Học ngành nào có cơ hội việc làm cao?
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về kết quả khảo sát và công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2018, tỷ lệ sinh viên có việc làm so với tổng số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm đối với 183 cơ sở giáo dục ĐH là 65,8%.
Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2019 Ảnh: Nghiêm Huê
Từ 22/7 đến 31/7, thí sinh tham gia xét tuyển ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Việc điều chỉnh sau khi có kết quả thi THPT quốc gia (Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi vào ngày 14/7) sẽ giúp thí sinh lựa chọn ngành nghề sát hơn với điểm số của mình. Tuy nhiên, có một vấn đề thí sinh cần quan tâm, đó là nhu cầu việc làm của thị trường lao động.
Thống kê từ báo cáo kết quả khảo sát của 183 cơ sở giáo dục ĐH, 40 trường CĐ đào tạo mã ngành giáo viên cho thấy, năm 2018 có gần 220.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, gần 16.000 sinh viên tốt nghiệp trung cấp, CĐ các mã ngành đào tạo giáo viên. Trong số này, có 155.714 sinh viên ĐH có phản hồi với 136.344 sinh viên có việc làm. Như vậy, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm so với tổng số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm đạt 65,5%.
Báo cáo tổng hợp của Bộ GD&ĐT cũng chia thành 22 lĩnh vực đào tạo. Nếu tính theo tỷ lệ sinh viên có phản hồi thì lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật có việc làm cao nhất, đạt tới 97,3%. Kế đến là lĩnh vực Kinh doanh và quản lý 94,9%, Kiến trúc và xây dựng đạt 94,6%, Dịch vụ vận tải 94,4%; Dịch vụ, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân là 94,1%. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo đạt tỷ lệ có việc làm thấp nhất là Bảo vệ môi trường và môi trường 80,4%. Lĩnh vực Dịch vụ xã hội đạt 82,3%, lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên cũng ở top thấp khi đạt 84.9%. Lĩnh vực đạt dưới 90% còn có một số lĩnh vực khác như Nông, lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Toán và Thống kê.
Tốt nghiệp làm không đúng ngành vẫn cao
Từ số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT đối với 183 trường ĐH, 40 trường CĐ về tỷ lệ sinh viên có việc làm, có thể thấy sự bất hợp lý trong cung – cầu. Một số ngành có tỷ lệ sinh viên có việc làm cao thì quy mô đào tạo lại ở mức trung bình, thậm chí là thấp. Không những thế, thống kê của Bộ cho thấy, vẫn còn một số lượng lớn các trường ĐH (không tính các trường khối công an quân đội) vẫn chưa quan tâm đến vấn đề phản hồi của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bộ GD&ĐT cho biết còn 57 đơn vị ĐH chưa báo cáo.
Về mối liên hệ giữa đào tạo và việc làm, số sinh viên tốt nghiệp làm việc theo đúng ngành được đào tạo trong tổng số 220.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 là 66.877 sinh viên; liên quan đến ngành đào tạo là 26.250 sinh viên; không liên quan đến ngành đào tạo là 23.251 sinh viên. Số liệu này cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phải làm những công việc không đúng ngành đào tạo còn khá cao. Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, báo cáo cũng chỉ ra số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp cao đẳng làm việc không đúng ngành khá cao (xấp xỉ 25%), tỷ lệ này cũng tương đương đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH.
Video đang HOT
“Từ những thống kê này có thể định hướng các trường về một số mã ngành đào tạo. Có những mã ngành thời gian tới sẽ giảm nhưng sẽ có những mã ngành mới xuất hiện. Đây là cách để tránh lãng phí trong đào tạo. Nhưng cũng khuyến cáo các trường không chạy theo ngành hot để sau này có nguy cơ dư thừa mất cân đối đào tạo” – ông Hoàng Công Dụng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT nói.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Đại học muốn tự chủ phải công khai tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm
Ngoài việc được tự xác định mức học phí, các trường sẽ được chủ động mở ngành đào tạo khi đáp ứng đủ điều kiện của Luật Giáo dục.
Chiều 19/11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) với hơn 84% đại biểu có mặt tán thành.
Theo luật này, các trường thực hiện quyền tự chủ khi đã thành lập hội đồng trường; đã được công nhận đạt chuẩn bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; đã ban hành và thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do nhà nước quy định...
Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ phải công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản của các trường gồm ban hành và thực hiện các quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên...
Các đại học công lập đáp ứng điều kiện nói trên và tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên thì được tự chủ xác định mức học phí. Các trường còn lại xác định học phí theo quy định của Chính phủ.
"Việc xác định mức thu học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo", luật quy định.
Quốc hội thông qua luật Giáo dục đại học sửa đổi. Ảnh: Trung tâm báo chí QH
Cơ sở phải công khai chi phí đào tạo, học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản dịch vụ khác cho lộ trình cả khoá học và từng năm học đi kèm thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên khó khăn.
Các trường được chủ động mở ngành đào tạo
Trước đây, hầu hết các nội dung liên quan chuyên môn (như xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học...) đã được giao cho các trường tự quyết định, trừ việc mở ngành đào tạo.
Dự thảo Luật lần này mở rộng quyền tự chủ, cho phép các trường đáp ứng đủ điều kiện thì được tự mở ngành đào tạo ở tất cả các trình độ của giáo dục đại học, trừ lĩnh vực sức khỏe, giáo viên và an ninh, quốc phòng.
Theo điều 33, điều kiện để mở ngành đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là ngành mới mở phải phù hợp nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, cả nước, của từng lĩnh vực; có đội ngũ giảng viên, cán bộ cơ hữu đủ số lượng, chất lượng; có cơ sở vật chất, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu; có chương trình đào tạo theo quy định.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết điều kiện mở ngành.
Nếu trường tự mở ngành khi chưa bảo đảm điều kiện sẽ bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đó và bị cấm mở ngành trong 5 năm.
Luật cũng nêu rõ, trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng để đảm bảo đầu ra và quyền lợi của người học, nếu không đạt sẽ phải dừng tuyển sinh.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.
Chủ tịch Hội đồng trường không cần là tiến sĩ
Đối với tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường, luật quy định, đây phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín; có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ.
Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận; trường hợp thành viên bên ngoài trúng cử thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường; chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường...
Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho biết, đây thực chất là chức danh quản trị, đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Ngày hội việc làm đầu tiên của Trường Cao đẳng cộng đồng Đắk Nông Sáng ngày 2/7, trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông đa tổ chức "Ngày Hội việc làm và kết nối doanh nghiệp năm 2019". Rât đông sinh viên cac trương ĐH-CĐ,TCCN trên đia ban đa tham gia ngay hôi viêc lam do trương Cao đăng công đông Đăk Nông tô chưc Gân 300 hoc sinh TCCN, sinh viên cac trương ĐH-CĐ trên đia...