Học đi đôi với hành, bước đệm thực hiện chương trình phổ thông mới ở Hà Tĩnh
Cũng như nhiều bậc học khác, việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc THPT trên địa bàn Hà Tĩnh được khởi động từ nhiều năm nay. Đây được xem là bước đệm trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Học gắn với trải nghiệm
Tại Trường THPT Nguyễn Đổng Chi (Lộc Hà), sự năng động của giáo viên công nghệ qua những giờ học thực tế đã góp phần nâng tầm môn học.
Giờ công nghệ của học sinh Trường THPT Nguyễn Đổng Chi (Lộc Hà) trở nên hấp dẫn hơn bởi những giờ trải nghiệm thực tế
Thầy Nguyễn Doãn Hoàng – giáo viên công nghệ Trường THPT Nguyễn Đổng Chi cho biết: “Chuyên ngành công nghệ gắn với thực tế địa phương nên ngoài việc tổ chức các sân chơi, hoạt động ngoại khóa, vài năm trở lại đây, tôi đã tổ chức cho các em những giờ học trải nghiệm thực tế.
Cùng với chương trình lý thuyết, tôi còn đưa đưa học sinh ra ngoài đồng ruộng, tham quan công ty giống cây trồng. Một số lớp tham gia trực tiếp sản xuất qua việc ươm cây”.
Việc học đi đôi với hành giúp học sinh nắm vững kiến thức bài giảng
Từ sự hướng dẫn trực tiếp của những người nông dân, học sinh được hiểu hơn về giống, quy trình sản xuất, kỹ thuật dâm cành, chiết cành, cải tạo đất, hiểu biết về một loại sâu bệnh và cách phòng trừ…
Không riêng ở Trường THPT Nguyễn Đổng Chi, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành phong trào thi đua sổi nổi giữa các giáo viên, nhà trường, được áp dụng ở hầu hết các môn học.
Ứng dụng CNTT hướng đi tất yếu
Với mục tiêu nâng cao chất lượng trong từng giờ học, thời gian qua, cô Phạm Thị Ngọc Mai, giáo viên Địa lý của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Đức Thọ) đã nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn ứng dụng công nghệ Augmented Reality (công nghệ thực tế ảo tăng cường) để tạo nên sự hấp dẫn, hiệu quả trong các giờ dạy của mình.
Video đang HOT
Hiện tại, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã và đang ứng dụng công nghệ này vào dạy học cho khối 10 và khối 11.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Đức Thọ) vận dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường
Cô Ngọc Mai cho biết: “Phần Địa lí tự nhiên lớp 10 có nhiều kiến thức khó và mang tính trừu tượng đối với học sinh. Giáo viên dạy kiến thức này thường sử dụng các mô hình trong sách giáo khoa, một số video clip đơn giản có sẵn trên mạng Internet để mô tả về các hiện tượng tự nhiên nên chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh”.
Vì thế, việc ứng dựng công nghệ Augmented Reality vào dạy học phần này sẽ giúp đưa nội dung học lý thuyết vào thực hành, cho phép học sinh trải nghiệm kiến thức mọi lúc, mọi nơi thông qua tương tác một cách sinh động. Các hình ảnh thực tế trước mắt học sinh hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo giúp học sinh kết nối với bạn bè và học hỏi theo cách dễ dàng hơn; học sinh tiếp nhận các kiến thức về khoa học tự nhiên hiệu quả hơn, phát triển năng lực tự học, năng lực công nghệ thông tin từ đó tạo hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.
Chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng, giáo viên, học sinh đã có một giờ học sinh động bằng cách kết hợp giữa tài liệu trên giấy với các mô phỏng 3D mà học sinh có thể tương tác
Chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng, giáo viên đã có một bài giảng sinh động bằng cách kết hợp giữa tài liệu trên giấy với các mô phỏng 3D mà học sinh có thể tương tác.
Đây được dự báo sẽ là phương thức giảng dạy phổ biến trên các quốc gia tiên tiến nhằm tiến đến việc thay thế hoàn toàn sách vở truyền thống, giúp học sinh tiếp nhận các kiến thức về khoa học tự nhiên hiệu quả hơn.
Em Nguyễn Hải Đăng, lớp 11A6 cho biết “Em và cả lớp rất hào hứng khi học những giờ địa lý ứng dụng công nghệ Augmented Reality bởi từ ứng dụng này, những nội dung khô khan trong sách đã thành những mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người sử dụng một cách hấp dẫn, giúp chúng em hiểu rõ, hiểu nhanh về vấn đề. Ngoài ra, chúng em còn được học tập để thiết kế các Augmented Reality cho riêng mình”.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng đã trở thành phong trào thi đua trong các trường học
Cùng với ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, việc tăng cường ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong công tác tổ chức quản lý cũng được nhiều trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh đẩy mạnh.
