Học nghề lại không theo nghề
Mỗi năm, ở ĐBSCL có hàng vạn sinh viên (SV), học viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề hoặc hoàn tất việc học tại các lớp dạy nghề ngắn hạn.
Đây là lực lượng lao động (LĐ) có chuyên môn nhiều trình độ khác nhau bổ sung vào nguồn nhân lực cho nhiều ngành, nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Với từng cá nhân, khi có nghề trong tay, cơ hội tìm việc làm như mong muốn cũng thuận lợi hơn. Ấy nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải người LĐ nào sau học nghề cũng có thể theo nghề…
Học xong theo nghề không dễ
Chị Lê Thị Nga ở xã An Long (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) theo học lớp dạy nghề đan giỏ xách nhựa do Hội LHPN xã tổ chức. Thời gian đầu, chị và gần 10 chị khác mỗi ngày chỉ đan được 1 – 2 chiếc. Cần cù, chịu khó, hiện chị Nga đã đan thành thạo. Chị cho biết: “Bây giờ có hôm đan được 10 cái, tiền công được 50.000 đồng”. Ấy nhưng, không phải học viên các lớp dạy nghề cho LĐ nông thôn nào ở ĐBSCL cũng có thể theo nghề sau khi học nghề.
Ngay tại Đồng Tháp, một số lớp dạy nghề ở TP.Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự…, sau khi học xong học viên chỉ theo nghề được một thời gian rồi bỏ nghề do “đầu ra” sản phẩm bấp bênh, thu nhập thấp; kể cả số LĐ sau học nghề vào làm công nhân tại các nhà máy. Theo Sở LĐTBXH Đồng Tháp, một số LĐ học nghề may gia đình, may công nghiệp xin vào làm công nhân tại các Cty, sau một thời gian bỏ nghề do thu nhập phải tiện tặn mới đủ chi tiêu, không có tích lũy…
Học nghề ngắn hạn hay trung cấp – cao đẳng đều có tình trạng học xong nhưng không theo nghề. Ảnh: L.N.G
Ngoài số LĐ sau khi học theo nghề được một thời gian rồi bỏ nghề, còn có những người học xong không theo nghề vì không tìm được việc làm. Tại Sóc Trăng, 5 năm (từ 2006-2010) có khoảng 40.000 LĐ được học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ, cứ 10 LĐ sau học nghề thì có 3 người không tìm được việc làm. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các địa phương vùng ĐBSCL.
Cử nhân cũng làm trái nghề
Video đang HOT
Ngay số SV tốt nghiệp đại học, cao đẳng không phải ai cũng có thể tìm được việc làm đúng ngành, nghề đã học. Theo thống kê của Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ và Trường Cao đẳng Cơ điện & Nông nghiệp Nam Bộ, hàng năm trên 70% SV tốt nghiệp có việc làm. Tuy đây là một tỉ lệ được đánh giá là lạc quan, song cho thấy vẫn có gần 30% số SV tốt nghiệp cao đẳng nghề không tìm được việc làm ngay. Những trường hợp này sau đó có tìm được việc làm đúng ngành, nghề đã học hay không vẫn là một câu hỏi!
Còn theo thống kê của Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang, từ năm 2005 tới nay, trường mở 2 lớp cử nhân, 4 lớp trung cấp du lịch với trên 330 SV. Tuy nhiên, số SV tốt nghiệp năm 2009 có việc làm đúng ngành nghề đào tạo rất ít. Một tỉ lệ lớn trong số này chấp nhận làm các nghề trái với ngành đã học. Còn tại Đồng Tháp, năm học 2010-2011, ngành GDĐT tuyển gần 700 chỉ tiêu từ bậc học mầm non đến THPT. Ấy nhưng, số hồ sơ dự tuyển của SV tốt nghiệp ngành sư phạm lên đến 1.650 hồ sơ. Hệ quả tất yếu của sự chênh lệch giữa cung-cầu là nhiều SV phải tìm việc trái nghề hoặc tại ngành GDĐT các địa phương khác (cũng không dễ có việc). Chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa tốt nghiệp đại học sư phạm, không tìm được việc đúng nghề phải xin vào làm việc tại một Huyện đoàn!
Không theo nghề vì…
Từ tình hình nêu trên cho thấy, tình trạng SV, học viên học nghề nhưng không theo nghề xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đối với dạy nghề ngắn hạn cho LĐ nông thôn, số người sau học nghề nhưng không tìm được việc làm là do ngành nghề đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường LĐ tại địa phương. Còn một bộ phận học viên chỉ theo nghề được một thời gian rồi bỏ nghề xuất phát từ nguyên nhân thu nhập khi làm nghề thấp.
