Học dốt nhất lớp, nam sinh bất ngờ thi đỗ đại học top đầu thế giới, người mẹ nói “Tôi chẳng dạy gì” nhưng thực tế lại làm 1 việc như này
Từ học sinh có thành tích “là là mặt đất” đến một sinh viên của đại học danh tiếng, câu chuyện của Chu Khải Thâm đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Triệu Khải Thâm là một học sinh tại trường Trung học Ninh Hải, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Khi mới học cấp 3, Triệu luôn đứng bét lớp, thành tích vô cùng lẹt đẹt. Tuy nhiên trong kỳ thi đại học năm nay, cậu đã đỗ vào Đại học Thanh Hoa với số điểm 705. Được biết đây là đại học top 1 tại Trung Quốc và top 20 thế giới.
Từ học sinh có thành tích “là là mặt đất” đến một sinh viên của đại học danh tiếng, câu chuyện của Chu Khải Thâm đã thu hút sự chú ý của dư luận. Khi được báo chí phỏng vấn, mẹ của Triệu chia sẻ lại bí quyết dạy con của mình: “Mỗi khi thằng bé bị điểm kém sẽ than thở với mẹ. Tôi liền an ủi và ôm con một cái. Tôi cứ như vậy an ủi con qua ngày. Thật sự là không có phương pháp đặc biệt nào cả!”.
Nam sinh Chu Khải Thâm.
Còn Triệu Khải Thâm cho biết: “Sự kiên trì trong học tập là vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng nhất là mẹ không bao giờ mắng mỏ mỗi khi em học kém. Mỗi khi em suy sụp, mẹ luôn ở bên an ủi và không ngừng động viên, khuyến khích”.
Chia sẻ của Chu Khải Thâm sau đó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ huynh và học sinh. Giống như nhà văn nổi tiếng người Mỹ Dale Carnegie từng viết trong cuốn sách Đắc nhân tâm: “Ai cũng thích được khuyến khích. Đối với trẻ em, những lời khuyến khích sẽ giúp lớn lên trong bầu không khí thoải mái và vui vẻ, từ đó hình thành tính cách tự tin trong cuộc sống”.
Sự khuyến khích của bố mẹ cũng giúp trẻ phát huy được tiềm năng của bản thân và nuôi dưỡng lòng can đảm, không dễ bị thất vọng. Những bậc cha mẹ có tầm nhìn xa trông rộng cũng không bao giờ keo kiệt những lời khuyến khích.
“Giáo dục hà khắc” không giúp con bạn tốt hơn
Rất nhiều cha mẹ có chung những băn khoăn như: “Khen ngợi và khuyến khích trẻ quá nhiều có tốt không?”, “Nó có khiến con chểnh mảng hay lơ là việc học không?”,…. Những suy nghĩ này khiến họ trở nên hà khắc với con cái.
Video đang HOT
Không ít người cho rằng trẻ chỉ việc ăn và học thì cớ gì không hoàn thành tốt việc học. So với những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh thiếu thốn thì con nhà mình càng phải chăm chỉ hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng thường xuyên so sánh con với những đứa trẻ khác, vì nghĩ rằng điều này sẽ kích thích tinh thần học tập, phấn đấu của con.
Và ngay cả khi con đạt được thành tích tốt hơn trong học tập, bố mẹ cũng không ngợi khen mà đặt thêm áp lực: “Điểm thế đã có gì mà tự hào. Chờ đến khi con được điểm cao nhất lớp đã”. Chính những điều này khiến nhiều đứa trẻ bị áp lực, tự ti và lớn lên không được như mong muốn của cha mẹ.
Hai tháng trước, một cô gái 33 tuổi tên Phạm Kim Thành ở Trung Quốc từng khiến dư luận xôn xao trước câu chuyện đời mình. Năm nay Phạm đã 33 tuổi và tốt nghiệp đại học từ 10 năm trước. Tuy nhiên đến nay cô vẫn chưa xin được việc làm và vẫn nhận trợ cấp từ gia đình, từ chi tiêu ăn uống đến sinh hoạt.
