Học ngay 6 cách chữa nám bằng lá tía tô siêu hiệu quả
Trước khi tìm hiểu những cách trị nám tàn nhang bằng lá tía tô, chúng ta cần nắm được công dụng của lá tía tô trong việc trị nám.
1. Vì sao lá tía tô giúp trị nám hiệu quả?
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tía tô sở hữu lượng Vitamin A, C và hàng loạt các khoáng chất: Canxi, sắt, kẽm, 40% tinh dầu và phần lớn là acid béo chưa bão hòa.
Theo Đông y, hàm lượng tinh dầu dồi dào trong tía tô có khả năng tiêu đờm, trừ ho, giải cảm, giảm triệu chứng đau đầu, sổ mũi và cả đại tiện bí. Khi các hợp chất này thẩm thấu vào biểu bì da, sẽ tăng kích thích sản sinh tế bào mới, lấp đầy lớp da sạm đen, nám, tàn nhang trước đó, giúp da sáng mịn và đều màu. Ưu điểm của trị nám bằng lá tía tô có độ an toàn cao, dễ thực hiện và chi phí rẻ.
2. Cách trị nám bằng lá tía tô như thế nào?
Có thể thấy, lá tía tô không đơn thuần là loại rau dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp và chăm sóc da. Đặc biệt, các cách trị nám bằng lá tía tô tại nhà được rất nhiều người áp dụng thành công.
Lá tía tô không đơn thuần là loại rau dùng trong các bữa ăn hàng ngày, mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp và chăm sóc da. Ảnh minh họa
Sau đây là tổng hợp các cách làm được nhiều người đánh giá là mang lại kết quả trị thâm nám, làm đẹp da.
Trị nám da bằng mặt nạ lá tía tô nguyên chất
Mặt nạ tía tô cung cấp hàm lượng cao vitamin và khoáng chất. Đây là những chất cần thiết, sẽ mang đến làn da khỏe mạnh và sáng mịn hơn trông thấy.
Đồng thời, mặt nạ tía tô còn thẩm thấu vào da, giải phóng nước, mồ hôi ứ đọng tại lỗ chân lông. Làn da thông thoáng, giảm mụn rõ rệt.
Đặc biệt, thường xuyên đắp mặt nạ lá tía tô còn giúp loại bỏ các hắc sắc tố melanin có hại trên da, cải thiện đốm nám, tàn nhang hiệu quả.
Mặt nạ tía tô cung cấp hàm lượng cao vitamin và khoáng chất. Ảnh minh họa
Cách tiến hành:
Có thể dùng nguyên liệu lá tía tô tươi hoặc bột tía tô đều được.
Đắp mặt nạ bằng nước lá tía tô tươi:
Bước 1: Chọn 1 nắm lá tía tô tươi
Bước 2: Rửa thật sạch, giã nát lấy nước
Bước 3: Thoa đều nước lá tía tô lên mặt. Thư giãn trong 15 – 20 phút
Bước 4: Rửa mặt lại thật sạch và thực hiện các bước chăm sóc da thông thường.
Mặt nạ tía tô mật ong trị thâm nám làm trắng da
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và mật ong nguyên chất
Bước 2: Xay nhuyễn lá tía tô. Cho 2 – 3 thìa mật ong vào trộn cùng.
Bước 3: Dùng mặt nạ thu được để thoa đều lên da và thư giãn trong 15 phút.
Bước 4: Rửa lại mặt bằng nước sạch.
Đắp mặt nạ bằng nước lá tía tô tươi. Ảnh minh họa
Xông hơi bằng lá tía tô và chanh
Trong lá tía tô chứa lượng lớn tinh dầu aldehyd, limonene mang đến hiệu quả trị nám, làm đẹp da. Đun sôi tía tô, các tinh chất này sẽ bốc hơi, thấm vào da. Từ đó, loại bỏ hiệu quả độc tố trên da và trị thâm nám hiệu quả.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị 1 mớ tía tô, 1 quả chanh, nước sạch, khăn.
