Học để biết Nghĩ
Chúng ta cần nỗ lực để có một thể chế, một nền giáo dục tốt, nhằm đào tạo ra những thế hệ công dân “biết nghĩ”. Rằng đó cũng chính là vấn đề căn cốt của người Việt hôm nay.
Ảnh minh họa.
LTS: Quý bạn đọc đang theo dõi bài viết của Phó Giáo sư Dương Quốc Việt, nhà toán học, giảng viên cao cấp, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đại số – Khoa Toán Tin, Đại học sư phạm Hà Nội.
Bài viết này, thầy Việt muốn bày tỏ quan điểm, góc nhìn của ông về vấn đề triết lý giáo dục, để góp thêm một tiếng nói trả lời cho câu hỏi: Học để làm gì?
Người Việt chúng ta, nhất là các cụ xưa, dù ai học nhiều, người học ít, đều hay sử dụng chữ “biết nghĩ”. Người ta khen một người trẻ biết nghĩ, như ghi nhận một sự trưởng thành nào đó.
Ngược lại, chê một người ở độ tuổi trưởng thành mà chưa biết nghĩ, cũng có nghĩa là, lời chê ấy đã ẩn chứa cả sự thất vọng.
Hơn nữa, dường như những lời khen-chê như thế, thường có sự cân nhắc, và đôi khi còn bao hàm cả sự chân thành của chủ thể.
Đặc biệt, sự “biết nghĩ”, còn được xã hội sử dụng làm thước đo, cho mức độ “tấn tới”, của những kẻ được cắp sách đến trường.
Những người làm cha mẹ , chắc chắn sẽ rất hạnh phúc, khi thấy được những đứa con của mình, trước hết là biết nghĩ cho cha mẹ.
Bởi khi biết nghĩ đến cha mẹ, kẻ làm con sẽ hiểu được phải làm và sống như thế nào, để cha mẹ khỏi phiền lòng và sẽ cảm thông sâu sắc được, những kỳ vọng mà cha mẹ gửi gắm nơi họ.
Rằng đó còn là nền tảng, để ít nhất sẽ dẫn dắt họ-làm tròn bổn phận “đạo làm con”.
Một người đàn ông biết nghĩ , là một tiền đề căn bản, để anh ta có thể dẫn dắt gia đình đến bến bờ hạnh phúc.
Video đang HOT
Bởi thế, truyền thống của người Việt xưa nay, khi con gái lấy chồng, thì tiêu chí hàng đầu để kén rể là “một người đàn ông biết nghĩ”.
Và thật may mắn cho những “cặp uyên ương”, nếu cả hai đều là những người biết nghĩ. Rằng điều đó, sẽ giúp họ xây dựng một gia đình, không chỉ hạnh phúc, mà còn thành đạt.
Một công dân biết nghĩ , sẽ ý thức được đầy đủ: những bổn phận của mình, nghĩa vụ với tổ quốc, ý thức chính trị, sự hiểu biết và chấp hành pháp luật…
Một đất nước, có nhiều thế hệ công dân biết nghĩ, chắc chắn sẽ là một đất nước, có tương lai phát triển cao.
Bởi đó là nền tảng để xây dựng một nền dân chủ thực sự. Cũng như để tuyển lựa ra được, những đội ngũ quan chức giàu phẩm chất tinh hoa.
Và rõ ràng, không thể có một nền hành chính lành mạnh, nếu các quan chức hành chính không biết nghĩ đến dân.
Bởi những nền hành chính-không biết nghĩ cho dân, sẽ trở thành những cỗ máy “hành là chính”, như người ta đã từng gặp ở nhiều thể chế.
Chưa kể, chính những nền hành chính này, còn sản xuất ra biết bao điều luật của bộ ngành, địa phương, những thứ bủa vây, kìm hãm người dân, gây tổn hại cho các nguồn nhân lực, góp phần làm cho quốc gia thêm chậm phát triển.
