Học online bằng chiếc điện thoại của cha để lại
‘Khi ba mất, ba để lại chiếc điện thoại, giờ em dùng để học online. Chiếc điện thoại đó không chỉ là phương tiện học tập, mà còn là kỷ vật của ba dành cho em”, Trần Đặng Hồng Ngọc, học sinh lớp 9 Trường THCS Bàn Cờ (Q3, TP.HCM), tâm sự.
Trao học bổng cho các học sinh khó khăn vì COVID-19 ở quận 3 – Video: HUỲNH VY – HỮU HẠNH
Hồng Ngọc (trái) cùng mẹ trong phần giao lưu tại chương trình trao học bổng “ Tiếp sức đến trường” diễn ra chiều 21-10 tại Quận đoàn quận 3, TP.HCM – Ảnh: QUỐC HOÀNG
Ngọc là một trong 44 học sinh được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho học sinh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sống ở quận 3 (TP.HCM) diễn ra chiều 21-10.
Cả gia đình Ngọc đều từng nhiễm SARS-CoV-2. Ngọc và mẹ – bà Đặng Thị Lương Giao – đã khỏe bệnh sau 1 – 2 tuần điều trị COVID-19. Nhưng COVID-19 đã cướp đi người chồng, người cha luôn tìm cách pha trò để con thấy thoải mái sau những giờ lên lớp căng thẳng của gia đình.
“Với chiếc điện thoại mà cha để lại, em tự hứa với lòng, với cha mẹ sẽ học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền để có thể chăm lo cho gia đình nhiều hơn”, Ngọc tâm sự, nước mắt trào ra.
Câu chuyện hoàn cảnh của em Trần Thị Yến Vi – lớp 12A7 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (thứ hai trái sang) – đã lấy đi không ít nước mắt của những người có mặt tại buổi lễ – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Dù đã khỏi bệnh, điều trị COVID-19 2 tuần, bà Giao nói hiện tại vẫn thấy rất mệt. Bà bị trầm cảm nặng, sợ giao tiếp, gặp gỡ mọi người nên hầu như mọi chi tiêu trong gia đình đều nhờ cả vào sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, hàng xóm gom góp.
Các anh nói rằng đây là món quà nhỏ, nhưng với tôi cũng như các gia đình có mặt tại đây đều xem là món quà vô cùng quý giá, to lớn bởi trong tình cảnh này một ngàn đồng với chúng tôi cũng quý
Bà ĐẶNG THỊ LƯƠNG GIAO, mẹ của học sinh TRẦN ĐẶNG HỒNG NGỌC
Chỉ cần ai đó nhắc loáng thoáng về bố cũng đủ để em Phạm Thị Hoàng Yến (17 ngụ, ngụ quận 3) mắt ngấn lệ. Gần 1 tháng nay, Yến đã không còn được gần bố. Lần cuối em trò chuyện cùng bố là vào một ngày cuối tháng 9, khi cả gia đình đang điều trị COVID-19. “Bố vốn rất khỏe, nhưng không hiểu sao ít tuần điều trị thì bác sĩ báo bố không qua khỏi” – Yến khóc nấc.
Bố mẹ Yến làm nghề gia công lồng chim. Vốn thu nhập từ nghề này chẳng được bao, nay trụ cột gia đình không còn khiến mọi áp lực đổ dồn lên đôi vai gầy yếu của người mẹ.
Ông Nguyễn Công Thái – giám đốc Công ty TNHH ứng dụng khoa học giáo dục khởi nghiệp – chia sẻ: “Không gì có thể bù đắp hết được những mất mát, đau thương mà gia đình và các em đã trải trong thời gian qua, tôi mong rằng với món quà nhỏ bé này sẽ giúp các em thêm an tâm học tập, gia đình các em sẽ bớt đi chút gánh nặng để sớm trở lại cuộc sống mới”.
