Học hai văn bằng, 17 môn một kỳ vẫn giành học bổng loại A
Đức Anh, Đại học Ngoại thương Hà Nội, giành hai học bổng sinh viên xuất sắc của trường và lớp chất lượng cao, khi học hai văn bằng và đăng ký 51 tín chỉ.
Lê Nguyễn Đức Anh hiện là sinh viên năm ba, lớp Anh 2 chất lượng cao, khoa Kinh tế Quốc tế K58. Ở năm thứ hai, Đức Anh học thêm văn bằng hai Kinh tế Đối ngoại và đăng ký học 17 môn, tương đương 51 tín chỉ.
Nhờ biết cách tính toán môn học và sắp xếp thời gian hợp lý, Đức Anh giành hai loại học bổng: sinh viên xuất sắc của trường (hơn 11 triệu đồng) và sinh viên xuất sắc chất lượng cao (6 triệu đồng).
“Em bất ngờ khi giành được hai học bổng như vậy. Em rất vui vì phương pháp học của mình có kết quả và muốn chia sẻ để các em tân sinh viên tối ưu hóa việc học”, Đức Anh nói.
Lê Nguyễn Đức Anh, sinh viên Đại học Ngoại thương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đức Anh từng mông lung không biết học gì, học như thế nào lúc mới bước chân vào đại học. Trong các group của trường thời điểm đó, Đức Anh chỉ tìm thấy những chia sẻ về các hoạt động ngoại khóa mà không có kinh nghiệm học tập của anh chị khóa trên.
Năm đầu tiên, Đức Anh đặt mục tiêu giành học bổng nên luôn có tâm lý cạnh tranh. Việc học trở thành gánh nặng khiến cậu mệt mỏi và đạt điểm số “tệ hại”. Tuy nhiên đến năm hai, Đức Anh thay đổi phương pháp, quên chuyện đạt học bổng và học tập với tâm trạng thoải mái nhất.
Cậu dành toàn bộ thời gian trên lớp để tập trung nghe giảng. Nếu có thắc mắc hay chưa hiểu, cậu hỏi lại ngay thầy cô. Học xong bài nào, Đức Anh nắm chắc bài đó. Dù trước thi một ngày mới ngồi giở vở xem lại, Đức Anh vẫn giành điểm A đều đặn. Nhờ cách này, cậu có nhiều thời gian buổi tối để tham gia hoạt động ở câu lạc bộ của trường hoặc làm việc khác mà không phải lo học bài.
Video đang HOT
Theo nam sinh năm ba, kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố quyết định kế hoạch học tập. Cậu thường dùng một số công cụ như Google Calender, Google Sheet… để lập thời gian biểu chi tiết, màu sắc, giúp kiểm soát luồng công việc một cách tốt nhất.
Đức Anh cho hay nhiều sinh viên không để ý trong việc chọn môn và thấy khó khăn khi đăng ký nhiều tín chỉ. Trường cậu khuyến khích sinh viên đăng ký khoảng 30 tín chỉ (10 môn) và tối thiểu từ 15 tín chỉ (5 môn). Để việc đăng ký môn học trở nên nhẹ nhàng, Đức Anh gợi ý chọn xen kẽ các môn, thay vì chỉ môn học thuộc hoặc môn kinh tế, tính toán.
“Em thường chọn ba môn học thuộc, còn lại là môn tính toán. Toán là lợi thế nên em thích học và không thấy khó khăn”, Đức Anh nói.
Lúc đầu Đức Anh lo có thể bị trùng lịch thi nhưng sau đó may mắn các môn được sắp xếp giờ khác nhau. Có lần thi ba môn một ngày, cậu vẫn vượt qua không mấy khó khăn và đạt điểm cao nhờ cách học ôn bài ngay trên lớp.
Ngoài kỹ năng quản lý thời gian và cân nhắc đăng ký tín chỉ, nam sinh cũng khuyên nên kết nối với những người bạn để cùng làm việc nhóm và giúp nhau ôn thi.
Việt Anh (hàng trên, thứ ba từ phải sang) cùng các thành viên Hội sinh viên Đại học Ngoại thương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nếu năm đầu là để làm quen với cách học và cuộc sống ở giảng đường đại học, từ năm hai, năm ba trở đi, Đức Anh tập trung lên kế hoạch tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để chuẩn bị ra trường. Cậu đánh giá năm thứ ba là thời điểm hợp lý để học thêm tiếng Anh, thi các chứng chỉ quốc tế và chuyên ngành.
“Năm tư mới chuẩn bị là quá muộn, chỉ gây tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Thời điểm này bạn dễ bị phân tâm do phải tập trung cho thực tập, khóa luận”, Đức Anh phân tích.
