Học chưa hết cấp 1 đã bị yêu cầu đóng 50 triệu nhận chỗ cấp 2, thi trường khác liền “mất trắng” 20 triệu: Trường ở Hà Nội giải thích khó hiểu!
Khoản phí để nhập học vào trường liên cấp Nguyễn Siêu tại Hà Nội bị nhiều phụ huynh phản ánh là chưa hợp lý.
Tuy năm học 2021 – 2022 chưa kết thúc nhưng ở các trường tư thục một số nơi đã rục rịch chuẩn bị kế hoạch tuyển sinh cho năm học mới 2022-2023. Trong những ngày qua, chúng tôi đã nhận được phản ánh từ phía phụ huynh về việc trường liên cấp Nguyễn Siêu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có các khoản thu chưa hợp lý trong kỳ tuyển sinh lớp 6.
Hàng loạt yêu cầu đóng tiền chưa hợp lý: Phải đóng gần 50 triệu dù 5 tháng nữa mới nhập học
Được biết, kỳ tuyển sinh năm nay, trường có chỉ tiêu tuyển 210 học sinh vào lớp 6 trong 2 đợt. Đợt 1 dành cho học sinh Tiểu học đang học tại trường Nguyễn Siêu, (bắt đầu từ 9/11/2021), đợt 2 dành cho các học sinh trường khác (bắt đầu từ 1/3/2022).
Học sinh đăng ký vào trường khi trúng tuyển và làm hồ sơ nhập học sẽ phải đóng các khoản thu bắt buộc gồm: Các khoản thu ban đầu (phí tuyển sinh, phí nhập học, phí bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất), học phí và tiền cam kết bảo lãnh.
Riêng học phí, theo quy định tài chính mà trường niêm yết trên website có ghi rõ sẽ được thu vào đầu năm học (từ 15/8 đến 10/9).
Tuy nhiên, ở văn bản về các khoản nhà trường thu – thu hộ năm học 2022 – 2023 gửi cha mẹ học sinh, trường lại yêu cầu phụ huynh nộp tất cả các khoản tiền trên ngay khi làm thủ tục nhập học (1 tuần từ khi PH nhận kết quả tuyển sinh của con) theo bảng dưới đây:
Các khoản thu được nhà trường yêu cầu phụ huynh đóng sau khi con trúng tuyển vào lớp 6
=> Thay vì số tiền chỉ phải đóng ban đầu là khoảng 27 triệu đồng (đã bao gồm tiền cam kết bão lãnh) thì phụ huynh phải đóng số tiền lên đến 48.250.000 đồng cho một lần đóng.
Theo yêu cầu , sau khi xác nhận nhập học mà không theo học, phụ huynh có thể mất toàn bộ số tiền 27 triệu, trong đó bao gồm phí nhập học (4 triệu), phí hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất (3 triệu), tiền cam kết bảo lãnh (20 triệu). Nhà trường cũng chỉ hoàn lại học phí trong trường hợp này.
Riêng về tiền cam kết bảo lãnh (20 triệu đồng), trường yêu cầu phụ huynh ký giấy cam kết với các điều khoản:
- Không được nhận lại tiền nếu không xác nhận nhập học hoặc rút hồ sơ.
Video đang HOT
- Không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 6 vào trường khác.
- Không rút hồ sơ cho đến hết học kỳ I.
Nếu học tập ổn định tại trường, phụ huynh sẽ nhận lại tiền cam kết bảo lãnh bằng cách bù trừ vào học phí của lần nộp thứ 2 (từ ngày 15/10 đến ngày 10/11/2022).
Giấy cam kết tự nguyện nộp tiền cam kết bảo lãnh
Việc đóng luôn cả khoản học phí học kỳ I ngay ở thời điểm chỉ mới làm hồ sơ nhập học, cách năm học mới đến tận 5 tháng là điều mà nhiều phụ huynh cho rằng không hợp lý. Trong khi trường đã bắt buộc phụ huynh phải đóng tiền cam kết bảo lãnh như phí giữ chỗ 20.000.000 đồng.
Một phụ huynh tại trường cho biết: “Tôi thấy các khoản phí rất cao và chưa hợp lý. Thật ra, tôi thấy số tiền đặt cọc đã gây áp lực lớn cho phụ huynh do giai đoạn này có sự ảnh hưởng của COVID. Nhà trường yêu cầu thu cả học phí của năm lớp 6 trong khi các con mới bước vào kỳ 2 của năm lớp 5, chưa học hết học phí của kỳ 2 năm lớp 5!”.
