. Các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 đến 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.
Bộ GD&ĐT trong quá trình xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP bên cạnh việc giữ nguyên các quy định tự chủ quyết định mức thu học phí và về công khai mức thu học phí của các trường dân lập, tư thục như tại Nghị định 86, đã dự thảo bổ sung các quy định về trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục ngoài công lập đối với xã hội về chất lượng giáo dục đào tạo phải tương xứng với mức thu học phí.
Theo quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học. Riêng mức thu học phí năm học 2021-2022 không được vượt quá mức thu học phí năm học 2020-2021 đã thu do cơ sở đào tạo quy định.
Đại học Luật Hà Nội chào đón tân sinh viên khóa 45 nhập học
Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học năm 2020, sáng 19/10, Đại học Luật Hà Nội đã chính thức tổ chức Chương trình Chào mừng sinh viên khóa 45 nhập học.
Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên đã gửi lời chúc mừng tới các tân sinh viên K45 đã xuất sắc vượt qua hàng chục nghìn ứng viên để chính thức trở thành sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội - ngôi trường có bề dày truyền thống gần 41 năm tuổi.
Hiệu trưởng cũng khẳng định sẽ cùng với gia đình đào tạo, rèn giũa các em trở thành những cử nhân luật trong tương lai, vừa giỏi về chuyên môn vừa có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Đồng thời nhấn mạnh nhà trường sẽ dành các điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập để các em có thể phát huy được năng lực và sở trường của mình.
Năm học này, Nhà trường chính thức đón tiếp 2180 tân sinh viên hệ chính quy nhập học. Nhằm tạo điều kiện cho công tác thu nhận hồ sơ đầu năm học mới, các phòng ban chức năng của Nhà trường cùng các bạn tình nguyện viên của Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn tân sinh viên bằng việc hướng dẫn địa điểm, phân ra các khu tiếp nhận hồ sơ riêng, kiểm tra đối tượng ưu tiên, chế độ chính sách, tư vấn kỹ càng để các em có thể dễ dàng làm hồ sơ và đăng ký nhập học.
Các tình nguyện viên của Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn tân sinh viên.
Nhiều đại học tăng học phí, Bộ GD&ĐT yêu cầu công khai, giải trình mức tăng Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học. Cụ thể, lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: " Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ bật khóc trước hàng trăm người, nhan sắc thật qua "cam thường" gây sốc
Hậu trường phim
22:58:11 05/04/2025
Nguyễn Xuân Son tập luyện trên sân cỏ trở lại
Sao thể thao
22:53:03 05/04/2025
Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'
Sao việt
22:35:48 05/04/2025
Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"
Pháp luật
22:22:23 05/04/2025
Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về
Tin nổi bật
22:22:15 05/04/2025
Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp
Phim âu mỹ
22:17:39 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam
Thế giới
21:08:17 05/04/2025
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng
Lạ vui
20:35:53 05/04/2025