Học liệu số: Số lượng song hành cùng chất lượng

Xây dựng kho học liệu số không chỉ phát triển về số lượng, mà còn chú trọng chất lượng.

Học liệu số: Số lượng song hành cùng chất lượng - Hình 1

Cô Nguyễn Lệ Thi trong một buổi ghi hình tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Ảnh cắt từ clip

Đây là nguồn học liệu quan trọng, giúp giáo viên, cơ sở giáo dục sẵn sàng thích ứng với dạy – học trực tuyến bất cứ lúc nào, đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.

Nguồn học liệu phong phú

Đến thời điểm này, Sở GD&ĐT Cà Mau đã xây dựng kho học liệu điện tử với hơn 500 giáo án điện tử/ video clip. Qua đó, giáo viên, phụ huynh, học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo, đáp ứng mục tiêu “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.

Thầy Châu Văn Tuy – Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau) – cho biết: Nhà trường xây dựng kho học liệu riêng. Theo đó, giáo viên soạn bài giảng, rồi đưa lên kho học liệu. Sau đó, tổ trưởng chuyên môn thẩm định và đưa lên website của nhà trường và tạo thành kho riêng. Mỗi năm làm một ít, năm sau sẽ sàng lọc lại và có bổ sung nguồn học liệu. Cứ như vậy, nhà trường sẽ có kho học liệu phong phú để cung cấp cho học sinh, giáo viên.

Học liệu có thể là bài tập trắc nghiệm và tự luận, đề kiểm tra, video… Phụ huynh dễ dàng kiểm tra việc học tập của con và giữ liên lạc với giáo viên, nhà trường qua kho học liệu này. Quan trọng là, học sinh có thể tự học ở nhà và học mọi lúc, mọi nơi.

TS Lê Hoàng Dự – Phó Giám đốc Sở GD&T Cà Mau – cho biết: Triển khai dạy – học trực tuyến, sở thành lập 3 hội đồng chuyên môn các cấp học để xây dựng chương trình, biên soạn giáo án điện tử/video clip đưa vào kho học liệu chung cho giáo viên toàn tỉnh. Kho học liệu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Là một trong những giáo viên được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội ghi hình một số bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5, cô Nguyễn Lệ Thi – Trường Tiểu học Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) vui mừng khi bài giảng của mình được cập nhật vào Kho học liệu số của Hệ tri thức Việt số hóa. Với 5 buổi ghi hình, tương ứng với 5 bài giảng trên truyền hình, cô Thi mong muốn, bài giảng sẽ là nguồn học liệu hữu ích giúp phụ huynh và học sinh khắc phục khó khăn trong giai đoạn này; đồng thời có thể là nguồn tài liệu để đồng nghiệp tham khảo trong giảng dạy.

Học liệu số: Số lượng song hành cùng chất lượng - Hình 2

Kho học liệu số của Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau).

Chú trọng chất lượng

Video đang HOT

Khi xây dựng bài giảng, cô Thi luôn chú ý chắt lọc nội dung bài giảng theo hướng ngắn gọn, súc tích, bảo đảm đầy đủ kiến thức bài học và phù hợp với học sinh của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, việc soạn giáo án cũng phải cẩn thận và chỉn chu hơn. Mục đích là để học sinh dễ hiểu và dễ làm. Quan trọng nhất là không được “cháy” giáo án. “Những lời động viên, góp ý của nhà trường, đồng nghiệp chính là sự ghi nhận lớn dành cho tôi. Đó là nguồn cổ vũ tinh thần để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”, cô Thi chia sẻ.

Theo ThS Thiều Cẩm Sơn – giảng viên khoa Luật, Trường ĐH Mở Hà Nội, khi dạy học trực tuyến hoặc dạy học trên truyền hình, giáo viên cần chú ý đến phương thức giao tiếp gián tiếp với người học. Có rất nhiều hình thức, có thể kết hợp hình ảnh, video có liên quan đến nội dung bài học trong bài giảng của mình để tăng hiệu quả. Tất nhiên cũng không nên quá ôm đồm khi chèn hình ảnh, clip vào bài giảng. Chỉ nên chọn những gì “đắt nhất” vào bài giảng của mình.