Với khoản phí cao cho 1 lần đóng ở thời điểm này, chị cho biết gia đình đang cân nhắc chuyện đóng tiền và chuyển trường cho con vì dù sao con chị cũng có thời gian theo học bậc tiểu học tại trường.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu phụ huynh không được cho con tham gia kỳ thi lớp 6 ở trường khác, nếu không sẽ bị mất phí 20 triệu bảo lãnh cũng được xem là điều không phù hợp.
Trường liên cấp Nguyễn Siêu
Nhà trường đưa ra lời giải thích khó hiểu
Sau khi tiếp nhận phản ánh từ phía phụ huynh, chúng tôi đã liên hệ để xác minh thông tin trên với trường Nguyễn Siêu. Đại diện Ban tuyển sinh của nhà trường cho biết nhà trường chưa tuyển học sinh lớp 6 mà đang ưu tiên chuyển cấp cho học sinh nội bộ – dành cho học sinh có nguyện vọng duy nhất học lớp 6 tại trường.
Nhà trường thông tin đã tổ chức hội thảo tư vấn dành cho cha mẹ học sinh (CMHS) để cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về nhà trường cũng như các điều kiện đăng ký chuyển cấp. Mọi thông tin về tuyển sinh được công khai trên cổng thông tin chính thức của nhà trường.
Nhà trường khẳng định: “Trường Nguyễn Siêu không phải trường công. Chúng tôi là trường tư thục và công khai khoản thu trên website. Nếu CMHS không đồng thuận với chính sách của nhà trường thì không nhập học cho con vì mọi quyết định là hoàn toàn tự nguyện. Mọi vấn đề liên quan đều thỏa thuận với CMHS và làm việc trực tiếp với CMHS. Nếu CMHS không có nhu cầu cho con học tại trường thì không đóng bất kì khoản nào!”.
Nhà trường không giải thích thêm với chúng tôi tại sao lại yêu cầu đóng đến gần 50 triệu dù 5 tháng nữa mới bước vào năm học mới.
Trường Nguyễn Siêu là trường tư thục có tiếng tại Hà Nội
Các trường tư thục khác ở Hà Nội thu phí thế nào?
Hiện nay, tại các trường tư thục ở Hà Nội, mặt bằng chung đều yêu cầu phụ huynh thanh toán các khoản phí nhập học, phí giữ chỗ ngay khi con trúng tuyển vào trường. Tuy nhiên, những mức phí này chỉ dao động không quá 10 triệu đồng. Tiền học phí đều được ưu tiên thanh toán khi năm học mới chính thức bắt đầu.
- Trường THCS Archimedes Academy sau khi học sinh trúng tuyển chỉ yêu cầu phụ huynh nộp các giấy tờ cần thiết kèm 3.000.000 đồng phí ghi danh. Khi vào năm học, trường mới yêu cầu phụ huynh đóng các khoản tiền khác như phí cơ sở vật chất, hoạt động, đồng phục, bảo hiểm,…
- Trường THCS Đoàn Thị Điểm cũng chỉ thu khoản tiền 2 triệu đồng là phí nhập học, các khoản phí khác đều đóng vào đầu năm học.
- Trường Phổ thông liên cấp Olympia có phí ghi danh vào trường là khoảng 3 triệu đồng và 15 triệu đồng phí giữ chỗ.
- Trường Tiểu học & THCS FPT yêu cầu phụ huynh đóng 2 triệu phí giữ chỗ và 2 triệu phí nhập học khi con trúng tuyển vào trường, sau đó khi vào năm học mới thanh toán các khoản đầu năm khác.
Trúng tuyển đại học, cần giấy tờ gì để qua chốt vào Hà Nội nhập học?
Bạn đọc có lịch nhập học ở một trường đại học tại Hà Nội, hỏi cần giấy tờ, thủ tục như thế nào để có thể qua chốt kiểm dịch Covid-19 để vào thành phố.
Bạn đọc Đỗ Đình Khương đặt câu hỏi: "Tôi có con đậu Đại học Bách Khoa Hà Nội, lịch nhập học của nhà trường là cuối tháng 9/2021. Vậy khi gia đình tôi đưa cháu từ Thanh Hóa ra Hà Nội nhập học thì cần những giấy tờ gì để qua các chốt kiểm dịch Covid-19".