Trong đợt này, chương trình học bổng ” Tiếp sức đến trường ” - thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần thứ 525 của báo Tuổi Trẻ – sẽ trao 400 suất học bổng cho các học sinh từ cấp tiểu học đến THPT, học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM.
Trong đó đặc biệt ưu tiên các trường hợp không còn người nuôi dưỡng do ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh đầu cấp hoặc cuối cấp có nguy cơ bỏ học cao nếu không được kịp thời hỗ trợ.
Mỗi học bổng trị giá 3 triệu đồng (gồm 2,5 đồng tiền mặt và 1 suất mua đồ dùng học tập trị giá 500.000 đồng). Tổng kinh phí học bổng hơn 1,2 tỉ đồng lấy từ nguồn ủng hộ của Công ty CP GREENFEED Việt Nam hỗ trợ 1 tỉ đồng, Công ty TNHH Sahaja Yoga Việt Nam 200 triệu đồng và bạn đọc báo Tuổi Trẻ .
Công ty CP GREENFEED Việt Nam còn tặng mỗi học sinh túi quà thực phẩm G.Kitchen trị giá 135.000 đồng. Công ty TNHH ứng dụng khoa học giáo dục khởi nghiệp hỗ trợ máy tính bảng và laptop cho một số trường hợp đặc biệt khó khăn chưa có thiết bị để giúp các em học trực tuyến tốt hơn với tổng kinh phí 600 triệu đồng.
Chị Trần Thu Hà – phó bí thư Thành đoàn TP.HCM (phải ảnh) – trao học bổng cho các học sinh – Ảnh: QUỐC HOÀNG
Ông Nguyễn Công Thái (bìa trái ảnh) – trao quà tặng cho hai em Yến Vi và Hồng Ngọc (chính giữa) – Ảnh: C.T
Yến Vi và Hồng Ngọc được tặng mỗi bạn một chiếc laptop – Ảnh: QUỐC HOÀNG
Bà Lê Thị Hạ Uyên, đại diện Công ty CP GREENFEED VN (hàng thứ 2 bìa phải), trao học bổng cho các học sinh – Ảnh: QUỐC HOÀNG
Trao bảng tượng trưng ủng hộ 600 triệu đồng để tặng trang thiết bị học tập cho các học sinh trong chương trình – Ảnh: QUỐC HOÀNG
Học tập suốt đời và công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục
"Chuyển đổi số và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong bối cảnh đại dịch Covid - 19" là chủ đề của "Tuần lễ học tập suốt đời" năm 2021.
Nhiều đơn vị, quận, huyện, trường học trên địa bàn TP Hà Nội đã hưởng ứng tuần lễ bằng hoạt động thiết thức, ý nghĩa; được cụ thể hóa qua những việc đã và đang làm trong giai đoạn dạy - học online.
Tạo điều kiện để toàn dân tham gia học tập
Trong bối cảnh dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, "Tuần lễ học tập suốt đời" năm 2021 diễn ra với hình thức, nội dung phù hợp, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng tối đa các nền tảng số, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh. Các nội dung chính của tuần lễ cũng được đổi mới, tập trung vào việc đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tuyên truyền tầm quan trọng, vai trò của chuyển đổi số trong việc cung ứng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người trong bối cảnh dịch; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động dạy và học; Tổ chức các sân chơi, diễn đàn, cuộc thi có chủ đề về cộng đồng số, công dân số; tăng cường cung cấp các nguồn tài nguyên học liệu mở để phục vụ nhu cầu học tập của người dân...