Nguyễn Thục Anh, bí thư chi đoàn lớp Anh 2 chất lượng cao, cho hay Đức Anh là sinh viên duy nhất trong lớp học hai văn bằng và thuộc top sinh viên có thành tích học tập tốt trong lớp.
“Đức Anh biết cách cân bằng việc học và hoạt động ngoại khóa rất tốt nên dù bận rộn với lịch học, bạn ấy vẫn có thời gian tham gia hội sinh viên trường, tổ chức các chương trình và đi gia sư”, Thục Anh chia sẻ.
SIU bồi dưỡng năng lực tranh tụng quốc tế cho sinh viên ngành luật
Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đặt mục tiêu đào tạo cử nhân Luật có khả năng tranh tụng quốc tế, nền tảng chuyên môn tốt, giỏi ngoại ngữ.
Theo đại diện đơn vị, tính đến năm 2021, Việt Nam có 93 cơ sở đào tạo luật với các chuyên ngành khác nhau. Trong bức tranh toàn cảnh về đào tạo luật rất phong phú đó, Đại học Quốc tế Sài Gòn đã chọn việc đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế làm hướng đi chính.
Bắt đầu từ 2018, SIU mở chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhân vươn tầm quốc tế, nhà trường đã thiết kế chương trình đào tạo tiên tiến, vừa đảm bảo kiến thức pháp luật trong nước, vừa chắt lọc tinh túy theo tiêu chuẩn ngành Law and Economics của Đại học Mỹ.
SIU tài trợ học bổng 100% chương trình tiếng Anh kỹ năng tiêu chuẩn quốc tế nhằm hướng đến mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng tranh biện quốc tế cho sinh viên luật.
Chương trình đào tạo có hơn 30% số tín chỉ các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đội ngũ đào tạo bao gồm ban cố vấn chuyên môn cấp cao, giảng viên là chuyên gia pháp luật đầu ngành, từng giữ chức vụ quan trọng tại cơ quan nhà nước, tòa án, văn phòng luật sư và công ty luật, trung tâm trọng tài, trung tâm hòa giải thương mại. Ngoài ra, SIU còn mời giảng giáo sư đến từ các trường đại học, thẩm phán của Mỹ.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Xuân Thảo, Giáo sư Luật học hàm Gerald L.Bepko, từ Đại học Indiana (Mỹ) giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế tại SIU.
SIU thường xuyên tổ chức các hội thảo với sự tham gia của dàn khách mời là luật sư uy tín, chánh án, thẩm phán, trọng tài viên, hòa giải viên thương mại, lãnh đạo đương chức của các cơ quan pháp luật trung ương. Đây là cơ hội cho sinh viên SIU học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức và kỹ năng để trở thành chuyên gia trong tương lai.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức chuyên môn, SIU cũng chú trọng đến quá trình học tập thực tiễn cho sinh viên. Trong quá trình đào tạo, sinh viên luật sẽ được nhà trường giới thiệu tham quan và thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thông qua đó tiếp cận thực tiễn pháp lý.
Các hoạt động được nhà trường lên kế hoạch dài hạn, mục tiêu đảm bảo sinh viên luôn có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, cũng như đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước.
Dưới sự hỗ trợ của Khoa Đào tạo Luật sư, Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế của Học viện Tư pháp cùng nỗ lực cá nhân, sinh viên có thể trở thành những luật sư chuyên nghiệp có đủ khả năng tư vấn, tranh tụng quốc tế.
Sau khi ra trường, sinh viên cũng có thể làm việc ở các tổ chức nhà nước như cơ quan dân cử; cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan thuộc hệ thống tư pháp; các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước với vị trí là chuyên viên, cố vấn pháp lý.
Với cơ sở vật chất hiện đại, SIU hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục tiên phong, tôn trọng sự khác biệt và đa văn hóa.
Đại diện đơn vị cho biết, SIU nỗ lực đào tạo nên những cử nhân Luật kinh tế quốc tế với những tiêu chí chuẩn quốc tế, tiến tới bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người dân Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc trong các vụ kiện và tranh chấp pháp lý vượt ngoài lãnh thổ.
Khởi động Học bổng Honda dành cho sinh viên Học bổng Honda (Honda Award) dành cho sinh viên chuyên ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ và một số khối ngành khác. Honda Việt Nam vừa khởi động Học bổng Honda dành cho sinh viên hai năm cuối hoặc mới tốt nghiệp trong năm 2021. Học bổng áp dụng cho sinh viên khối khoa học kỹ thuật của các trường thuộc Đại...