Học nghề sau THCS: Một cách để trưởng thành
Học hết lớp 9, cô gái xứ Huế Lê Nhã phân vân giữa việc tiếp tục học lên THPT hay đi theo niềm mơ ước của mình – trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp. Suy nghĩ mãi, cuối cùng em lựa chọn con đường học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS.
Trưởng thành theo cách của mình
Đó là câu chuyện về Lê Nhã của ba năm về trước. Hiện tại, sau chừng ấy thời gian, cô gái 18 tuổi đã trở thành chủ của tiệm bánh online tại Huế. Cô chủ tự trang trải mọi thứ và sống ổn định với mức thu nhập 6 – 7 triệu/tháng. “Mức này ở Huế là khá ổn vì mọi chi phí đều rẻ hơn ở nơi khác. Sắp tới em còn ấp ủ thêm mấy sản phẩm mới, phù hợp giới trẻ, hi vọng sẽ cải thiện dần!” – Nhã chia sẻ.
Thí sinh dự thi nghề dịch vụ nhà hàng trong kỳ thi tay nghề TP Hà Nội năm 2019 Ảnh: Văn Lý
Lựa chọn con đường làm bánh, phần vì thích nấu nướng từ bé, phần lại phù hợp với hoàn cảnh gia đình em thời điểm đó. Bố mẹ Nhã vì mưu sinh đã vào Tây Nguyên làm kinh tế mới từ nhiều năm trước và em ở cùng ông bà ngoại. Lo cho cả ba đứa con ăn học, Nhã biết bố mẹ rất vất vả. Hiện tại không dựa dẫm vào bố mẹ, thậm chí còn tích lũy để biếu thêm ông bà. Với Nhã đó là bước ngoặt lớn của cuộc đời vì bằng tuổi em, các bạn còn đang được học phổ thông.
Khi quyết định rẽ ngang sang học nghề, Nhã theo học khóa làm bánh ngắn hạn, sau đó chủ yếu tự học online và xin vào phụ bếp ở nhiều tiệm bánh lớn nhỏ. Nhã không ngại khó ngại khổ, thậm chí là cọ rửa dụng cụ bếp. Cuối cùng, nữ sinh đã vững vàng, trưởng thành theo cách của mình khi mở riêng tiệm bánh online, được nhiều thực khách đón nhận.
Câu chuyện về Lê Nhã, dường như nói hộ băn khoăn của nhiều phụ huynh và cả người trong cuộc – các em học sinh vừa tốt nghiệp THCS, băn khoăn lựa chọn giữa việc tiếp tục con đường học hành hay đào tạo nghề sớm để mưu sinh và tự lập. Có nhiều người, như Nhã, đã thành công theo cách của mình. Các em trở thành thợ làm bánh, thợ cắt tóc, sửa xe, sữa chữa điện tử- điện lạnh…
Video đang HOT
Nhìn những giọt mồ hôi lăn dài trên má của một bạn nam là thợ sửa xe mới 17 tuổi, ở tiệm xe lớn phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), đầy say sưa với công việc của mình, mới hiểu thế nào là sống được bằng chính đam mê và nỗ lực. Nam sinh kể, em học xong cấp II đã là một nỗ lực lớn rồi, bởi theo như lời em thì “con chữ không nạp được vào đầu”, thay vào đó, em chỉ muốn có một nghề phù hợp với bản thân, để có thể kiếm tiền nuôi mình, không phụ thuộc vào bố mẹ. “Em học nghề sửa xe mất hơn một năm và đã làm thêm tại đây được một thời gian rồi. May mắn của em là gặp được nhiều người anh đi trước có kinh nghiệm nên càng làm càng thích, khám phá thêm được nhiều, dù công việc không hề nhẹ!”- nam sinh cho hay.
Sẵn sàng cho ngã rẽ?
Chia sẻ về vấn đề học nghề tại một buổi tư vấn định hướng sau tốt nghiệp THCS mới đây, cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền (Hải Phòng), cho rằng, nếu lựa chọn ngành nghề phù hợp, học sinh vẫn thành công. Nhất là định hướng cho học sinh có lực học trung bình, cơ hội trúng tuyển vào lớp 10 thấp và học sinh có nguyện vọng học nghề chọn đúng nghề phù hợp để tránh lãng phí thời gian cũng như tiết kiệm chi phí.
Theo cô Hương, con đường nào cũng cần có sự đam mê, sự nỗ lực vượt khó. Nếu học sinh có năng khiếu các bộ môn nghệ thuật, các em có thể theo học những trường văn hóa nghệ thuật. Trong cơ chế hiện nay, việc lựa chọn theo con đường học trung cấp, rồi liên thông lên cao đẳng, đại học luôn rộng mở. Khi đó, các em có thể trở thành một người thợ giỏi được nhiều người ngưỡng mộ.