Thật dễ dàng nhìn thấy, những giá trị lớn lao do sự “biết nghĩ” mang lại. Cũng như không khó để nhận ra, sự tàn phá ghê gớm-hệ lụy do những hành xử và việc làm thiếu suy nghĩ, không biết nghĩ gây ra.
Từ việc học hỏi thiếu suy nghĩ, đến việc máy móc vận dụng các lý thuyết, các quy trình nào đó… đều dẫn con người ta đến với những thất bại thê thảm. Qua đó để thấy sự “biết nghĩ”, đóng vai trò quan trọng-sống còn như thế nào.
Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, một quốc gia muốn phát triển, nhất định phải có một nền khoa học-công nghệ vững chắc, một nền hành chính kỷ cương và linh hoạt.
Vì thế, đối với những quốc gia còn lạc hậu, muốn vươn lên, thì nhất thiết phải đào tạo cho được những thế hệ công dân chất lượng cao, tương thích.
Bởi vậy, chúng ta cần nỗ lực để có một thể chế, một nền giáo dục tốt, nhằm đào tạo ra những thế hệ công dân “biết nghĩ”. Rằng đó cũng chính là vấn đề căn cốt của người Việt hôm nay.
Và thiết nghĩ, nên chăng trên cái mặt bằng chung: ” Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình “, như tổ chức Unesco đã khởi xướng, người Việt chúng ta nên coi HỌC ĐỂ BIẾT NGHĨ, là một tiêu chí cốt lõi cho triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay!
Thí sinh 40 tuổi đạt 27 điểm thi, hoàn thành ước mơ vào giảng đường đại học
Chị Nguyễn Thị Thủy đỗ vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, hoàn thành ước mơ về giảng đường đại học từ 20 năm trước của mình. Nữ công nhân trăn trở, có nên nghỉ làm để đi học hay không...
Mọi thứ đều phải cân nhắc
Hoàn thành Kỳ thi THPT năm 2021, chị Nguyễn Thị Thủy (40 tuổi, là công nhân, sống và làm việc tại huyện Đông Anh, Hà Nội) nổi tiếng khi đạt được thành tích đáng nể với số điểm các môn thi lần lượt là Ngữ văn 7,25; Lịch sử 8,5; Địa lý 9; Giáo dục công dân 9,5. Sự nổi tiếng này, cả đời chị chưa dám nghĩ tới.
Tổng điểm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của chị là 27, tổng điểm của tổ hợp khối C00 (Văn, Sử, Địa) là 24,75 điểm. Tổng điểm của tổ hợp khối C19 (Văn, Sử, Giáo dục công dân) là 25,25; theo tổ hợp khối C20 (Văn, Địa, Giáo dục công dân) là 25,75.
Chị Nguyễn Thị Thủy trúng tuyển nguyện vọng 3 vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với mức điểm chuẩn là 16 (Ảnh: NVCC).
Nữ công nhân cho biết, chị đã có tên trong danh sách trúng tuyển đại học, vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Đỗ vào một trường đại học là ước mơ dang dở của chị Thủy từ 20 năm trước.
Điểm thi của nữ công nhân 40 tuổi.
Nữ công nhân cho biết, chị đang phân vân, có nên đi học đại học hay không: "Mọi thứ tôi đều phải cân nhắc, về học phí, thời gian, đi học thì sẽ phải nghỉ làm, không có thu nhập để nuôi các con, 2 con nhỏ sắp lên cấp 3.
Tôi học xong đã 45 tuổi, liệu có xin được việc không? Lương công nhân đang là 8 triệu đồng/tháng cũng ổn, liệu tôi học xong lương có được như vậy"?
Chị Thủy chia sẻ thêm, việc hoàn thành kỳ thi này giúp bản thân nhẹ nhõm hơn, vì chị đã thay người con trai kém may mắn của mình tham dự kỳ thi. Chị còn xuất sắc đỗ đại học, con trai sẽ còn tự hào hơn về mẹ.
Trong những dòng tâm sự viết tay, chị chia sẻ với chính mình: "Thời khắc biết điểm thi và được mọi người quan tâm, đáng ra phải là thời điểm vui và phấn khích. Nhưng lúc đó, trong tâm trí mình, hình ảnh bạn ấy lại ùa về, tự nhiên mọi cảm xúc mênh mang, mơ hồ không trọn vẹn.
