Hóc dị vật ở trẻ: Nhiều cha mẹ bất lực nhìn con ngừng thở dần
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai) hóc dị vật thường xảy ra đối với trẻ nhỏ và nhiều trường hợp trẻ tử vong vì cha mẹ không biết sơ cứu.
Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi dị vật lọt vào đường thở, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức vì khi trẻ bị ngừng tuần hoàn, oxy không còn lên não có thể khiến trẻ tử vong nhanh chóng.
Theo các báo cáo y học tại Mỹ, hóc sặc dị vật gây nghẹt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Hàng nghìn trẻ phải cấp cứu do dị vật đường thở, một số khác bị tổn thương não vĩnh viễn.
Trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc sặc dị vật phải đi cấp cứu. Trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng các vật có được trong tay, từ những hạt thực vật đến bộ phận đồ chơi, vật dụng nhỏ.
Trẻ lớn ngậm nguyên cả trái cây trong miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, táo, thạch rau câu để ăn…Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một trận cười, khóc, sợ hãi, ngạc nhiên và trở thành mối nguy đe dọa tính mạng trẻ.
Hóc dị vật ở trẻ: Cha mẹ bất lực nhìn con tử vong
Video đang HOT
Theo thống kê cho thấy, hóc dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi dễ bị nhất, chiếm tỉ lệ đến 73%. Nguyên nhân do bé vừa ngậm thức ăn vừa chơi đùa hay khóc la trong lúc ăn, tuổi này trẻ chưa đủ răng khi nhai thức ăn. Đây là thời kỳ hành vi tay – miệng, trẻ nhỏ khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho vào miệng tất cả mọi vật có trong tay.
Đối với hóc dị vật, PGS Dũng cho rằng cách sơ cứu là quan trọng nhất. Nhiều trường hợp cha mẹ bất lực nhìn con ngừng thở dần chỉ vì không biết cách sơ cứu.
Chính vì vậy, bác sĩ Dũng cho biết người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ.
Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài. Cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo…
Trường hợp trẻ đang ăn bột hay hoa quả bị hóc, nghẹn thì cần để trẻ nằm sấp, đầu dốc xuống dưới, úp lòng bàn tay vỗ mạnh vào giữa lưng bé. Thao tác này giúp tác động mạnh vào lưng gây ho để bật dị vật ra. Với trẻ lớn, người thân cần đứng sau ôm bụng sốc mạnh người trẻ lên.
Khi sơ cứu không được đưa tay vào miệng trẻ móc dị vật ra ngoài. Đặc biệt, PGS Dũng khuyến cáo cách tốt nhất là phòng hóc dị vật. Ví dụ những loại thực phẩm như thạch, quả nhãn, quả vải, chôm chôm, nho, đồ chơi tròn nhỏ không nên để gần trẻ.
Nếu bé bú bình, lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng, khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho… Khi bé ăn bột, cháo, không ép bé ăn nhiều, nhanh quá, không cho ngậm bình khi đang ngủ.
Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi cho trẻ ăn, có chiều dài và chiều rộng bằng ngón tay út của người lớn và đảm bảo đủ mềm để trẻ có thể nuốt. Khuyến khích trẻ ăn từng miếng nhỏ, nhai kỹ thức ăn.
Khi cho trẻ ăn không bao giờ được nói chuyện, chạy nhảy, đi qua đi lại, chơi nghịch, đùa giỡn hoặc nằm khi ngậm thức ăn trong miệng. Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang la khóc.
Đang ăn chôm chôm, bé 1 tuổi bất ngờ tím tái, khó thở biết nguyên nhân cha mẹ "xanh mặt"
Đang ăn chôm chôm, cháu bé bất ngờ tím tái, khó thở, người cha vội đưa con đi cấp cứu.
Bệnh nhi 12 tháng tuổi phải thở máy, tổn thương não do hóc dị vật. (Ảnh: Zing)
Ngày 24/7, các bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết trên Dân trí, tại đây vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp cho một trường hợp bị dị vật đường thở rất nguy hiểm. Bệnh nhi là bé P.Đ.K. (1 tuổi) nhập viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ, không đáp ứng với kích thích đau, thở chậm, mạch khó bắt. Nhận định bé bị tổn thương não do thiếu oxy được gây ra do hóc nghẹn dị vật.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó cháu được bố cho ăn chôm chôm. Trong lúc ăn, bé bất ngờ tím tái, khó thở, người cha vội bế con tới phòng khám gần nhà cấp cứu trong tư thế dốc ngược đầu xuống đất.
Ngay lập tức, cha bé bế con trong tư thế dốc ngược đầu xuống đất và đưa đến phòng khám tư nhân gần nhà. Tại phòng khám, bác sĩ thực hiện các biện pháp sơ cứu như vỗ lưng, ấn ngực.
Bệnh nhi được chuyển vào khoa Cấp cứu, bệnh viện quận Thủ Đức, trong tình trạng lơ mơ, không đáp ứng kích thích đau, thở chậm, mạch nhẹ khó bắt, chi mát, da tím tái, đồng tử giãn 3 mm hai bên nhưng còn phản xạ ánh sáng. Các bác sĩ cho biết bé bị tổn thương não do thiếu oxy.
Bác sĩ trực đã khẩn trương thực hiện thủ thuật Heimlich - cấp cứu đẩy dị vật là quả chôm chôm có kích thước 1x2 cm - ra khỏi đường thở của bé. Sau đó, bé được đặt nội khí quản và lập đường truyền tủy xương.
Sau 2-3 phút, da bệnh nhi bắt đầu hồng, chi ấm, mạch bắt rõ. Bé được thở máy, an thần và làm các xét nghiệm đánh giá tổn thương não trước khi chuyển qua đơn vị Hồi sức tích cực Nhi.
BSCKI Nguyễn Hà Phương, đơn vị Hồi sức tích cực Nhi, cho biết trên Zing, sau 3 ngày điều trị, các bác sĩ đã cai máy thở cho bé thành công. Các cơ quan bị tổn thương ở mức độ nhẹ đã hồi phục.
Các bác sĩ khuyến cáo đây là thời gian nhiều loại trái cây vào mùa. Số trường hợp hóc trái cây cũng ngày càng tăng. Nhiều trường hợp đã tử vong vì tắc nghẽn đường thở.
"Cha mẹ cần nâng cao nhận thức về sự an toàn cho con em mình, đặc biệt không nên để trẻ tự ăn các loại quả trơn, dễ hóc mà không có sự giám sát của người lớn. Việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cũng phải đi kèm yếu tố an toàn", bác sĩ Phương cảnh báo.
Trẻ bị ngạt, tắc mũi suốt 3 ngày vì dây thun buộc tóc nằm trong mũi Trung tam Y te huyen Quy Hop (Nghệ An) vừa noi soi va phat hien dây thun buộc tóc trong mui phai cua benh nhi 4 tuổi ở xã Tho Hop. Dây thun được lấy từ mũi của bệnh nhi. Bệnh nhi đuoc đua vao vien trong tinh trang bị ngat tac, chay nuoc mui, ra mau mui đã 3 ngay. Cac bác...