Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số
Triển khai mô hình giáo dục STEM và đào tạo lập trình robotic tại tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học là một trong những đề xuất mới nhằm phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.
90% nhà trường phải tổ chức các môn học về kỹ năng số
Bộ TT&TT đang lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″.
Theo dự thảo đề án này, nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực số là những việc cần làm để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp giữa các hình thức đào tạo ngắn hạn với việc đào tạo chính quy dài hạn.
Đề án cũng đã đặt ra những mục tiêu cụ thể trong việc nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2025, 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng được Mạng lưới chuyển đổi số đến cấp xã cho ít nhất 70% số xã, phường trên địa bàn. 10.000 lượt cán bộ tại các cơ quan nhà nước phải được đào tạo ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số.
Mục tiêu được nêu ra trong dự thảo Đề án là xây dựng Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương tới cấp xã, phổ cập kỹ năng số và đào tạo được đội ngũ chuyên gia đủ năng lực, trình độ về chuyển đổi số,… Ảnh: Trọng Đạt
Đề án cũng đặt ra mục tiêu 60% sinh viên tốt nghiệp được sát hạch kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản, 60% giáo viên các cơ sở giáo dục phải được tập huấn về kỹ năng số, kỹ năng giáo dục STEM/STEAM/STEAME và kỹ năng giảng dạy trực tuyến.
Ngoài ra, 50% số cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các môn học giáo dục về kỹ năng số, công nghệ số và giáo dục STEM/STEAM/STEAME.
Video đang HOT
Các chỉ tiêu này sẽ được áp đặt ở mức cao hơn nữa để đến năm 2030, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến cấp xã, 90% sinh viên tốt nghiệp được sát hạch kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản, 90% số cơ sở giáo dục các cấp có tổ chức các môn học về kỹ năng số và 90% giáo viên các cơ sở giáo dục được tập huấn về kỹ năng số.
Mở các chuyên ngành mới về công nghệ, kinh tế, xã hội số
Để đạt được các mục tiêu kể trên, dự thảo Đề án đã chỉ ra nhiều nhiệm vụ, dự án cần phải thực hiện, trong đó có việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng chuyển đổi số.
Một trong những trọng tâm của Đề án là phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia đủ năng lực, trình độ về chuyển đổi số. Do vậy, dự thảo Đề án đề xuất tăng cường việc đào tạo kỹ sư, cử nhân các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số, xã hội số.
Đối với công nghệ số, các chuyên ngành cần được mở mới và tăng chỉ tiêu đào tạo gồm trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, IoT, blockchain, công nghệ mạng thế hệ mới, tự động hoá, robot thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ tài chính,…
Dự thảo Đề án đề xuất tăng cường việc đào tạo kỹ sư, cử nhân các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, các chuyên ngành cần được mở mới là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, IoT, blockchain, công nghệ mạng thế hệ mới, tự động hoá, robot thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ tài chính,…
Với kinh tế số, các chuyên ngành được khuyến khích mở thêm là quản trị số, kinh doanh số, giao dịch số, tài chính số, ngân hàng số, dịch vụ trực tuyến, phân tích dữ liệu số,… Dự thảo Đề án cũng đề xuất tăng chỉ tiêu cho các ngành đã có như thương mại điện tử, kinh doanh điện tử.
Nhằm thay đổi căn bản từ gốc rễ, dự thảo Đề án đề xuất đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng vào chương trình giảng dạy ở tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.
Dự thảo đề án nâng cao năng lực chuyển đổi số đề cập tới việc triển khai mô hình giáo dục STEM và đào tạo lập trình robotic tại tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học.
Điều này được thực hiện bằng cách triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM/STEAME) và đào tạo lập trình robotic vào tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học.
Cụ thể hóa điều này, dự thảo Đề án cũng nhắc tới việc đầu tư trang thiết bị, máy tính bảng, robot và các công nghệ mở, nền tảng mở, phần mềm nguồn mở để thiết lập các phòng học về kỹ năng số cho các cơ sở giáo dục các cấp.