Đó là quản lý giáo án, khai thác hiệu quả phần mềm kiểm tra đánh giá inteft, Exam; tính năng thông minh của ứng dụng Kahoot, Google drive, Google trang tính (cập nhập biểu mẫu, thông tin).
“Tiện lợi đối với công tác quản lý khi ứng dụng CNTT là nắm được tình hình cụ thể, kịp thời, khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá” – Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn Hoàng Quốc Quyết chia sẻ.
Theo baohatinh
Hà Tĩnh gấp rút chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018
Năm học 2020 - 2021, chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình giáo dục phổ thông mới) sẽ được triển khai bước đầu ở lớp 1. Việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ... đang được ngành giáo dục Hà Tĩnh gấp rút triển khai.
Chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy
Trao đổi tại hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết: Định hướng chung của đổi mới chương trình là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; chú trọng dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh.
Các trường học đang tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy
Thực tế, hoạt động đổi mới này đã được ngành giáo dục Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện từ nhiều năm nay. Bà Nguyễn Thị Thanh Nga - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết: "Sự đổi mới trong các hoạt động dạy học đã được Thạch Hà khởi động từ năm học 2017-2018 bằng việc thực hiện Công văn 4612/BGDĐT ngày 3/10/2017 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh".
Theo đó, các trường học trên địa bàn huyện Thạch Hà đã rà soát nội dung sách giáo khoa để tinh giản nội dung dạy học, điều chỉnh tránh trùng lặp giữa các môn học, bổ sung cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin cũ trong sách giáo khoa.
Cùng với đó, thực hiện dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề, chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử, giá trị sống và rèn kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm.
Để phát huy năng lực của học sinh, các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ
Hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đã tạo khí thế, phong trào thi đua ở nhiều trường học trên địa bàn toàn tỉnh.
Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: "Thời gian qua, trường đã đổi mới hoạt động dạy học theo hướng tinh giản nhưng vẫn bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
Nhiều tiết học chính khóa được chuyển sang dạy học theo hướng trải nghiệm. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, việc duy trì các câu lạc bộ theo năng khiếu, sở trường của học sinh đã là cách để nhà trường vừa truyền thụ kiến thức, vừa "truyền lửa" cảm hứng, giúp các em học sinh phát huy năng khiếu, sở trường".
Chuẩn bị đội ngũ, rà soát cơ sở vật chất
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: "Ngoài việc tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung đội ngũ giáo viên, sở cũng đã yêu cầu các phòng GD&ĐT khẩn trương tuyển đủ giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học, đồng thời chỉ đạo tập trung bồi dưỡng hơn 500 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Ngay sau hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, các địa phương cũng đã triển khai các hoạt động bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ giáo viên".
Cán bộ, giáo viên nghiên cứu tài liệu chương trình giáo dục phổ thông 2018
Từ tinh thần chỉ đạo của sở, các phòng GD&ĐT cũng đã khẩn trương lựa chọn đội ngũ cán bộ cốt cán để tiến hành tập huấn, bồi dưỡng.
Bà Nguyễn Thị Hường - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Can Lộc cho biết: "Để chuẩn bị cho 83 lớp với gần 2.500 học sinh lớp 1 trong năm học tới thực hiện chương trình giáo dục 2018, chúng tôi đã lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán gồm 45 người ở bậc tiểu học và THCS để cùng với phòng thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ. Trong số đó có 16 giáo viên cốt cán và tổ trưởng chuyên môn được Sở GD&ĐT cử đi tập huấn. Sắp tới, Can Lộc sẽ có gần 190 giáo viên lớp 1, giáo viên dự phòng lớp 1, tổ trưởng chuyên môn được tập huấn đại trà".
Từ sự quan tâm của tỉnh, chính quyền địa phương, cơ sở vật chất trường lớp ở Hà Tĩnh ngày càng được củng cố, đáp ứng yêu cầu dạy học
Về cơ sở vật chất, theo ông Lê Quang Cảnh - Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh: "Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc củng cố, xây dựng cơ sở vật chất. Dẫu chưa đảm bảo 100% phòng học được kiên cố hóa nhưng đã cơ bản đáp ứng việc triển khai dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018".
Theo baohatinh
Cao đẳng Việt Đức đón 1.300 tân học sinh, sinh viên năm học 2019 - 2020 Sáng nay (15/10), Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 và chào đón 1.300 học sinh, sinh viên (HSSV) khóa mới. Lãnh đạo một số sở, ban, ngành, giáo viên và HSSV nhà trường tham dự buổi lễ Hiện Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức đang đào tạo...