Anh Nguyễn Văn Hưng ở thị trấn Mỹ An (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) cho biết, nghề đan thảm bằng nguyên liệu lục bình học vài ngày là có thể làm, nhưng thu nhập chỉ từ 20.000-30.000 đồng/ngày. Chị Phan Kim Tuyết ở phường 4 (TP.Vĩnh Long) cũng nhận xét tương tự: Học nghề xong, ngồi đan thảm cả ngày chỉ kiếm được xấp xỉ 20.000 đồng nên bỏ nghề, chuyển sang đi học lớp nấu ăn.
Đối với SV tốt nghiệp cao đẳng, đại học thì nguyên nhân khiến sau khi có tấm bằng trong tay phải làm trái nghề có mấy nguyên nhân: Việc chiêu sinh đào tạo của một số trường – và việc chọn ngành học của các bạn trẻ – chưa sát với nhu cầu xã hội. Tình trạng thừa -thiếu giáo viên là một minh chứng. Chế độ đãi ngộ, thu nhập cũng là một yếu tố tác động. Nhiều địa phương thiếu giáo viên mầm non, song việc chiêu sinh ngành sư phạm đào tạo giáo viên bậc học này thường không đủ chỉ tiêu.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân do một số bạn trẻ chưa hình dung hết công việc của nghề mình chọn học sau khi ra trường. Các lớp đào tạo ngành du lịch mấy năm qua tại Kiên Giang chủ yếu đào tạo hướng dẫn viên du lịch và thu hút đông SV nữ hơn SV nam. Tuy nhiên, khi ra trường, không ít bạn nữ không theo nghề vì không thích ứng được với điều kiện thường xuyên làm việc xa nhà, sức khỏe không đảm bảo…
Khi hoạt động hướng nghiệp chưa thật thấu đáo, việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chưa được thực hiện bài bản với độ chính xác cao thì tình trạng học nghề nhưng không theo nghề khó có thể hạn chế được ở mức thấp nhất!
Theo Lao Động
Học nghề và du học - Sự lựa chọn không tồi cho teen 12
Nhiều bạn vì ngại với bạn bè, thầy cô, thậm chí cả gia đình nên cứ cố, cố mãi, cố mãi để vào đại học. Tâm lý ấy khiến bạn trở nên nhụt chí hơn bao giờ hết.
Học nghề
Thi đại học đã không còn là sự lựa chọn duy nhất đối với học sinh hiện nay. Nhiều bạn, đỗ đại học nhưng vẫn còn rất mơ hồ trong việc lựa chọn nghề trong tương lai. Chọn ngành quản trị kinh doanh nhưng vẫn không hiểu với ngành này sau này mình có thể làm công việc cụ thể là gì và làm ở đâu, như thế nào. Với nhiều bạn, học đại học chỉ là học, còn thực tiễn nghề nghiệp sau này thì tính sau.
Khác với họ, những bạn cảm thấy mình không đủ sức thi đại học hay trượt đại học, khi quyết định chọn một ngành nghề nào theo học là họ đã có định hướng riêng cho tương lai mình.
Trượt đại học, Tuấn buồn chán không thiết làm gì, được sự động viên của gia đình và tự nhận thức được sức mình không đủ để đặt chân được vào ngưỡng cửa ấy, Tuấn đã quyết định theo bố đi học nghề sửa chữa xe máy, ô tô. "Làm riết rồi thành quen và yêu nghề" đó là câu chia sẻ của Tuấn khi được hỏi. Nhìn hình ảnh cậu học trò ngày nào giờ đã tự kiếm được tiền và trở thành một thợ sửa chữa lành nghề, nhiều bạn bè vô cùng thán phục và yếu mến. Cảm giác có lỗi với gia đình vì trượt đại học cũng không còn ám ảnh Tuấn nhiều như trước.
Trên các phương tiện truyền thông hiện nay nói rất nhiều về bài toán "Giải quyết tình trạng thừa thầy thiếu thợ" của cả xã hội, cùng với đó là rất nhiều các cơ sở dạy nghề mở ra đáp ứng nhu cầu theo học của các học viên. Một số nghề đang hút được nhiều học viên theo học là sửa chữa điện thoại, ô tô, xe máy, máy tính, điện lạnh...thợ hàn, thợ điện, thợ cơ khí hay hướng dẫn viên du lịch, điều dưỡng...
Nhiều bạn vì ngại với bạn bè, thầy cô, thậm chí cả gia đình nên cứ cố, cố mãi, cố mãi để vào đại học. Tâm lý ấy khiến bạn trở nên nhụt chí hơn bao giờ hết. Hãy tỉnh táo lựa chọn cho mình bước đi. Học nghề không có gì là đáng xấu hổ hay thấp kém. Định hướng đúng bước đi tiếp theo phù hợp với năng lực bản thân và hoàn cảnh gia đình chính là thành công bước đầu của bạn rồi đấy.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Đi du học
Nhắc đến du học là ai ai cũng thấy ẩn chứa sau câu nói ấy là cả một niềm hãnh diện. Tuy nhiên, hãnh diện cũng có 5, 7 loại. Người thì hãnh diện vì dành được học bổng du học nước ngoài, người thì vì kết quả học tập tốt, nỗ lực suốt 12 năm cuối cùng cũng được đền đáp nhưng cũng không thiếu kẻ hãnh diện khi cho rằng bạn bè sẽ phải lác mắt khi thấy mình được đi du học.
