Học giỏi toán có cần quan tâm đến tiếng Việt?
Học giỏi toán có cần quan tâm đến tiếng Việt ? Hai vấn đề này tưởng rất khác nhưng lại liên quan nhau khi mới đây diễn ra tranh luận vì phụ huynh cho rằng con chỉ cần học toán giỏi, tiếng Việt kém, chữ viết xấu cũng không sao vì tương lai chỉ cần gõ điện thoại, máy tính.
Học giỏi toán có cần quan tâm đến tiếng Việt ? Trong ảnh là lớp học môn văn của thầy giáo Đỗ Đức Anh, giáo viên nổi tiếng cả ngoài đời và trên mạng – ĐĂNG NGUYÊN
Chữ viết có còn quan trọng?
Theo một đoạn trao đổi được chia sẻ trên các diễn đàn học tập và Facebook, cô giáo chủ nhiệm có nhắn tin cho phụ huynh về việc học của một học sinh (HS): “Em học toán thì ổn. Nhưng tiếng Việt thì hơi kém chị ạ. Chữ viết còn gãy, không được đều nét. Gia đình chú ý cho cháu tập thêm ở nhà nhé”. Đáp lại, phụ huynh viết: “Toán ổn là được rồi. Sau này dùng điện thoại với máy tính là chủ yếu nên không cần lo chữ xấu. Cám ơn cô giáo nhé”.
Đoạn đối thoại giữa cô giáo và vị phụ huynh này nhanh chóng trở thành hiện tượng trên mạng xã hội và gây ra nhiều cuộc tranh luận khá gay gắt. Vấn đề tranh luận nhiều nhất là chủ đề “HS có cần rèn chữ viết khi chủ yếu gõ bằng điện thoại, máy tính?”.
Theo cô Lê Hoàng Phi Yến, giáo viên môn văn, Trường THCS Kiến Thiết (Q.3, TP.HCM), việc trình bày bài học, bài thi rõ ràng sẽ gây ấn tượng tốt đẹp với người chấm điểm hơn là một bài thi cẩu thả, không thể đọc ra con chữ. Rèn chữ viết cũng giống như rèn tâm tính của con người vậy, một người giỏi toán, giỏi công nghệ thông tin mà chữ viết quá ẩu, quá cẩu thả thì liệu có cẩn thận trong các khía cạnh khác hay không?
Thầy Đoàn Quang Minh, giáo viên một trường THCS tại TP.HCM, cũng cho biết HS hiện nay viết chữ xấu rất nhiều. Thầy cho hay có nói với HS là không cần các con viết chữ đẹp nhưng phải rõ ràng. Lý do là để mình rèn tính cẩn thận, để người đọc, nhất là người lớn tuổi dễ thấy, không hiểu nhầm và cũng là cách mình thể hiện sự tôn trọng với người khác.
Đoạn trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh về việc học của con gây tranh luận rất lớn trong cộng đồng – DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VN
Video đang HOT
Học toán, đừng bỏ quên tiếng Việt
Tuy nhiên vấn đề sâu xa hơn qua cuộc tranh luận này là hiện nay nhiều phụ huynh quan niệm học môn văn (tiếng Việt nói chung) không quan trọng bằng toán. Phụ huynh cho rằng giỏi toán nhiều cơ hội hơn, tốt hơn, còn văn (tiếng Việt) là thứ yếu. Thậm chí rất nhiều phụ huynh vui mừng khi con trở thành HS giỏi toán hơn văn.
Tiến sĩ toán học Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông năng khiếu (TP.HCM), người chuyên huấn luyện HS đi thi toán quốc tế, cho rằng lúc nhỏ, chữ viết của nhiều HS có thể xấu. Tuy nhiên, khi lớn lên, HS sẽ tự định hình chữ viết cho mình. Trẻ em hãy cứ để tự do, không nên chú trọng rèn chữ viết quá nhiều.
Tuy nhiên, tiến sĩ Trần Nam Dũng cho biết ông gặp rất nhiều phụ huynh có quan niệm con chỉ cần học giỏi môn toán mà không cần quan tâm các môn khác. Ông luôn cố gắng thuyết phục phụ huynh rằng toán và văn đều cần thiết, thậm chí HS còn cần kỹ năng tổng hợp khi ra đời với các môn học khác nữa như ngoại ngữ, kỹ thuật, lịch sử, địa lý…
“Hiện nay, trong công việc, dù chuyên môn về toán học nhưng tôi lại chủ yếu dùng… văn! Đương nhiên, tư duy toán học sẽ giúp văn của tôi chặt chẽ, khúc chiết hơn. Vì vậy, nếu đam mê môn toán, hãy theo đuổi nhưng đừng xem nhẹ sự quan trọng của những môn học còn lại”, tiến sĩ Dũng chia sẻ.
