Học Kinh tế, vì đâu thực tập… pha trà?
Nội dung thực tập nhàm chán, rập khuôn nên sinh viên chỉ tập trung vào lợi ích của mình, chưa nghĩ đến mình sẽ đem lại gì cho doanh nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp “ngại” hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập.
Thực tập lãng phí
Ông Huỳnh Song Hào – phó giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh TPHCM cho hay với nền tảng từ nhà trường, nhiều sinh viên (SV) ngành Kinh tế sau khi được đào tạo thêm là những nhân tố rất tích cực trong nhân lực của ngân hàng. Tuy nhiên, theo ông Hào, thực tập bây giờ vẫn như cách đây cả chục năm, các bạn đến doanh nghiệp (DN) thực tập chủ yếu để thu thập thông tin cho mình chứ không xác định sẽ làm được gì cho DN.
Ông Hào đề xuất, khi SV đi thực tập nhà trường cần xây dựng sẵn những đề tài để các em nắm được mục tiêu cụ thể. Khi đi thực tập sẽ phối hợp cùng DN xây dựng đề tài đó. Có như vậy mới có tương tác hai chiều, SV cũng hỗ trợ DN thì mới có tính kết nối với trường học, kỳ thực tập mới hiệu quả.
Hình thức, nội dung thực tập của SV chưa gắn liền với hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp. (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
“Khi tiếp nhận một thông tin, SV ra trường có những ý tưởng, cách xử lý, đánh giá rất mới lạ mà nhân viên làm việc lâu năm bị tư duy theo lối mòn không có được. Nếu phối hợp với nhân viên của DN sẽ có những đề tài mang tính ứng dụng, thực tiễn cao. Vì thế rất cần các tài hợp tác chung thì hai bên mới hỗ trợ nhau được”, ông Hào nói.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh – phó tổng giám đốc Công ty CP trang sức Phú Nhuận (PNJ) cho rằng, SV đi thực tập vẫn hướng tới các bản báo cáo thông tin về DN như doanh thu, số lượng công nhân… rất rập khuôn, nhàm chán. Những thông tin đó gần như không có giá trị nhiều về chuyên môn mà còn ảnh hưởng đến bí mật của DN.
“Ở chỗ chúng tôi SV không đến mức phải đi rót nước, pha trà mà vẫn được tham gia vào một số hoạt động chuyên môn. Nhưng đề tài các em thực hiện lại không liên quan đến chuyên môn, vì thế cơ hội để SV đi thực tập được cọ xát cũng hạn chế”, bà Hạnh cho hay.
Bà Nguyễn Thanh Mỹ, Công ty CP Ước mơ xanh cho rằng, hình thức thực tập hiện nay đang bỏ phí khả năng của SV. Nhiều em than đi thực tập chỉ rót nước, pha trà hay chỉ photo tài liệu…
Trong khi ở trường nhiều SV rất năng động, họ thực hiện những dự án, kế hoạch làm việc nhóm rất tốt lại không được phát huy trong quá trình thực tập. Các em đi thực tập mang tính cá nhân, đơn lẻ nên DN cũng khó hỗ trợ và các em mất đi cơ hội trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm.
Bà Mỹ và bà Hạnh cùng đề nghị SV đi thực tập cần được nhà trường định hướng, có thể một nhóm cùng thực hiện chung một đề tài có tính chuyên môn hơn. Để các em vừa có động lực làm việc trong kỳ thực tập và DN nhận thấy đề tài đó thiết thực cho mình.
Mạnh dạn “trao quyền”
Ông Đỗ Thanh Năm – giám đốc Công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lược Win – win cho hay, SV đi thực tập muốn nhận được sự hỗ trợ của DN thì chính các bạn phải xác định mình đóng góp được gì cho DN.
Đối với công ty Win – win, SV khi vào thực tập cũng được sàng lọc vì công ty thực hiện chính sách trả lương cho SV khi đến thực tập như nhân viên. Theo đó, SV phải đảm bảo làm việc như tất cả mọi nhân viên như làm việc 8 tiếng/ngày, đáp ứng các yêu cầu công việc và kỷ luật công ty. Sau thời gian đó công ty sẽ giữ lại những SV phù hợp, còn những ứng viên khác sẽ được giới thiệu đến các công ty đối tác.
Nhà trường cần định hướng, xây dựng nhóm đề tài thực tập mang tính chuyên môn hơn.
Bà Nguyễn Thanh Mỹ cho rằng trong điều kiện DN không có nhiều chi phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực, việc đào tạo ngay trong giai đoạn SV thực tập rất cần thiết, vừa hỗ trợ chuyên môn cho SV vừa là cơ hội cho DN tìm người. Tại công ty của bà, mới đây 10 SV thực tập được tham gia thực hiện dự án nguồn nhân lực. Các em rất háo hức được bắt tay vào những công việc khó và thể hiện được năng lực của mình rất tốt.