“Thành công của con người là lựa chọn được một nghề phù hợp, không nhất thiết phải vào đại học. Vì vậy học sinh không nên quá lo lắng khi tốt nghiệp trung học cơ sở thì phải vào bằng được một trường THPT nào đó”.
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền (Hải Phòng)
Theo các chuyên gia, với lứa tuổi sau THCS, lựa chọn ngành nghề phù hợp với tuổi, sức khỏe, trình độ, cũng là điều cần cân nhắc. Một số ngành nghề có đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, phù hợp với giai đoạn này như học làm bánh, điện lạnh, sửa chữa xe máy, trang điểm, làm tóc… Nỗ lực, chăm chỉ và tích lũy kinh nghiệm, không ngại khó ngại khổ thì cơ hội công việc luôn rộng mở cho các em. Để tăng cơ hội việc làm, học sinh ngoài việc đào tạo chuyên môn cần tích lũy kỹ năng mềm như công nghệ, giao tiếp, làm việc nhóm…
Một thông tin quan trọng mà phụ huynh, học sinh cần lưu ý, đó là Luật Giáo dục sửa đổi (có hiệu lực từ 1/7/2020) quy định học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể đăng ký học hệ cao đẳng chính quy. Tổng thời gian học là 4 năm, bao gồm các môn học văn hóa. Xét theo quy định trên, học sinh tốt nghiệp THCS có nhiều sự lựa chọn hơn. Cơ hội này thể hiện rõ ràng qua mô hình đào tạo 9 4 – mô hình đang được Bộ LĐTB&XH khuyến khích phát triển. Với mô hình này, học sinh tốt nghiệp THCS tham gia hệ đào tạo này sau 3 năm thì có bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề; học thêm 1 năm nữa thì có bằng cao đẳng chính quy. Khi đó, học viên có thể đi làm hoặc lựa chọn liên thông lên đại học.
Học chương trình 9+ sẽ được cấp giấy xác nhận hoàn thành chương trình THPT?
Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề (chương trình 9 cộng) đã tăng lên rõ rệt, nhưng đa số cha mẹ vẫn mong muốn con mình có được cả tấm bằng THPT sau khi tốt nghiệp trường nghề.
Đại diện Trường CĐ nghề Phú Yên nêu ý kiến tại hội nghị - MỸ QUYÊN
Vấn đề này được tập trung bàn luận trong Hội nghị Tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm năm 2020 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức tại TP.HCM sáng 23.6, với sự tham gia của đại diện hàng trăm trường CĐ, trung cấp và các Sở LĐ-TB-XH phía Nam.
99% phụ huynh muốn con có bằng tốt nghiệp THPT để vào ĐH?
Có mặt tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ nghề Phú Yên, nêu ra vấn đề vướng mắc: "Trường chúng tôi tuyển sinh chương trình 9 cộng rất khó vì khảo sát số các em không đậu lớp 10 thì có đến 80% đăng ký học trung tâm giáo dục thường xuyên, chỉ 20% là muốn học nghề. Với phụ huynh thì có đến 99% muốn con học giáo dục thường xuyên để lấy bằng tốt nghiệp THPT, có cơ hội đi học ĐH. Trường có liên kết với trung tâm GDTX để đào tạo văn hóa cho các em học nghề, có tổng số 150 em chuẩn bị thi tốt nghiệp năm nay thì có đến 120 em đã nhận được giấy báo trúng tuyển vào ĐH! Vậy thì còn nguồn nào cho chúng tôi tuyển nữa?".
Đây chính là nỗi khổ chung của rất nhiều trường CĐ, trung cấp khi nguồn tuyển từ đối tượng tốt nghiệp THPT đã gần như đóng lại vì ĐH mở rộng cánh cửa, nguồn tuyển từ đối tượng THCS lại gặp phải "rào cản tâm lý".
Đại diện Sở LĐ-TB-XH Kiên Giang cho biết sở hằng năm vẫn phối hợp với Sở GD-ĐT để tổ chức hội nghị về phân luồng, cố gắng nâng tỷ lệ học sinh THCS học nghề lên, tuy nhiên, phải có lộ trình chứ không thể ngay lập tức thay đổi được tâm lý của phụ huynh và học sinh. Hiện tỉnh có khoảng 19-20% học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường CĐ và trung cấp.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Vỹ, Giám đốc Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn, cho rằng tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, nguồn tuyển sẽ dồi dào hơn, ngay cả ở đối tượng tốt nghiệp THCS. "Tại Bình Định có khoảng 15% học sinh không đậu lớp 10 thì chủ yếu học GDTX, ít em nào chọn học nghề. Nếu phụ huynh nào muốn con vào trường nghề thì vấn đề đầu tiên đặt ra là học văn hóa trong trường nghề có được cấp bằng THPT không, nếu không là phụ huynh không đăng ký. Chức năng chính của trường nghề là đào tạo nghề chứ không được cấp bằng THPT, nên muốn vậy các trường CĐ, TC phải liên kết với trung tâm GDTX để đáp ứng nhu cầu này. Nhiều em lại muốn học nghề, không muốn học văn hóa nhưng chính ba mẹ lại muốn con phải có bằng THPT. Như vậy ngay giữa phụ huynh và con cái vẫn có độ "vênh" nhất định".