Tiến sĩ Phạm Hồng Danh, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường THPT Vĩnh Viễn, từng là Trưởng bộ môn toán cơ bản của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nhưng ông cũng là một nhà thơ.
Tiến sĩ Phạm Hồng Danh cho rằng quan điểm học toán không cần quan tâm tiếng Việt của nhiều phụ huynh là rất phiến diện. Theo tiến sĩ Danh, tư duy phải dựa trên nền tảng của ngôn ngữ. Học toán mà không hiểu về ngôn ngữ, câu cú, ý nghĩa thì không thể học được toán.
“Phải học tốt ngôn ngữ thì mới tiếp thu được môn học tương đối dễ dàng, có chiều sâu, hiểu được môn học. Giỏi ngôn ngữ thì càng có thể làm được nhiều việc. Vì vậy, muốn con học giỏi môn học gì thì cũng nên khuyên con học tốt tiếng Việt đã!”, tiến sĩ Danh chia sẻ.
Cô Phi Yến cũng cho rằng thực tế là hiện nay có rất nhiều phụ huynh quan niệm môn văn không quan trọng bằng môn toán và môn Anh văn, vì những môn này có nhiều cơ hội hơn, dễ dàng kiếm tiền hơn. Nhưng trên thực tế có nhiều người giỏi toán đều khá giỏi về ngôn ngữ.
Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), cho biết việc nhiều phụ huynh cho rằng giỏi toán tốt hơn giỏi văn là chưa hiểu đúng về môn văn. Kể cả khi rất giỏi toán nhưng là người không có khả năng về sự diễn đạt hoặc bày tỏ quan điểm, cảm xúc, trình bày một vấn đề (những điều học được từ môn văn) thì rất khó thành công.
“Cần có sự logic, tính toán của môn toán nhưng cũng cần có trí tuệ sáng suốt, có trái tim nóng, cảm xúc do môn văn mang lại. Một chút văn học, nghệ thuật sẽ giúp chúng ta có cuộc sống thú vị hơn và cũng trở thành người thú vị hơn trong mắt của người khác”, thầy Đức Anh chia sẻ vấn đề học giỏi toán có cần quan tâm đến tiếng Việt ?
Thi, kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Nỗi lo nghẽn mạng
Hiện nay, các trường học tại TPHCM, Hà Nội bắt đầu kiểm tra thi giữa kỳ. Do thực hiện trực tuyến nên mỗi trường có những cách thực hiện khác nhau. Trong khi đó, giáo viên, phụ huynh chỉ lo nghẽn mạng sẽ ảnh hưởng đến kết quả bài kiểm tra.
ở nhiều địa phương, học sinh vẫn học và kiểm tra trực tuyến. Ảnh: Huyên Nguyễn
Phụ huynh hỗ trợ coi thi
Ngày nào, sau mỗi buổi học online của con, chị Đặng Thu Thuỷ (Nhị Bình, Hóc Môn, TPHCM) cùng dành thời gian hỏi thêm con về nội dung tiết học, những điều chưa hiểu để giải thích thêm. Con chị Thuỷ học lớp 5 nên không quá gặp khó khăn trong việc tự kết nối và tự học tập. Tuy nhiên, tuần sau sẽ thi giữa kỳ nên chị nhắc con phải làm bài thật tốt, không chủ quan.
Chị Thuỷ cho biết, cháu sẽ làm các bài kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt..., lịch thi được cô giáo sắp xếp cách ngày để con không bị áp lực. Với môn Toán và phần tiếng Việt con sẽ làm bài trực tuyến trắc nghiệm trên hệ thống học của Sở GDĐT TPHCM, phần tập đọc sẽ ghi âm, phần chính tả làm giấy sau đó gửi file, chụp hình cho cô giáo.
"Ngày con thi, cô giáo yêu cầu phải có người giám sát để tránh trường hợp con quay cóp nên vợ chồng tôi cũng đang sắp xếp công việc ở nhà hỗ trợ coi thi"- chị Thuỷ chia sẻ và cho biết chỉ lo nghẽn mạng. Thời gian qua, cô giáo cũng đã cho học sinh làm quen với hệ thống thi, có một số trường hợp bị lỗi kết nối, mạng chậm.