“Trong những giờ ghi hình, giáo viên nên mời đồng nghiệp ngồi trước mắt và hãy coi đó là người học để có sự tương tác về cử chỉ, ánh mắt hoặc động tác về hình thể… nhằm tăng hiệu quả tiết dạy trên truyền hình” – ThS Thiều Cẩm Sơn chia sẻ, đồng thời cho rằng: Việc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu học liệu số cần có hành lang pháp lý như: Quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, và vấn đề chia sẻ cung cấp thông tin.

Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″, lĩnh vực giáo dục là một trong tám trọng tâm. Việc hình thành kho học liệu số trực tuyến sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến của ngành Giáo dục trong thời gian tới. Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”, đã hiện thực hóa việc này.

Hai năm qua, Bộ GD&ĐT đã hợp tác với Ban điều hành Đề án xây dựng, phát triển nền tảng giáo dục số igiaoduc.vn nhằm tạo ra nền tảng thu thập và chia sẻ kho học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường, đặc biệt phục vụ cho dạy – học trực tuyến.

Bước đầu, nền tảng đã hoàn thành phần mềm thu thập và chia sẻ dữ liệu trên địa chỉ igiaoduc.vn và cập nhật gần 5.000 bài giảng E-Learning (do giáo viên xây dựng), hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình, hơn 30.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông, hơn 7.500 luận văn tiến sĩ.

Các trường phổ thông đã ứng dụng hệ thống quản lý học tập trực tuyến để tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá. Giáo viên và học sinh đã thích ứng với môi trường học tập số hóa; trên nền tảng dữ liệu của cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục. Hiện, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Ban điều hành đề án Hệ tri thức Việt số hóa và các doanh nghiệp tiếp tục phát triển học liệu số gồm sách giáo khoa được số hóa, bài giảng điện tử, video bài giảng, phần mềm mô phỏng…

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thêm nguồn dữ liệu để học tập trong thời gian không được đến trường, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương đã triển khai kế hoạch xây dựng kho học liệu bài giảng cho học sinh năm học 2021 – 2022. Theo đó, sở phối hợp với Trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức ghi hình ở các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh lớp 9 và lớp 12; môn: Toán, Tiếng Việt đối với lớp 5.

Dạy trực tuyến, giáo viên "kiệt sức" vì hàng trăm áp lực bủa vây

Trong quá trình dạy học trực tuyến, không chỉ phụ huynh, học sinh mệt mỏi mà chính các thầy cô cũng cảm thấy kiệt sức vì phải đối diện với vô vàn áp lực từ nhiều phía.

"Chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như hiện tại"

"Thức dậy vào lúc 6h15 sáng, tranh thủ dọn dẹp cửa nhà, "canh" đúng đến 7h25, tôi đánh thức cô con gái 7 tuổi dậy ăn sáng để kịp cho buổi học trực tuyến.

Con "yên vị" ngồi trước bàn học vào lúc 7h50, cũng là lúc tôi quay trở lại với chiếc máy tính và thực hiện công việc của mình - mở lớp, ổn định sĩ số và triển khai dạy online".

Đó là câu chuyện của nhà giáo Hoàng Ngọc M. (giáo viên cấp 2 tại Thanh Xuân, Hà Nội). Mỗi ngày, trung bình cô M. dạy trực tuyến 6 tiết, chia theo khung giờ sáng, chiều. Mặc dù đã được làm quen với việc dạy online từ năm học trước, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, cô giáo này vẫn tâm sự bản thân gặp không ít áp lực và khó khăn.

"Sau hơn 1 tháng kể từ ngày bắt đầu năm học mới, phụ huynh khắp nơi đều than con học online "mệt phờ". Nhưng kỳ thực, giáo viên cũng vất vả và áp lực không kém, nhiều nhất là áp lực về tốc độ bài giảng.