Nếu như một vài năm trước đây, đi du học là cả một vấn đề lớn. Dường như chuyện đó chỉ dành cho những bạn có thành tích học tập thật xuất sắc được nhà nước hay tổ chức nào đó cử đi, hoặc phải giành được học bổng qua thi cử thì nay, chỉ cần gia đình có tiền là có thể biến ước mơ ra nước ngoài học đó thành hiện thực ngay tức khắc.
Lý do đi du học cũng vô cùng đa dạng: học ở nước ngoài sẽ tạo ra một môi trường vô cùng lý tưởng, giúp các bạn tiếp cận với nền văn minh mới, với các thành tựu khoa học vĩ đại và nguồn tri thức vô cùng phong phú. Đó là những lý do tích cực của những bạn thực sự có ý chí, quyết tâm học tập. Còn với những bạn dùng tiền của gia đình để đi du học, coi việc đó như đi chơi thì du học quả là một chuyến du lịch thú vị, vừa có tiền chu cấp, lại vừa có không gian để thỏa sức vẫy vùng mà không sợ bị quản lý, lại được cái tiếng đi học trường Tây. Quả là vẹn cả 3 đường.
Hoài Thương (cựu học sinh trường Lương Thế Vinh, Hà Nôi) chia sẻ: "Mình rất vui khi được đi du học. Ở đây, mình được tiếp xúc với nhiều người hơn, mở rộng tri thức hơn và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ của mình tăng lên đáng kể".
Nhiều bạn, ngay từ khi lên cấp 3 đã định hướng cho mình một con đường duy nhất, đó là đi du học. Điều đó giúp các bạn nỗ lực hơn trong học tập bởi du học là để học, chứ không phải để chơi. Cũng không ít bạn khi đứng trước sự lựa chọn giữa thi đại học trong nước hay đi du học không khỏi phân vân. Học đại học trong nước sẽ được ở gần gia đình, bè bạn, không phải đối diện với cảm giác nhớ nhà da diết nhưng du học lại được coi là cánh cửa tri thức mới, nơi nung đúc những ước mơ của bạn thành công hơn.
Không ai phủ nhận các trường đại học trong nước ngày càng tiến bộ trong giáo trình giảng dạy và phương tiện truyền đạt, tuy nhiên các trường đại học ở nước ngoài vẫn được đánh giá cao hơn về vấn đề này. Nếu vẫn còn phân vân thì hãy tham khảo ý kiến cha mẹ, người thân và xem xét sức học của mình cùng tài chính gia đình, lúc ấy bạn sẽ có được một quyết định sáng suốt.
Đừng vì danh hão
Cái danh hão được đi học ở nước ngoài hiện nay vẫn còn ăn sâu vào máu của nhiều người dân Việt Nam. Các bậc phụ huynh đôi khi chỉ vì muốn được bằng người này người kia với suy nghĩ: "Nhà mình thế này kém gì nhà kia mà nhà họ cho con đi du học được, nhà mình lại không" nên đã không tiếc tay vung tiền cho con đi du học dù biết rõ sức học con mình tới đâu. Hay nhiều gia đình, vì thấy con trượt đại học hay không có khả năng thi đại học đã vội làm hồ sơ, thủ tục cho con đi du học để tránh làm mất mặt cha mẹ.
Dân gian xưa vẫn có câu "Bệnh sĩ chết trước bệnh siđa" để chỉ tác hại của bệnh háo danh, sĩ diện. Không phải ai khi đặt chân ra nước ngoài học tập đều thành công. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như học lực, tri thức, nghị lực, và môi trường xung quanh... Đã có rất nhiều học sinh Việt Nam đi du học va vấp, ăn chơi chác táng, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của của gia đình.
Tạm kết, có nhiều con đường để bạn lựa chọn cho tương lai. Tuy nhiên, hãy tỉnh táo lựa chọn để con đường ấy không biến thành con đường lắm chông gai nhé!
Theo PLXH
Học nghề được cấp học phí "Tại huyện Nhà Bè, học sinh THPT bỏ học nhiều, hiệu suất đào tạo chỉ đạt 60% mà nguyên nhân chính là các em không đủ năng lực theo học. Vì vậy, huyện đã lập đề án phân luồng học sinh học nghề" - ông Nguyễn Trung Khánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nhà Bè, cho biết. Cũng vì lý do trên, ngày càng...