Cũng đang ôn tập cho thi cuối học kỳ, em Trần Nguyễn Phương Nhi (lớp 12A1, THPT Lương Thế Vinh, TPHCM) cho hay khá tự tin vì thi trên phần mềm với hình thức trắc nghiệm, ngay từ đầu dịch, nhà trường cũng đã cho học sinh làm quen với hình thức này.
Nhằm giảm áp lực cho học sinh, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) chủ trương là kiểm tra theo hướng đề mở để các em tự tìm tòi kiến thức và viết thu hoạch sản phẩm, chú trọng vấn đề kiểm tra tính tự giác của các em.
Theo quy định của Sở GDĐT TPHCM, thành phố xác định học sinh học trực tuyến đến hết học kỳ I, vì vậy các trường xây dựng và bổ sung tiêu chí, hình thức kiểm tra, đánh giá vào quy chế của trường dựa vào các quy định chung. Các nhà trường hướng dẫn giáo viên sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá cả quá trình học tập của học sinh trong quá trình học trực tuyến thay cho các bài kiểm tra thường xuyên.
Chính việc nhà trường chủ động các hình thức kiểm tra, đánh giá nên bên cạnh mặt tích cực cũng có tình trạng không ít phụ huynh phàn nàn về việc trường xếp lịch quá dày.
Trục trặc mạng
Tại Hà Nội, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) có kế hoạch kiểm tra, đánh giá được quy định rõ ràng theo hướng dẫn của các cấp.
Với đề thi, đa số các môn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Nhà trường xây dựng một bộ đề có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, gồm nhiều mã đề, có sự xáo trộn. Còn môn Văn và Toán sẽ thi theo hình thức tự luận, được chấm trên phần mềm thi, bài thi trắc nghiệm máy sẽ tự chấm, đảm bảo công bằng cho học sinh.
Với hình thức này, bà Hồ Thuận Yến - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, trong suốt quá trình làm bài thi, học sinh phải mở mic, bật camera. Một phòng thi có 2 giáo viên giám sát toàn bộ quá trình làm bài.
"Những môn tự luận, học sinh sẽ làm ra giấy, chụp lại rồi nộp bài. Lúc này, thầy cô phải chấm chữa trên máy tính rất vất vả. Hy vọng sang tháng 11, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt để thầy trò có thể đến trường" - bà Yến mong mỏi.
Còn Trường THCS Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình), để quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh giữa học kỳ 1 thuận lợi và đạt hiệu quả cao, giáo viên đã chủ động tổ chức ôn tập nhiều dạng bài trắc nghiệm giúp học sinh làm quen. Đặc biệt, đề thi của các môn tích hợp được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm và chia nội dung theo tỉ lệ số tiết dạy.
Với môn Lịch sử - Địa lý, phân môn Sử có 2 tiết/tuần, phân môn Địa có 1 tiết/tuần thì lượng câu hỏi sẽ chia thành 3 phần, Sử 2 - Địa 1. Với thời gian kiểm tra là 40 phút, đề thi sẽ có 20 câu liên quan đến kiến thức Lịch sử và 10 câu thuộc kiến thức Địa lý.
"Kiểm tra trực tiếp là 60 phút nhưng do dịch bệnh nên nhà trường điều chỉnh thời gian bài thi cho phù hợp với tình hình thực tế dạy online. Điều này rất phù hợp với học sinh mới làm quen với sách mới" - cô Lê Thị Oanh - giáo viên Lịch sử của nhà trường - cho biết.
Theo nữ giáo viên, hiện nay nhiều điểm hạ tầng mạng, sóng viễn thông gặp trục trặc nên học sinh khi đang làm bài, lúc này giáo viên phải gửi lại đường link làm bài nhiều lần. Bên cạnh đó, việc giám sát học sinh thông qua camera cũng khó đảm bảo tính trung thực - cô Oanh cho biết.
HOT: Lần đầu tiên Tiếng Việt được dạy ở 2 đại học top đầu thế giới, người bản địa có dễ ẵm điểm 10 khi học? Tháng 11 này, lần đầu tiên Tiếng Việt được giảng dạy tại 2 trường đại học danh tiếng thuộc khối Ivy League. Lần đầu tiên, Tiếng Việt được dạy ở 2 trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới nằm trong khối Ivy Leauge. Theo đó, đại học Brown và Đại học Princeton sẽ cùng nhau hợp tác khóa học Tiếng Việt...