Học những gì và học để làm gì?
Lần đầu tiên khi tôi đứng quan sát con trai tôi từ xa, hai tay cầm mâm bánh ngọt trên tay đi bán trước cổng trường THCS, với “khách hàng” là các anh chị lớn hơn mình. Mặt mũi nhễ nhại mồ hôi, thân hình nhỏ bé lọt thỏm vào trong sự tấp nập trước cổng trường giờ tan học.
Tôi đã phải hết sức kìm chế những cảm xúc nghẹn ngào trong lòng, rất xót con, rất thương con, không khóc được nhưng có thể tôi đã khóc trong lòng.
Tôi không khóc thương hại con tôi. Không hơn ai nhưng tôi cũng chưa đến mức phải bắt con đi mưu sinh hỗ trợ gia đình. Đó đơn giản là điều cháu mong muốn và nài nỉ rất nhiều, vợ chồng tôi mới đồng ý cho cháu trải nghiệm.
Tôi khóc vì mừng vui con tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều so với cái tuổi lên 9 của cháu; khi mà ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, con người ta vẫn còn được sự bao bọc ấm cúng trong chiếc nôi gia đình, tôi luôn khuyến khích động viên con làm tốt nhất có thể.
Tôi chưa bao giờ ép con học bất chấp sở trường có hay không ở con. Bởi vì tất cả chỉ từ những ý tưởng, khuyến khích động viên chính ước mơ của con: “Con ước mơ lớn lên làm giám đốc doanh nghiệp”.
Gần đây khi nghe nhiều thông tin trên báo chí về những trường hợp các em học sinh đã bị khủng hoảng tâm lý dẫn đến tự tử, bị áp lực bởi việc học hành, bởi điểm số và bởi chính sự kỳ vọng quá mức vào con cái của các bậc cha mẹ. Tôi vô cùng xót xa khi chợt nhận ra ngày trước mình cũng từng có lúc rơi vào hoàn cảnh như thế.
Thành tích học tập của con cái được xem như là trang sức quý giá, tài sản quý báu mà các phụ huynh thường đem ra để khoe mẽ, để so sánh con “mày con tao”. Tôi đã phải hết sức cố gắng để học thật giỏi, thật chăm ngoan, thật hiền lành đến mức khi tôi bước ra đời thì mới hiểu cuộc đời vốn dĩ nó không phải toàn màu hồng như sách vở, như những câu chuyện đầy tính triết lý mà tôi đã được học, được dạy.
Sự thiếu thốn về kinh nghiệm sống, thiếu kỹ năng giao tiếp, sự thiếu hiểu biết, va chạm với cuộc đời đã làm tôi chật vật, làm chậm bước tiến đến thành công; trong khi đâu đó có những bạn lúc xưa học không tốt nhưng giờ thì họ lại rất thành đạt. Họ học kém không có nghĩa họ kém thông minh, họ chỉ là học thuộc bài kém thôi, còn họ rất giỏi về giao tiếp, họ rất chịu khó học từ thực tế, họ rất chịu làm, họ nhiệt tình với công việc, họ không xem mình là thiên tài nên họ luôn cố gắng làm việc để có kết quả tốt nhất.
Con cái chúng ta phải được giáo dục, dạy dỗ phát huy được sức mạnh tài năng mà con có, chứ đừng ép con học cái mà cha mẹ thích, chạy đua theo xu hướng đám đông mà thiếu khôn ngoan. Ai ai cũng muốn con mình giỏi Toán, Văn, Lý, Hóa, nói rành ngoại ngữ… Nói cách khác, phải là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Thế nhưng kiến thức nhân loại là vô hạn, nó giống như bạn vào thư viện vậy. Bạn không thể nào đọc hết tất cả cuốn sách có trong thư viện được. Mà bạn phải trả lời câu hỏi: Bạn đang muốn tìm sách gì? Bạn đọc nó để làm gì? Thì khi đó bạn sẽ có được cái quý nhất, tốt nhất, phù hợp nhất và đặc biệt là hữu dụng nhất.
Video đang HOT
Con bạn cũng thế. Với kinh nghiệm là người đi trước, mỗi khi cho con bạn học cái gì thì điều đầu tiên bạn phải hỏi con là con có thích nó không? Con học nó sau này để làm gì? Từ đó nó sẽ có những thứ để bổ trợ cho ước mơ của con?