Phạm Kim Thành đã 33 tuổi những vẫn thất nghiệp.
Bố mẹ của Phạm đã 70 tuổi, sức lao động ngày càng giảm sút nhưng vẫn phải đi làm để nuôi con. Dù mẹ nhiều lần thúc giục nhưng Phạm vẫn kiếm cớ, không muốn kiếm việc. Được biết thời sinh viên, Phạm cũng từng làm việc bán thời gian tại siêu thị với bạn cùng lớp. Tuy nhiên, mỗi khi làm việc, cô không thể giao tiếp được với khách hàng một cách trôi chảy, tay chân cô trở nên bủn rủn khi gặp người lạ.
Đến khi tốt nghiệp, cô cũng xin được vào vị trí bán hàng cho một công ty nhưng lại luôn bị căng thẳng, sợ hãi mỗi khi đối mặt với người lạ. Tình trạng càng lúc càng nghiêm trọng khiến cô phải nghỉ việc và ở nhà để chữa bệnh tâm lý.
Phạm Kim Thành sau đó biết được, mình bị mắc chứng ám ảnh sợ xã hội. Cô cho rằng, tình trạng này là bởi quãng thời gian không mấy vui vẻ lúc nhỏ. Khi Phạm còn nhỏ, dù cô làm bất cứ điều gì, bố mẹ cũng không hề khuyến khích hay khen ngợi.
Hồi học trung học, Phạm từng có sở thích thiết kế thời trang. Cô thường phác thảo ý tưởng và ngồi may thành phẩm. Nhưng khi Phạm đưa cho bố mẹ xem, họ không bao giờ đếm xỉa mà còn chê trách: “Mấy thứ này là gì, ai dám mặc chúng, thay vì làm những điều vô bổ này hãy làm bài tập về nhà!”.
Cuộc đời cô chưa từng nhận được 1 lời khuyến khích nào từ cha mẹ.
Đến khi vào đại học, cô cũng chưa từng nhận được một lời động viên hay ủng hộ từ bố mẹ khi muốn theo đuổi ước mơ. Phạm từng thích điêu khắc nhưng bố mẹ cô lại chì chiết: “Không phải điều con muốn là có thể làm được!”. Hiện tại khi Phạm bị bệnh tâm lý và không tìm được việc, bố mẹ cô cũng không hề động viên mà nói: “ Con chẳng có tài cán gì, nếu con kiếm được một công việc, mẹ sẽ quỳ xuống chân con cho mà xem!”.
Từ câu chuyện của Chu Khải Thâm và Phạm Kim Thành có thể thấy, sự khuyến khích từ cha mẹ vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trẻ cần được khuyến khích, cũng giống như cây cần tưới nước. Những lời khuyên khích của cha mẹ sẽ giúp con thêm tự tin và thiết lập giá trị bản thân. Chính vì vậy, bố mẹ đừng tiếc con một hai câu động viên. Tuy đơn giản nhưng chúng sẽ là nguồn động lực lớn lao cho những đứa trẻ.
Hiệu trưởng trường đại học lọt top 20 thế giới khuyên bố mẹ nói 4 câu này trước khi con đi ngủ, tương lai trẻ sẽ thành công hơn nhiều
Đây đều là những câu nói đơn giản nhưng sẽ kích thích tinh thần học tập, cầu tiến của trẻ rất nhiều.
Sự giáo dục từ gia đình góp phần rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Mỗi đứa trẻ đều giống như một miếng bọt biển, hấp thụ mọi điều người lớn nói, mọi điều người lớn làm. Chính vì vậy nếu bố mẹ chú trọng việc giáo dục, uốn nắn từ nhỏ thì khi trưởng thành, trẻ sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Trong một bài phát biểu của mình, thầy Lâm Kiến Hoa - Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa - đại học top 1 tại Trung Quốc và top 20 thế giới đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với trẻ nhỏ. Mọi suy nghĩ, hành động của bố mẹ sẽ tác động lớn đến quá trình trưởng thành của con.