Video đang HOT
Bước 2: Rửa sạch tía tô. Cho vào đun cùng 500ml nước và chanh thái mỏng
Bước 3: Đổ phần nước lá tía tô đã được đun sôi này vào bát tô. Tiến hành xông mặt. Lưu ý cách miệng bát khoảng 30 cm.
Bước 4: Sau 15 phút xông, lau sạch da.
Bước 5: Đợi 10 phút cho các lỗ chân lông se khít, rửa lại bằng nước mát.
Các tinh chất sẽ bốc hơi, thấm vào da, từ đó, loại bỏ hiệu quả độc tố trên da và trị thâm nám hiệu quả. Ảnh minh họa
* Lưu ý khi thực hiện:
- Tránh xông quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên áp dụng 1 – 2 lần.
- Không xông khi buồn ngủ.
- Dùng lá tía tô xông hơi trị nám sau 1 – 2 tháng sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Trị nám bằng lá tía tô xay sinh tố
Uống nước lá tía tô cũng là cách trị nám tàn nhang từ sâu bên trong và chăm sóc, làm đẹp da hiệu quả.
Cách tiến hành:
Bước 1: Đem ngâm 100g lá tía tô với muối để sát khuẩn. Rửa lại thật sạch với nước.
Bước 2: Cho lá tía tô vào xay nhuyễn cùng 1 chút nước lọc
Bước 3: Chắt lấy nước cốt tía tô, bỏ xác lá và uống nước này.
Trị tàn nhang bằng lá tía tô xay sinh tố. Ảnh minh họa
* Lưu ý khi áp dụng
- Mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc nước tía tô.
- Để đạt kết quả tốt nhất, cần kiên trì thực hiện trong khoảng 1 – 2 tháng.
- Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm 1 chút đường vào nước lá tía tô.
Trà lá tía tô chữa thâm nám hiệu quả
Pha trà lá tía tô, uống đều đặn cũng là cách giúp làm trắng da, trị nám và tăng cường sức khỏe.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Đem ngâm lá tía tô với muối rồi rửa sạch lại với nước thường
Bước 2: Phơi hoặc sao khô lá tía tô. Sau đó đem cho vào hộp bảo quản.
Bước 3: Cho 1 lượng lá vừa đủ cho vào ấm rồi đổ nước nóng vào
Bước 4: Sau 5 phút, trà ngấm thì đem đổ ra cốc và thưởng thức.
* Một số lưu ý khi thực hiện
- Có thể dùng trà tía tô mỗi ngày
- Để đạt hiệu quả như mong muốn cần kiên trì thực hiện.
Massage tía tô với chanh và mật ong
Dùng chung lá tía tô với chanh và mật ong sẽ tăng hiệu quả trị nám của tía tô. Có công dụng mát xa tẩy da chết, mờ thâm nám. Lượng Acid citric trong chanh sẽ giúp làm sáng da tự nhiên.
Đồng thời, lượng vitamin trong chanh, mật ong và tía tô còn là cách kích thích tăng sinh collagen nuôi dưỡng và tái tạo da.
Kết hợp tía tô với chanh và mật ong. Ảnh minh họa
Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị 100g tía tô, 2 thìa cốt chanh, 1 thìa mật ong
Bước 2: Xay tía tô rồi lọc lấy nước, bỏ xác lá.
Bước 3: Trộn đều nước này với chanh và mật ong.
Bước 3: Thoa đều hỗn hợp tạo dược này lên da. Kết hợp massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
Bước 4: Thư giãn trong chừng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Kết hợp lá tía tô và tỏi chữa trị nám
Tỏi chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin E cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng làn da và ngăn chặn sự lão hóa, chống ánh nắng mặt trời.
Kết hợp tỏi cùng với lá tía tô sẽ tạo nên loại mặt nạ trị nám hiệu quả. Không chỉ vậy, còn giúp làn da khỏe đẹp, trắng sáng mịn màng.