Hơn một năm qua, chưa bao giờ mình có một giấc ngủ ngon, bao đêm chập chờn mộng mị. Quyết định tham gia kỳ thi này, mình quyết định vào ngày sinh nhật bạn ấy... Bạn ấy đã yên tâm về mẹ rồi nhé, vì mẹ đã làm được điều mẹ hứa. Cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn, tinh thần còn hỗn loạn, nhưng lòng mình an yên và bình thản hơn nhiều rồi...".
Tiếc và bất ngờ vì điểm chuẩn tăng mạnh
Chị Thủy tâm sự, nếu tỉnh táo hơn trong điều chỉnh nguyện vọng, chị đã có thể đạt nguyện vọng đầu vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Khi vừa hoàn thành kỳ thi, chị Thủy dự kiến sẽ đặt nguyện vọng vào ngành Việt Nam học. Đến đợt điều chỉnh nguyện vọng, chị tham khảo điểm chuẩn của các năm trước, nhờ một sinh viên năm 3 của trường tư vấn.
Thẻ dự thi của chị Thủy (Ảnh: NVCC).
Với số điểm cao, chị Thủy tự tin điều chỉnh nguyện vọng 1 vào ngành sư phạm Giáo dục công dân của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tổ hợp xét tuyển C19, nguyện vọng 2 cũng ở ngành này với tổ hợp C20.
Điểm của chị Thủy ở tổ hợp C19 và C20 lần lượt đạt 25,5 và 26 (trong khi điểm trúng tuyển của năm ngoái lần lượt là 19,75 và 25,25).
Chị Thủy đặt nguyện vọng 3 vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, mà không đặt thêm ngành Việt Nam học của ĐH Sư phạm Hà Nội như dự tính ban đầu. Tuy nhiên, chị Thủy đã không may mắn vì năm nay, điểm chuẩn của ngành Giáo dục công dân bỗng dưng tăng mạnh so với năm ngoái.
Ở 2 tổ hợp xét tuyển C19 và C20, điểm chuẩn của ngành này lần lượt là 26,5 (tăng 6,75 điểm) và 27,75 (tăng 2,5 điểm). Chị Thủy đã lỡ mất cơ hội vào cánh cổng sư phạm.
Nếu đăng ký ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bằng tổ hợp khối C00 như dự tính ban đầu, chị đã thừa điểm trúng tuyển vào trường. Tổng điểm khối C00 của chị là 24,75 điểm, điểm chuẩn ngành này năm nay là 23,25.
"Do tôi tự tin nên không cho ngành Việt Nam học vào. Tôi rất yên tâm vì nếu như năm ngoái thì tôi thừa 5,75 điểm so với điểm chuẩn nhưng năm nay tăng tới gần 7 điểm. Tôi bất ngờ lắm và hơi tiếc vì không đỗ ĐH Sư phạm. Nếu tỉnh táo hơn, tôi đã đặt nguyện vọng 3 ngành Việt Nam học.
Bạn sinh viên tư vấn cho tôi cũng nhắn tin xin lỗi tôi, bạn ấy áy náy lắm. Nhưng tôi động viên là cô không buồn đâu, vì cuộc sống của cô còn nhiều thứ phải lo, không như nhiều bạn trẻ khác có điểm cao mà không may bị trượt, đó là hy vọng tương lai của các bạn ấy. Tôi đã từng trải qua nên tôi rất hiểu cảm giác ấy", chị Thủy tâm sự.
Cô giáo Trang áp dụng phương pháp tích hợp trong dạy môn Giáo dục công dân Với sáng kiến dạy học tích hợp lý luận và thực tiễn với nhau, tiết học giáo dục công dân của cô giáo Vũ Thị Trang bao hàm nhiều ý nghĩa và bám sát thực tế. Môn học Giáo dục công dân trong chương trình học trung học phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức, hành vi,...