Theo thầy Lâm, có 4 điều mà các bậc cha mẹ cần nói với con trước khi đi ngủ. Tuy đều là những câu đơn giản nhưng sẽ kích thích tinh thần học tập của trẻ rất nhiều.
Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa.
1. Ngày hôm nay của con thế nào?
Sau khi con đi học về, bố mẹ có thể chọn lựa thời gian rảnh để nói chuyện, hỏi về một ngày của con. Đây là sự tương tác cần thiết giữa bố mẹ và con cái, giúp đôi bên thêm gần gũi, gắn bó hơn. Hãy hỏi: "Ngày hôm nay của con thế nào?" và lắng nghe những cảm xúc vui buồn của con, nghe con chia sẻ về những câu chuyện, sự kiện xảy ra trong ngày.
Nếu như con ủ rũ, không muốn chia sẻ chuyện buồn thì bố mẹ cần có cách dẫn dắt để con mở lòng, tâm sự. Hãy cho con biết, dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, bố mẹ đều ở bên sẵn sàng lắng nghe và bảo vệ con khi cần. Những cuộc nói chuyện kiểu này sẽ giúp con thêm mạnh mẽ và rút ra được nhiều bài học.
2. Ngày hôm nay con đã học được những gì?
Câu hỏi này sẽ giúp con tổng kết được những kiến thức mình đã học được trong ngày, từ đó nhận ra được hiệu suất học tập, làm việc của bản thân. Sau khi con chia sẻ, bố mẹ cũng có thể góp ý, chỉ cho con thấy những điều còn thiếu xót, đồng thời đưa những lời khuyên hữu ích để giúp con tăng khả năng học tập.
Bên cạnh đó, bố mẹ đừng quên khen ngợi những cố gắng của con trong việc học tập. Một lời khen ngợi tuy đơn giản nhưng cũng giúp con phấn chấn tinh thần hơn rất nhiều.
3. Con có cần bố mẹ giúp đỡ điều gì không?
Trong quá trình trẻ đi học, tiếp xúc với xã hội sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề, có thể là những xích mích với bạn bè hoặc bất đồng nào với thầy cô. Những vấn đề đó đôi khi trẻ không tâm sự với người lớn vì ngại hoặc nghĩ bố mẹ bận.
Vậy nên việc bố mẹ chủ động hỏi: "Con có cần giúp đỡ điều gì không?" sẽ giúp tình cảm đôi bên gắn kết hơn rất nhiều. Con cũng cảm thấy an toàn, tự tin hơn khi biết rằng mình luôn được bố mẹ quan tâm và che chở. Nếu con gặp khó khăn, bố mẹ có thể góp ý, đề xuất cho con cách giải quyết. Trong trường hợp con có thể tự xử lý ổn thỏa mọi việc thì bố mẹ đừng quên dành tặng những lời ngợi khen.
4. Con cảm thấy những sự việc xảy ra hôm nay như thế nào?
Bố mẹ có thể hỏi con cảm thấy thế nào trước những sự việc xảy ra trong trường học, những điều con được chứng kiến, tiếp xúc,... Bằng cách này, bố mẹ luyện cho con cách bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân. Qua đó con sẽ trở nên tự tin, năng động hơn.
Đồng thời, bố mẹ cũng nắm bắt được suy nghĩ của con và kịp thời điều chỉnh, khuyên răn nếu con có những nhận thức chưa đúng đắn.
Bố mẹ đều là giáo sư nổi tiếng nhưng con trai thi đại học chỉ được 2 điểm, dòng chữ trong bài thi khiến mẹ vô cùng ân hận Nội dung bài thi của con trai khiến bà mẹ phải hối hận, nhận ra sai lầm trong việc giáo dục của vợ chồng mình suốt những năm qua. Lương Tư Thành (1901 - 1972) là một kiến trúc sư, nhà sử học kiến trúc nổi tiếng người Trung Quốc. Ông cũng được coi là cha đẻ của kiến trúc hiện đại. Năm...