Câu chuyện đi học lớp 1 của hai cha con
Từ khoảng hơn 1 tháng nay, tôi có thêm một nhiệm vụ mới, đó là hằng ngày, đúng 7h sáng phải dắt con trai ra đầu phố, để đúng 7h5' sẽ có xe bus của trường cháu đón đi học (cách nhà 5km).
Đầu phố cũng là nơi trường tiểu học cũ mà 30 năm trước đặt trụ sở. Như vậy, con đường tôi dắt con đi học hằng sáng bây giờ cũng chính là con đường tôi đi học 30 năm trước. Cùng một con đường, 2 dấu chân của 2 chú bé 6 tuổi (con tôi hôm nay và tôi cách đây 30 năm trước) có gì giống và khác nhau?
Lựa chọn
Thế hệ chúng tôi ngày xưa nói chung chỉ có 2 lựa chọn: "trường làng" gần nhà có thể đi bộ được như trường của tôi trước kia hoặc một trường điểm/chọn/chuyên của quận cách đó một vài cây số. Vì lựa chọn thứ hai phải thi đỗ mới được nên tất nhiên chỉ rất ít trẻ con ngày xưa được chọn lựa này. Phần lớn các gia đình tại Hà Nội đầu những năm 1990 đều bận rộn với cuộc sống mưu sinh. Việc cho con học gần nhà (hay đúng tuyến), có thể đi bộ được là lựa chọn của đại bộ phận người dân.
Ngày nay, ngoài những lựa chọn như trước kia, phụ huynh còn rất nhiều lựa chọn khác: chương trình có yếu tố nước ngoài, trường tư, trường quốc tế với các mức học phí từ thấp đến cao, thậm chí là rất cao (trái ngược với ngày xưa hầu như miễn phí). Trường học ngày nay cũng có thể sẽ không nhất thiết cứ phải ở gần nhà học sinh như trước kia mà có thể ở khá xa đến mức phải di chuyển bằng xe bus.
Về chương trình, sách học, cũng có sự khác biệt giữa hai thế hệ. Nếu như trước đây, thế hệ của tôi chỉ có một loại sách duy nhất, với một chương trình thống nhất trong cả nước thì từ năm học này, trên cả nước, có tất cả 5 bộ sách giáo khoa (con số có thể còn tăng thêm trong những năm tới), bên cạnh các chương trình quốc tế. Hơn thế nữa, từng trường cũng có thể tùy chỉnh, thêm bớt tương đối dễ dàng. Ngay cả khi phụ huynh ngày nay không hài lòng với các chương trình chính quy, họ cũng sẽ có rất nhiều lớp học thêm với đủ các nội dung từ ngoại ngữ, lập trình, cho đến kỹ năng sống, STEM...
Về cách thức vận hành, trường học ngày nay cũng đã vận hành khác xưa. Từ chỗ chỉ học một buổi vào những năm 1980-1990, phần lớn các trường tiểu học ngày nay đã học 2 buổi/ngày. Ở bậc cao hơn, tuy không bắt buộc nhưng cũng đã có rất nhiều trường tổ chức cả 2 buổi học. Trẻ em ngày xưa, hết một buổi học là về nhà ăn trưa, buổi chiều tự học, chơi hoặc có khi phụ giúp gia đình làm thêm tùy hoàn cảnh. Trẻ em ngày nay, phần lớn học bán trú, sinh hoạt ở trường nửa ngày, bên cạnh học chính khóa thì còn ăn trưa (nhiều nơi còn có cả ăn sáng), nghỉ trưa, vui chơi, sinh hoạt câu lạc bộ...
Ở góc độ vĩ mô, chất lượng và bình đẳng là hai cột trụ quan trọng của bất cứ nền giáo dục nào. Giáo dục ngày nay có nhiều lựa chọn hơn, đa dạng hơn, tiện ích hơn và có thể là chất lượng hơn nhưng có một khía cạnh thì có lẽ không thể bao giờ bằng được như xưa, đó là sự bình đẳng. Thật vậy, giáo dục phổ thông trước đây hầu như là miễn phí nhưng những lựa chọn giáo dục hôm nay, không phải cái nào cũng vậy.