Tôi dạy 3 tiết mỗi buổi, tuy nhiên, thời gian thực khi dạy online kéo dài phải bằng 4-5 tiết trên lớp do nhiều sự cố phát sinh. Chẳng hạn, gọi học sinh trả lời nhưng em không nghe thấy, phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Có khi đường truyền bất ổn, cô nói trò không nghe nên mất thời gian chỉnh sửa. Đáng ra buổi học sẽ kết thúc vào lúc 10h45, nhưng để đảm bảo lượng kiến thức, bất đắc dĩ, giáo viên phải dạy đến 11h hoặc hơn".

Cũng theo cô M., bên cạnh việc "chạy đua" với thời gian, giáo viên còn "lao tâm khổ tứ" chuẩn bị giáo án để phục vụ việc dạy học trực tuyến. Khi học theo hình thức này, nhà giáo sẽ phải mất từ 2-3 tiếng để thực hiện một bài giảng PowerPoint. Việc học chỉ xoay quanh màn hình máy tính, do đó, yêu cầu đặt lên hàng đầu của một bài giảng điện tử chính là hình thức bắt mắt, hiệu ứng hay; đặc biệt phải cô đọng, ngắn gọn để phù hợp với thời gian quy định trong mỗi tiết học.

Với cô giáo Nguyễn Thị Hòa, giáo viên cấp 1 tại TP.HCM, việc chuẩn bị giáo án cũng mất nhiều thời gian hơn bởi các bài giảng đều phải làm mới.

"Mọi thứ đều cần biên soạn, giáo viên không thể "áp" giáo án dạy trực tiếp dạy online bởi dạy online có sự khắt khe về thời gian; kiến thức từ đó cần được tập trung chứ không dàn trải như dạy trên lớp.

Soạn giáo án điện tử đã vất vả, với những thầy cô đã có tuổi, không quá am hiểu công nghệ, sự vất vả còn tăng lên gấp đôi do phải tự "mò mẫm" với vô số phần mềm, ứng dụng", cô Hòa nhấn mạnh.

Ngoài việc giảng dạy môn Toán, cô Hòa còn đóng vai trò là giáo viên chủ nhiệm. Do đó, áp lực cũng lớn hơn khi nhà giáo này phải đảm nhận hàng trăm công việc không tên khác. Từ việc soạn bài, lập danh sách và báo cáo tình hình của học sinh sau mỗi buổi học với Ban giám hiệu, tới việc trả lời thắc mắc liên quan đến nội dung học tập đến từ phía phụ huynh, học sinh...

Dạy trực tuyến, giáo viên kiệt sức vì hàng trăm áp lực bủa vây - Hình 1

Không chỉ học sinh, giáo viên cũng kiệt sức khi phải đối diện với nhiều áp lực trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến.

"Gần đây, tôi hay lo âu, thấp thỏm, đầu óc cứ căng như dây đàn Việc chồng việc, ngày nào cũng làm việc từ 7h sáng đến gần 2h đêm. Thậm chí, công việc và âm báo tin nhắn Zalo còn theo tôi vào giấc ngủ, ám ảnh khôn cùng.

Đôi khi, do quá căng thẳng, tôi cáu gắt, quát nạt con nhỏ. Nhiều lúc, con ngồi học trực tuyến ngay bên, tôi dịu dàng với học trò nhưng lại quay ra mắng con ầm ầm.

Gắn bó với nghề giáo 10 năm, chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như hiện tại. Tôi tin rằng, áp lực của việc dạy học online không phải chỉ của riêng tôi mà còn là tâm sự của rất nhiều giáo viên khác".

Áp lực khi "làm dâu trăm họ"

Không cảm thấy nặng về chương trình hay phương pháp dạy học trực tuyến, song với nhà giáo Trịnh Phương Dung (giáo viên tiểu học tại Nam Định), điều khiến cô căng thẳng nhất chính là áp lực "làm dâu trăm họ" trong những giờ học từ xa.

Theo đó, một lớp học có 40 học sinh, nhưng trong mỗi ô camera hiện trên màn hình, thỉnh thoảng lại hiện hữu gương mặt của phụ huynh học sinh. Đó có thể là bố mẹ, anh chị hay ông bà.