Do diễn biến dịch bệnh phức tạp nên Tuần lễ học tập suốt đời 2021 được các trường tổ chức bằng hình thức trực tuyến
Tại Lễ phát động "Tuần lễ học tập suốt đời" quận Tây Hồ, Phó Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quận Tây Hồ Phạm Xuân Tài nhấn mạnh: "Các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động dạy, học; hoạt động thư viện; tổ chức các lớp, khóa học trực tuyến miễn phí/phí thấp cho trẻ em và người lớn...; trong đó lồng ghép, giới thiệu các nội dung học tập, các bài học và học liệu phù hợp với từng nhóm đối tượng người học thông qua các phần mềm trực tuyến (Zoom, Google Meet, K12Online, Microsoft Teams...); thành lập các câu lạc bộ, diễn đàn, cuộc thi trực tuyến... tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia các hoạt động học tập, giao lưu lành mạnh, bổ ích, giúp tăng cường kết nối và góp phần đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân trong bối cảnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời bị hạn chế do đại dịch Covid-19".
Đối với các bậc cha mẹ học sinh, hưởng ứng "Tuần lễ học tập suốt đời" năm nay chính là dịp để mỗi người, mỗi gia đình cần tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập online ở nhà. Để động viên, hướng dẫn con em học tập, cha mẹ học sinh cũng thường xuyên phải trau dồi kiến thức về công nghệ thông tin, chuyển đổi số các kỹ năng mềm để cùng con em học tập đạt kết quả tốt.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong dạy và học online
Theo Hiệu trưởng trường THCS Xuân La (quận Tây Hồ) Trần Thị Mỹ Lâm, trong bối cảnh đại dịch Covid-19- khi học sinh phải tạm dừng đến trường nhưng không dừng học thì thực hiện chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời trong giáo dục là việc làm cấp thiết.
Nêu những bước chuyển đối số trong dạy và học online, Hiệu trưởng Trần Thị Mỹ Lâm cho biết: Thời gian quan, trường THCS Xuân La tiếp tục thực hiện hiệu quả hình thức dạy - học trực tuyến; giáo viên, nhân viên nhà trường sử dụng thành thạo công cụ Microsoft Forms để lập các trang tính thống kê như: Thống kê số lượng học sinh học online, soạn thảo các văn bản cần sự phối hợp của nhiều người trên Word, Excel của Office 365, lưu trữ tài liệu trên OneNote, OneDrive. 100% giáo viên đã biết vận dụng các ứng dụng trên Web giáo dục như: Kaloot, Quizi, liveworksheet, padlet, classdojo ... để tạo hứng thú và tăng khả năng tương tác với học sinh. 100% học sinh tham gia học trực tuyến và có các kỹ năng sử dụng công nghệ để hỗ trợ học tập...
Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, học sinh học online tại nhà là cơ hội để cả gia đình cùng học tập, trau dồi kỹ năng công nghệ thông tin
Con cô Trần Thị Thu Hạnh- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: Hưởng ứng tuần lễ "Học tập suốt đời", trường THCS Nguyễn Bá Ngọc đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Tuần thi đua học tập tốt, thi vẽ tranh về nhân vật trong câu chuyện mà em thích, viết cảm nhận về câu chuyện mà em đã đọc, tổ chức tập huấn cho giáo viên về các ứng dụng, các phần mềm hỗ trợ dạy học; qua đó, nâng cao ý thức tích cực, chủ động trong học tập của học sinh; cũng như tinh thần tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
"Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là dịp để việc học tập suốt đời trở thành phong trào thường xuyên và liên tục; là hoạt động thiết thực để mỗi người có thêm sức mạnh, niềm tin và nỗ lực học tập; để tinh thần học tập, sự ham học, hiếu học sẽ lan tỏa tới mọi tầng lớp Nhân dân.
Mẹ Việt kể về ba giai đoạn 'học giữa Covid' ở Anh Sang London tháng 2/2020, con trai chị Hằng học online lúc phong tỏa, đến trường trong bong bóng an toàn và bây giờ, bong bóng an toàn cũng được phá bỏ. Chị Nguyễn Thu Hằng, 31 tuổi, làm việc tại một tạp chí và công ty đầu tư bất động sản ở London. Con trai chị, bé Ngô An Bảo Minh, sang Anh...