Kết hợp tỏi cùng với lá tía tô sẽ tạo nên loại mặt nạ trị nám hiệu quả. Ảnh minh họa
Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị 100g lá tía tô, 1 củ tỏi
Bước 2: Lá tía tô đem rửa sạch, cắt nhỏ. Bóc bỏ vỏ tỏi.
Bước 3: Cho lá tía tô và tỏi vào máy xay rồi xay nhuyễn. Chắt lấy nước cốt.
Bước 4: Dùng hỗn hợp thu được để thoa lên mặt. Kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da.
Bước 5: Sau khoảng 10 phút, rửa sạch mặt với nước ấm.
* Lưu ý khi áp dụng
- Đắp mặt nạ lá tía tô, tỏi 3 lần/ tuần
- Kiên trì thực hiện liên tục trong 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả đáng kể
- Đối với làn da bị khô, bạn có thể cho thêm một chút mật ong để cấp ẩm cho da
3. Những lưu ý khi trị nám bằng lá tía tô
Trị nám bằng lá tía tô chỉ hiệu quả với các vết nám mới hình thành. Ảnh minh họa
- Phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả với các vết nám mới hình thành
- Chỉ phát huy hiệu quả trị nám khi thực hiện trong thời gian dài
- Phụ nữ có thai nên cẩn trọng khi dùng tía tô
Nám – tàn nhang gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ. Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chữa nám bằng lá tía tô siêu hiệu quả tại nhà. Hi vọng chị em sẽ áp dụng hiệu quả và sớm tạm biệt nỗi ám ảnh nám da.
Cách trị rụng tóc từ củ gừng
Có thể sử dụng củ gừng hoặc chiết xuất từ gừng để làm nước gội đầu trị rụng tóc, dưỡng tóc mềm.
Vậy cách sử dụng như thế nào?
Tác dụng trị rụng tóc của củ gừng?
Thành phần trong củ gừng khá đa dạng, có khả năng làm đẹp da, chống rụng tóc rất tốt. Các thành phần dinh dưỡng có lợi cho làm đẹp gồm:
Chất đạm
Chất béo
Vitamin B3, vitamin B6, vitamin C, niacin, riboflavin
Các chất khoáng như sắt, kẽm, magie, phốt pho...
Các vitamin và chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp phục hồi mái tóc hư tổn, giúp cho da đầu khỏe, nuôi dưỡng nang tóc. Kẽm có tác dụng kháng viêm hữu hiệu. Do đó gừng có tác dụng làm sạch da đầu nên giúp hạn chế gàu, ngăn ngừa một số tình trạng viêm nhiễm da đầu.
Dùng gừng tươi làm nguyên liệu gội đầu để trị rụng tóc...
Ngoài các chất trên, trong củ gừng còn có các dưỡng chất như zingiberol, zingiberene, citral, chavicol, nonanal... Đây là các hoạt chất rất có lợi cho cho tóc và da đầu, có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa gàu, cải thiện rụng tóc.
Các công thức trị rụng tóc bằng củ gừng
Gội đầu với nước gừng tươi : Có thể sử dụng củ gừng tươi để đun nước gội đầu giúp hạn chế rụng tóc đồng thời kích thích tóc mọc mới.
- Cách 1: Dùng củ gừng tươi, còn nguyên thân, rửa sạch. Thái củ gừng thành từng lát mỏng, cắt thân cây gừng thành từng đoạn. Đem gừng bỏ vào nồi, đổ 1lít nước rồi đun sôi 5-7 phút, để nguội. Dùng nước gừng đã đun gội đầu mỗi tuần 2 lần.
- Cách 2: Kết hợp gừng tươi cùng vỏ bưởi và củ sả. Tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, tóc đen và óng mượt. Củ sả có tác dụng làm sạch, hỗ trợ kích thích mọc tóc, giúp tóc chắc khỏe.
Kết hợp 3 nguyên liệu này sẽ làm tăng tác dụng làm sạch da đầu, nuôi dưỡi nang tóc, chống rụng tóc, hỗ trợ tóc khỏe hơn.