Bạn đọc ở địa chỉ viennhu...@gmail.com gửi câu hỏi: "Tôi đang ở Yên viên (Gia Lâm, Hà Nội), muốn về Hải Phòng đón con lên Hà Nội để đi học (cháu vào lớp 10). Xin hỏi, tôi cần giấy tờ gì để đi đường?".
Học sinh có thể nhập học trực tuyến Cổng thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo khi Hà Nội còn giãn cách
Vấn đề bạn đọc hỏi, chúng tôi đã gửi câu hỏi tới cơ quan chức năng và được trả lời như sau: Hiện, Hà Nội vẫn áp dụng giãn cách xã hội. Việc đi lại giữa Hà Nội và các tỉnh chỉ được phục vụ cho 3 nhiệm vụ chính là công vụ, phòng dịch và sản xuất.
Vì thế, cho tới ngày 21/9, người từ tỉnh ngoài không thể vào Hà Nội nếu không thuộc những lý do kể trên.
Năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thí sinh chưa thể đến trường vào cuối tháng 9/2021 và nhiều thí sinh đang ở trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội nên năm nay có hai hình thức nhập học là trực tiếp và trực tuyến.
Bộ GD-ĐT đề nghị các trường đại học cho thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. Ngay sau khi thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến thành công, các trường/khoa sẽ gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển qua địa chỉ email thí sinh đăng ký và gửi chuyển phát nhanh (bản dấu đỏ) qua đường bưu điện đến địa chỉ nhận thư thí sinh đã đăng ký trong dữ liệu hồ sơ tuyển sinh.
Thí sinh chuẩn bị hồ sơ nhập học trực tuyến theo danh mục hồ sơ trong giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển và hướng dẫn nhập học của các đơn vị đào tạo. Thí sinh scan Hồ sơ nhập học để làm thủ tục nhập học trực tuyến theo hướng dẫn và nộp bản cứng hồ sơ nhập học khi đến trường học trực tiếp.
Thí sinh thực hiện nhập học trực tuyến, nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Thời gian nhập học trực tuyến theo quy định của cơ sở đào tạo.
Bạn đọc ở địa chỉ viennhu...@gmail.com hỏi về việc về Hải Phòng đón con. Hiện, TP Hải Phòng quy định: người có hộ khẩu Hải Phòng về lại nhà thì cần có các giấy tờ như kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu; xác nhận của chính quyền địa phương nơi đang cư trú ở Hà Nội khẳng định người dân đang ở vùng xanh; giấy tờ tùy thân. Khi về tới Hải Phòng, người dân phải cách ly tại nhà 14 ngày.
Với người tới Hải Phòng liên hệ công tác cần giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ; chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin; giấy tờ tùy thân. Người dân cần liên hệ trước và có văn bản đồng ý của Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Hải Phòng.
Phía Hà Nội quy định, người dân chỉ được ra khỏi TP khi thực hiện 3 nhiệm vụ là công vụ, phòng dịch và sản xuất được cấp giấy đi đường, có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng 72 giờ, giấy tờ tuỳ thân.
Bạn đọc cần theo dõi thông tin về tình hình dịch ở Hà Nội và các chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo TP để đưa ra quyết định về việc đi lại cho phù hợp.
Trong thời gian Hà Nội thực hiện Chỉ thị 17, quý bạn đọc có những thắc mắc hay chưa nắm rõ những quy định nào trong đời sống, sinh hoạt hãy gọi điện cho báo VietNamNet theo số điện thoại 19001081 từ 8h30-20h hoặc địa chỉ email banthoisu@vietnamnet.vn. Chúng tôi sẽ liên lạc với các cơ quan chức năng để trả lời quý bạn đọc đầy đủ và nhanh chóng nhất có thể.
Trường ĐH phải tuân thủ thời gian lọc thí sinh ảo trước khi công bố kết quả xét tuyển Thông tin điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH đã được các địa phương cập nhật vào hệ thống để các trường ĐH sử dụng làm cơ sở xét tuyển với thời hạn công bố kết quả trước 17 giờ 16-9. Các trường công bố kết quả xét tuyển trước ngày 16/9 Theo quy định Bộ GD-ĐT, trước 17h ngày 16/9, các trường...