Sẽ xác nhận việc hoàn thành chương trình phổ thông
Theo ông Thân Đức Hưởng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận thức trong xã hội đã thay đổi rất nhiều nên đào tạo nghề đang ngày càng thu hút người học. Ông Hưởng nhìn nhận: "Học ĐH chưa chắc có thu nhập cao bằng người có tay nghề cao. Người tốt nghiệp ĐH có khi chỉ có mức lương 5-7 triệu đồng/tháng, trong khi một bếp trưởng không cần học ĐH, chỉ cần học trung cấp hay CĐ, vẫn có thu nhập 15 triệu đồng/tháng. Đó là một dấu hiệu đáng mừng".
Vì thế ông Hưởng cho rằng việc học sinh tốt nghiệp THCS hay THPT có đi học nghề hay không chỉ còn là vấn đề thời gian, nếu như trường nghề đào tạo tốt, ra trường có việc làm ngay với mức thu nhập không thua ĐH thậm chí cao hơn.
Đại diện Sở LĐ-TB-XH Lâm Đồng đã nêu ra kinh nghiệp tại địa phương mình. Theo đó, đầu học kỳ 2 Sở có văn bản gửi sở GD-ĐT đề nghị chỉ đạo các trường phổ thông tạo điều kiện cho các trường CĐ, TC đến tư vấn hướng nghiệp. Sở cũng in phiếu đăng ký xét tuyển gửi tới trường THCS, THPT trên địa bàn, đồng thời gửi mail chuyển thông tin về tuyển sinh cho các trường này. Ngoài ra, Sở LĐ-TB-XH Lâm Đồng cũng tổ chức hội nghị tuyển sinh trực tuyến mời tất cả các trường CĐ, trung cấp đến chia sẻ thông tin và phát trên đài truyền hình tỉnh cho học sinh, phụ huynh theo dõi.
Về vấn đề học chương trình văn hóa THPT khi tham gia chương trình 9 cộng, ông Vu Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, thông tin: "Học trung cấp, nhất là các ngành kỹ thuật, các em không bắt buộc phải học văn hóa THPT vì nhiều doanh nghiệp chỉ cần có tay nghề. Tuy nhiên, nếu các em muốn học lên lên trình độ cao hơn, thì đăng ký học 4 môn nếu muốn học từ trung cấp lên CĐ và 7 môn nếu muốn tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến nay Tổng cục đã hoàn thành Dự thảo thông tư quy định khối lượng văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề và quy trình xác nhận việc hoàn thành chương trình THPT này, để thay thế thông tư của Bộ GD-ĐT trước đó đã hết hiệu lực. Dự thảo này đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia. Sau khi thông tư được ban hành, chúng ta có quyền cấp giấy xác nhận cho người học đã hoàn thành chương trình văn hóa phổ thông khi học chương trình 9 cộng, điều đó có nghĩa các em hoàn toàn không gặp vướng mắc gì nếu muốn liên thông lên các trình độ cao hơn".
Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết năm nay là năm thứ 4 hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều bước phát triển như lần đầu tiên Việt Nam đổi màu huy chương tại kỳ thi tay nghề thế giớ lần thứ 45 (Nga) khi thí sinh Việt nam giành 1 huy chương bạc và 8 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, xếp thứ 22/63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
"Công tác tuyển sinh năm 2019 đạt 103,5% so với kế hoạch năm với 2.338.000 người, trong đó 568.000 vào CĐ, trung cấp. Năm 2019, triển khai thành công đào tạo thí điểm 12 chương trình đào tạo chuyển giao từ Úc, bắt đầu triển khai thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức. Điều đáng lưu ý là triển khai mô hình đào tạo trình độ CĐ cho đối tượng tốt nghiệp THCS (mô hình 9 cộng) trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 tháo gỡ phân luồng, thu hút ngày càng nhiều người học", ông Dũng chia sẻ.
Học sinh đăng ký học nghề thay vì vào lớp 10 Nhận thức của phụ huynh đang dần có sự thay đổi khi không ngần ngại cho con đăng ký học nghề thay vì thi vào lớp 10 bằng mọi giá như trước đây. Học sinh tốt nghiệp THCS học nghề có rất nhiều lợi thế như được miễn học phí, sớm ra trường đi làm... - ẢNH: MỸ QUYÊN Được hỗ trợ kinh...