Một lãnh đạo ngân hàng Sacombank cho biết hầu hết SV khi đi thực tập không xác định được công việc. Ngân hàng có chương trình đào tạo cho các em theo từng vị trí, công việc, chức danh cụ thể trong thời gian 3 tháng. Sau khi được đào tạo, nhiều em được tiếp nhận ở lại làm việc.
Ông dẫn chứng gần đây nhất là một SV Trường ĐH Kinh tế TPHCM sau khi thực tập hai tháng thì được nhận làm chính thức. Trước đó, dù SV này chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng ngân hàng tin tưởng giao cho bạn thực hiện một dự án cả tỷ đồng và kết quả rất lạc quan.
Theo đại diện này, DN cũng phải mạnh dạn “trao quyền” cho các bạn SV, tạo điều kiện cho các bạn được tự chủ trong công việc. “Vì chỉ khi có những trải nghiệm thông qua việc tổ chức, thực hiện các dự án, SV mới thể hiện được năng lực và phát triển được con đường sự nghiệp của mình”.
Hoài Nam
Theo dân trí
Tips giúp bạn lựa chọn trường khi du học
Trường đại học nổi tiếng không có nghĩa là tất cả các chuyên ngành được giảng dạy đều tốt. Mỗi trường có một thế mạnh riêng trong giảng dạy.
Khi chúng ta càng có nhiều lựa chọn trong việc du học, chúng ta càng mất nhiều thời gian để nhắc các lựa chọn phù hợp cho mình. Đương nhiên ai cũng muốn học tập tại một trường đại học danh tiếng, hay những trường đại học tọa lạc tại những thành phố xinh đẹp. Tuy nhiên đó không phải là những yếu tố hàng đâu khi bạn cân nhắc những lựa chọn du học của mình. Bạn nên tìm hiểu cả những yếu tố rất quan trọng khác nữa như ngành học, cơ hội thực tập, việc làm hay chi phí...
Trường đại học nổi tiếng không phải là tất cả
Trường đại học nổi tiếng không có nghĩa là tất cả các chuyên ngành được giảng dạy đều tốt. Mỗi trường có một thế mạnh riêng trong giảng dạy vì thế khi bạn biết được mục tiêu học tập của mình là gì, bạn sẽ dựa theo đó để tìm một trường giảng dạy những chuyên ngành đó tốt nhất.
Cần đặt ra các tiêu chí lựa chọn trường phù hợp
Với mỗi sinh viên, họ đặt ra những chỉ tiêu hàng đầu trong việc lựa chọn các trường đại học tùy theo nguyện vọng và mong muốn của bản thân. Một số người quan tâm hàng đầu là danh tiếng của trường đại học, sau đó là chi phí học tập và sinh hoạt, rồi mới tới chuyên ngành họ muốn theo đuổi. Một số khác lại cho rằng danh tiếng của trường rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định do họ muốn tìm một trường có uy tín trong chuyên ngành mà họ đang theo đuổi. Đặc biệt là đối với các sinh viên cao học hay nghiên cứu sinh tiến sĩ, việc tìm hiểu về chuyên ngành quan trọng hơn là danh tiếng tổng thể của trường. Các bạn có thể tham khảo các bảng xếp hạng theo môn học/ngành học để có khái niệm về xếp hạng chuyên ngành của các trường.
Theo nhận định chung của các nhà tư vấn về du học thì trước khi đặt chân đến đất nước du học, bạn nên tìm hiểu kỹ về địa lý, khí hậu, con người cũng như ngôi trường mà bạn theo học. Bạn cũng đừng quên tìm hiểu về văn hóa, và thói quen sinh hoạt của người dân bản địa để tránh "sốc văn hóa".
Nên chọn trường theo thế mạnh của ngành mà bạn muốn theo học
Họ cũng khuyến cáo rằng thay vì lựa chọn các trường đại học vì danh tiếng, các sinh viên của chúng ta nên chú trọng vào các trường mà thế mạnh của họ là những chuyên ngành các bạn tìm kiếm. Hơn nữa nếu bạn cố gắng ghi danh vào một trường đại học rất nổi tiếng nhưng sức học của bạn không thể theo kịp thì sẽ có những kết quả không tốt cho việc học tập của bạn. Cũng như việc cạnh tranh trong học tập tại các trường danh tiếng thường rất khốc liệt, nên bạn cần cân nhắc kỹ càng.
Mỗi trường đại học đều có thế mạnh riêng, bạn cần lựa chọn kỹ càng để có môi trường tốt nhất phát triển bản thân cũng như tiết kiệm tiền bạc và thời gian của bạn. Chúc các bạn thành công!
Theo Tiin
Cử nhân đi thực tập nghề quét dọn, pha trà Thực tập là thời điểm bước đầu để sinh viên vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế công việc. Thế nhưng không ít sinh viên lại được trải nghiệm làm nhân viên quét dọn, pha trà... trong kỳ thực tập của mình. Thực tập bê nước pha trà Ra trường hơn một năm nhưng đến giờ, Nguyễn Quốc...