Lấy 1 củ gừng tươi 2 cây sả 1 vỏ quả bưởi. Thái lát mỏng củ gừng, đập dập sả và cắt khúc. Cắt vỏ bưởi thành miếng. Cho tất cả nguyên liệu vào 1,5 lít nước đun sôi khoảng 5-7 phút, rồi để nguội. Dùng hỗn hợp nước đã đun gội đầu bình thường.
Lưu ý: Nên vừa gội vừa massage nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, da chết... đồng thời hỗ trợ các dưỡng chất ngấm vào chân tóc tốt hơn.
Mặt nạ ủ tóc từ gừng:Ngoài dùng gừng đun nước gội đầu, có thể ép lấy nước gừng, kết hợp với một số nguyên liệu để làm mặt nạ ủ tóc. Mặt nạ từ củ gừng sẽ giúp da đầu sạch và tóc khỏe.
- Cách 1: Dùng củ gừng tươi húng quế.
Các thành phần tự nhiên có trong lá húng quế có tác dụng kháng khuẩn, trị nấm. Khi kết hợp giữa gừng và lá húng quế có thể đem lại hiệu quả kích thích mọc tóc, cải thiện tình trạng gàu. Ép gừng tươi và húng quế để lấy nước, trộn 2 nguyên liệu này theo tỉ lệ 1 thìa nước cốt gừng tươi 1 thìa nước cốt lá húng quế.
Gội sạch đầu, lau tóc cho khô bớt. Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, bọc kín tóc và để khoảng 30 phút. Xả sạch lại với nước mát.
- Cách 2: Dùng gừng kết hợp với dầu dừa.
Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, vitamin K, protein, acid béo, các acid lauric, acid acrylic, clorua, betaine... Các chất này có tác dụng nuôi dưỡng tóc. Các acid trong dầu dừa đóng vai trò như kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, kháng nấm giúp bảo vệ da đầu và mái tóc. Vì vậy, dầu dừa có tác dụng phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, trị gàu, giúp tóc mềm mại không bị khô xơ, gãy rụng...
Dùng 2 muỗng nước ép gừng 3 muỗng dầu dừa, trộn đều. Sau khi gội đầu sạch, lau tóc cho khô bớt rồi thoa đều hỗn hợp từ chân đến ngọn tóc. Nhẹ nhàng massage da đầu 5 phút, sau đó bọc kín tóc và ủ trong khoảng 30 phút, xả sạch lại với nước mát.
Ngoài công thức trên, có thể trộn nước cốt gừng với các nguyên liệu khác như dầu mè, dầu oliu... để làm mặt nạ ủ tóc. Cách thực hiện tương tự với nước cốt gừng dầu dừa.
Kết hợp gừng và dầu dừa làm mặt nạ ủ tóc giúp mái tóc khỏe, đẹp.
Lưu ý khi dùng củ gừng làm đẹp tóc
Cách chế biến và sử dụng củ gừng để chăm sóc tóc khá đơn giản, có hiệu quả nhất định giúp tóc suôn mượt, da đầu sạch khỏe và ngăn ngừa rụng tóc. Gừng cũng là nguyên liệu dễ tìm, rẻ tiền và tiện sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không lạm dụng sử dụng gừng cho tóc mỗi ngày. Mỗi tuần chỉ nên dùng tối đa 2 lần. Nếu đã sử dụng gừng làm nước gội đầu thì không dùng mặt nạ ủ tóc từ gừng và ngược lại.
- Không dùng nước cốt gừng nguyên chất để thoa lên da, tóc. Trong củ gừng chứa nhựa dầu và chất gingerol. Các chất này mang tính nóng, khi chà xát lên da có thể gây nóng rát, thậm chí gây bỏng da. Do vậy không sử dụng gừng nguyên chất để thoa lên da. Đặc biệt là người có da đầu nhạy cảm cần phải thận trọng trước khi áp dụng cách này để dưỡng tóc...
Cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả Lá tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình lão hóa, da sáng hơn và ngừa mụn. Theo dược sĩ Đỗ Xuân Hòa, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, lá tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol, axit rosmarinic, axit linoleic và tinh dầu thiết yếu....