"Tôi trân quý sự quan tâm mà gia đình dành cho việc học của các con. Tuy nhiên, điều này cũng gây cho giáo viên chúng tôi áp lực vô cùng lớn.

Thử tưởng tượng bạn đang ngồi trước màn hình, ở đó có hàng trăm đôi mắt, đôi tai quan sát, lắng nghe từng lời giảng. Rồi đôi khi, Ban giám hiệu cũng dự giờ online một cách đột xuất.

Khi đó, lớp học không chỉ có đối tượng duy nhất là học sinh. Vì vậy, ngôn ngữ, phong cách giảng dạy cũng giáo viên cũng buộc phải điều chỉnh linh hoạt, chỉn chu, phù hợp với tất cả thế hệ. Tức là vừa giảng sao cho trẻ hiểu, đồng thời cũng thể hiện thái độ tôn trọng với phụ huynh, khiến họ hài lòng...".

Cô Dung chia sẻ, đôi khi, do quá lo lắng, trong đầu cô liên tục hiện hữu những câu hỏi: "Làm sao để giảng bài một cách đơn giản nhưng vẫn cuốn hút", "Làm sao để giờ học không gặp sự cố"...

"Căng thẳng hệt như đi thi giáo viên giỏi. Mấy hôm đầu mới dạy online, áp lực lắm. Nhiều lúc đang chợp mắt, nghĩ đến việc mai có tiết dạy thì choàng tỉnh, "lật đật" dậy kiểm tra giáo án xem mình soạn đã tốt chưa.

Hiện tại, áp lực vẫn còn đó, nhưng giảm bớt vì đã dần quen, văn phong khi dạy cũng trôi chảy, mạch lạc", nhà giáo này hài hước chia sẻ.

Cũng theo cô Dung, trong quá trình hỗ trợ con học trực tuyến, nhiều cha mẹ vì yêu thương và mong muốn bảo vệ quyền lợi của con nên đã có sự can thiệp hơi sâu. Điều này vô tình tạo áp lực cho người dạy.

Ví dụ, khi học trực tuyến, con có thể giơ tay 3-4 lần nhưng chỉ được thầy cô gọi 1-2 lần cũng khiến bố mẹ sốt sắng, lập tức góp ý, thậm chí phê bình thái độ dạy học của thầy cô. Tuy nhiên, trên thực tế, một tiết học chỉ dao động từ 30-35 phút; trong khi đó, giáo viên cần phải đảm bảo nội dung và giúp học sinh hiểu bài, không thể gọi hết lượt học sinh cũng như gọi một em được nhiều lần.

"Nhiều lúc, đọc những phản hồi tiêu cực đến từ phía phụ huynh, cảm giác buồn tủi lắm. Nhưng nghĩ đến nụ cười của học sinh, rồi hy vọng về một ngày không xa, được đi dạy trực tiếp trở lại, tôi tự nhủ bản thân cần tiếp tục cố gắng. Cô phấn đấu thì trò mới có quyết tâm".

Đứng trước thực tế này, cô Trịnh Phương Dung mong muốn sẽ nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu từ phía phụ huynh, học sinh cũng như Ban giám hiệu nhà trường. Trong bối cảnh dịch bệnh, lịch trình sinh hoạt, học tập, làm việc thay đổi; cha mẹ và các em học sinh chịu nhiều căng thẳng, nỗi lo. Và những nhà giáo cũng không nằm ngoài vòng áp lực ấy. Do đó, sự bao dung và những lời góp ý chân thành trong thời điểm này sẽ giúp tất cả vượt qua muộn phiền.

"Mong bậc làm cha, làm mẹ hiểu được, học trực tuyến chính là phương pháp an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Và các giáo viên, bằng tất cả chuyên môn và sự tâm huyết, đang cố gắng vận hành giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các con" - cô Dung nhắn nhủ.