Trẻ em hôm nay có thể được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ, được ngồi trong các phòng học hiện đại với sĩ số ít hơn hẳn so với ngày xưa, bữa trưa tại trường của một học sinh cấp 1 có thể không khác mấy so với thực đơn tại nhà hàng..., chỉ có điều mọi thứ đều cần có điều kiện: chi phí phù hợp. Từ góc độ dịch vụ, hẳn nhiên tôi hiểu "không thể có bữa ăn miễn phí".
Nhưng, từ góc độ giáo dục, tôi không thể không suy nghĩ. Bởi giáo dục không chỉ là việc cung cấp và trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học mà giáo dục còn là phương tiện để giúp những con người có xuất phát điểm thấp có cơ hội được đổi đời. Giáo dục, theo nghĩa nguyên thủy nhất của nó phải là phương tiện giúp giảm bớt bất bình đẳng chứ không phải là chất xúc tác cho việc nới rộng bất bình đằng. Mặc dù vậy, rõ ràng, gia tăng bất bình đẳng đang nổi lên như một vấn đề lớn của giáo dục nước ta hiện nay.
Mất niềm tin
Niềm tin cũng là một điều trở nên khan hiếm hơn xưa. Năm xưa, cũng trên con đường từ nhà đến trường, cha tôi chỉ cần chào tôi ở cửa nhà. Một đứa bé 6-7 tuổi như tôi khi đó, hoàn toàn có thể tự đến trường gần nhà mà không cần ai dắt. Hiện nay, nếu tôi nói để con tôi tự đi ra chỗ đợi xe bus, chắc chắn tất cả sẽ phản đối tôi. Năm xưa, phụ huyng trao con cho nhà trường là hoàn toàn yên tâm. Ngày nay, ở nhiều nơi, lớp học phải được gắn camera để khi cần, phụ huynh có thể xem lại hình ảnh "cô làm gì với con mình".
Năm xưa, cả nước chỉ có 1 bộ sách thì ngày nay, học sinh có 5 bộ sách để lựa chọn. Về mặt lý thuyết, bộ sách hôm nay đa dạng hơn, phong phú hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức từ các nước tiên tiến hơn. Nhưng, thực tế, người dân nói chung và phụ huynh nói riêng hiện nay vẫn không tin. Và hẳn nhiên, việc mất niềm tin này không phải vô cớ.
Thay lời kết
Những chuyện tôi kể ở trên là những điều tôi suy nghĩ mãi trong hơn một tháng qua, khi tôi tạm biệt con trai ở chỗ đợi xe bus và đi bộ về nhà. 30 năm, cũng một cung đường, có 2 chú bé cùng một đất nước, cùng một thành phố, cùng một họ, cùng một dòng máu và cùng đi học nhưng 2 bước chân có những tâm thế và bối cảnh khác nhau hoàn toàn. Câu chuyện của hai cha con nhưng thực chất nó cũng là câu chuyện chung của cả nền giáo dục sau 30 năm.
Có những thứ tốt lên nhưng cũng có những thứ khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tôi không biết 30 năm nữa, liệu cũng trên cung đường này, con trai tôi có lại dẫn con của nó đi học như tôi hôm nay hay không. Tôi hy vọng khi đó, những điểm mới, điểm tốt của giáo dục hôm nay sẽ tiếp tục được cải thiện và những vấn đề tôi nêu ra trong bài này sẽ không xấu hơn hoặc tốt hơn cả là sẽ được giải quyết.
Hưng Yên: Lan tỏa phong trào đổi mới dạy học Với sự quan tâm đầu tư của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên, việc đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá được lan tỏa rộng rãi trong toàn ngành GD-ĐT tỉnh Hưng Yên. Thầy trò trường THPT Ân Thi (Hưng Yên) thi đua dạy tốt học tốt Cơ sở vật chất được đầu...