Học hành là việc rất cần thiết, không thể thiếu với bất kỳ ai và không bao giờ là muộn với bất cứ lứa tuổi nào. Thế nhưng, chúng ta cũng phải đặt câu hỏi: “Học những gì và học để làm gì?”. Đã đành đừng để con cái sa đà vào những thú vui vô bổ của tuổi thơ, khiến mất hết cả thời gian học hành; nhưng lại càng không nên bắt con phải là nhà Toán học hay lập trình viên, khi mà con chỉ có thể làm được những phép tính thông thường và với máy tính chỉ có thể soạn thảo văn bản; trong khi con lại rất có năng khiếu thể thao, văn hóa văn nghệ…
Như đã nói, kiến thức nhân loại bao la, rộng lớn vô cùng tận; phải biết đâu là cái giúp ta thành công, đâu là cái mà ta phải học. “Học những gì và học để làm gì?” – đó chính là câu hỏi bạn nên đặt ra cho bản thân và con cái. Ai cũng kỳ vọng vào đứa con của mình, cách này hay cách khác, nhưng khi tạo áp lực cho đứa trẻ mà không nhìn nhận ra đúng sở trường, sở đoản của con, chính chúng ta lại làm hại những thiên thần bé bỏng của mình…
Nguyễn Thanh Liêm (Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Điện Liên Hiệp Phát – TPHCM)
Theo giaoducthoidai.vn
Huyện Thanh Ba - Phú Thọ Nhân rộng "xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" đang được tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Ba nói riêng và toàn tỉnh Phú Thọ nói chung thực hiện, triển khai trong những năm vừa qua.
Trường mầm non Hoa Hồng với khu vui chơi cho trẻ xanh mát
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm vừa chơi vừa học có tác dụng tăng cường thể chất, nâng cao tri thức và kỹ năng nghệ thuật, sáng tạo giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ...
Thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" Trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Thanh Ba) đã xây dựng được một không gian xanh với những bồn hoa, vườn rau, cây cảnh cùng nhiều đồ dùng, đồ chơi do chính tay các cô giáo của nhà trường sáng tạo từ những đồ phế liệu như: lốp xe ô tô, bìa cát tông, ống nước, vỏ lon bia, chai nhựa... giúp các bé thoả sức vui chơi, khám phá.
Cô giáo Trần Thị Lợi - Hiệu trưởng cho biết: nhằm giúp trẻ hiểu hơn về các bữa ăn hàng ngày, cũng như tạo cho trẻ biết những việc làm thường xuyên của gia đình, nhà trường đã tổ chức trồng vườn rau không chỉ cung cấp thêm nguồn rau sạch cho những bữa ăn hàng ngày mà còn là nơi để các trẻ được khám phá thế giới thực vật qua các hoạt động trải nghiệm như tưới rau, nhổ cỏ, bắt sâu, thu hoạch rau...".
Theo cô Lợi, "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" phải bắt đầu từ giáo viên có khả năng tự thiết kế kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất.
Giáo viên phải sáng tạo trong việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường; sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao.
Đặc biệt, giáo viên tôn trọng trẻ hơn, xác định được và thoả mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ, cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để học và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu. Giáo viên trò chuyện với trẻ và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, giao tiếp có ý nghĩa, sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông tin và để giúp trẻ diễn đạt và bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu...".
Bà Lương Thị Hồng Thanh - Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba cho biết, thực sự co sư chuyên biên rất ro rêt vê nhân thưc cua đôi ngu can bô quan ly, giao viên.
Hoat đông chuyên đê trường mầm non "lấy trẻ làm trung tâm" la điêu kiên tôt đê giup cho đôi ngu can bô quan ly, giao viên nâng cao kiên thưc vê chuyên môn nghiêp vu, ky năng, tay nghê trong quá trình thưc hiên nhiêm vu chăm soc giao duc tre.
Cac điêu kiên cơ sở vật chất, thiêt bi, đô dung đô chơi đươc đâu tư, môi trương giao duc, khu vui chơi, vận động của trẻ đươc cai thiên vì vậy chât lương chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện ngay cang đươc nâng lên rõ rệt...".
Dưới đây là một số hoạt động trải nghiệm của cô và trò trường mầm non Hoa Hồng:
Khu vườn cổ tích
Mỗi bé chăm sóc một cây trước lớp học
Đồ chơi tự làm của các cô giáo
Các cô cùng trẻ chăm sóc vườn rau
Các bé hào hứng với việc vun trồng
Trong vườn cổ tích các bé thích thú với bàn học ngoài trời
Nam Khánh
Theo giaoducthoidai.vn
Vụ giáo viên tố bị hiệu trưởng xúc phạm vì không phá thai: Đoạn ghi âm bị cắt ghép? Ngày 16/4, lãnh đạo UBND huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cho biết: Hiệu trưởng Phan Thị Hậu thừa nhận chỉ động viên cô giáo B. bỏ thai nhi vì vi phạm chính sách dân số, riêng những câu từ cay nghiệt trong đoạn ghi âm là do người khác cắt ghép tạo ra. Ảnh minh họa Thông tin với Dân trí, ông Lê...