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/hoc-lieu-so-so-luong-song-hanh-cung-chat-luong-PPo0oCdng.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mậtChàng trai quyết giữ gìn cho bạn gái suốt 3 năm yêu nhau, cưới xong ngỡ ngàng khi biết một bí mật
6 giờ trước
Hoa hậu Vbiz mang thai nhưng không ai hay biết: Sống ở biệt thự bạc tỷ, con là rich kid thứ thiệtHoa hậu Vbiz mang thai nhưng không ai hay biết: Sống ở biệt thự bạc tỷ, con là rich kid thứ thiệt
5 giờ trước
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?
5 giờ trước
Nửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đếnNửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đến
4 giờ trước
Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen ZBạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z
4 giờ trước
Miss Grand "hot" nhất bỏ vương miện thi Miss Universe, Nawat cố tỏ ra mình ổn?Miss Grand "hot" nhất bỏ vương miện thi Miss Universe, Nawat cố tỏ ra mình ổn?
5 giờ trước
Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết ngườiTạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người
4 giờ trước
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8
5 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung

Hậu trường phim

1 giờ trước
Từ chỗ không ai dám mời đóng phim, giờ đây Lý Y Hiểu có lịch quay kín đến 3 năm. Các đạo diễn tranh nhau mời cô vào vai phản diện vì không ai có thể diễn ra sự đau đớn đến mức đó - trừ chính cô ấy.
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar

Phim âu mỹ

1 giờ trước
Bộ phim khiến khán giả sốc trước màn trình diễn tàn bạo, quyến rũ của nữ chính. Cô nhận được vô số lời khen và được kỳ vọng sẽ giành được các giải thưởng danh giá.
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản

Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản

Sao việt

2 giờ trước
Người mẫu Thanh Hằng đăng ảnh diện bikini chào hè khoe chân dài miên man. Ngọc Hà - vợ NSND Công Lý cảm thấy chán nản, tụt mood khủng khiếp, thậm chí không muốn nấu ăn.
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục

NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục

Nhạc việt

2 giờ trước
Ở tuổi 75, NSND Quang Thọ vẫn hát live với dàn nhạc khiến khán giả nể phục, khẳng định vị trí là giọng ca hàng đầu của dòng nhạc chính thống, là cội rễ của thính phòng cổ điển Việt Nam.
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm

Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm

Pháp luật

2 giờ trước
Ngày 18.5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM cho biết đã truy xét, bắt giữ 2 nghi phạm là Hoàng Văn Sơn và Nguyễn Tiến Duy (ở Hà Nội) về hành vi cho vay nặng lãi.
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

Tin nổi bật

2 giờ trước
Chỉ vì nói xấu nhau trên mạng xã hội Facebook, 2 nữ sinh gọi điện chửi nhau, thách thức và cùng gọi thêm nhiều thanh thiếu niên khác đi hỗn chiến, giải quyết mâu thuẫn.
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ

Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ

Tv show

2 giờ trước
Vân Quang Long từng là cặp song ca đình đám với Cẩm Ly, chỉ sau Đan Trường. Anh qua đời năm 2020 do đột quỵ, hưởng dương 41 tuổi.
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi

Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi

Sao âu mỹ

2 giờ trước
Nhiều bạn cũ của Justin Bieber lo ngại anh đang tham gia một giáo phái do mục sư Judah Smith dẫn dắt - người bị cho là đã tác động khiến nam ca sĩ cắt đứt liên lạc với bạn bè và cộng sự thân thiết trước đây.
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)

Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)

Sao châu á

3 giờ trước
Theo đó, IU và V không đi ăn tối riêng, mà đi nhóm 4 người. 2 người còn lại là nam idol Seulong (2AM) và 1 cô gái không rõ danh tính.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng

Xe máy

3 giờ trước
Honda Click Honda Click 125 giá Honda Click 125 giá xe Honda Click 125 Honda Click 125 giá bao nhiêu Honda Click 125 2025 Honda Click 125 xe ga xe tay ga Honda Air Blade Honda Vario
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube

LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube

Nhạc quốc tế

3 giờ trước
Màn ra mắt solo của Jennie đã trở thành một trong những màn ra mắt solo thành công nhất của một nghệ sĩ Kpop/Hàn Quốc.