‘Học bổng ngày đó gieo vào tim tôi hạt mầm của sự yêu thương’
Năm 2015, lá thư gửi đến học bổng Tiếp sức đến trường của chàng trai Bùi Trung Hiếu ở Hà Nam đậu hai trường đại học khiến ban tổ chức chương trình xúc động và tìm về nhà anh.
Bùi Trung Hiếu là sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2015, nay là kỹ sư phần mềm của một tập đoàn lớn tại Việt Nam – Ảnh: HÀ QUÂN
Video tư liệu năm 2015 về cậu bé mồ côi khiến người làm chương trình Tiếp sức đến trường khi đó rơi nước mắt khi đọc thư xin học bổng em gửi
Sau 7 năm kiên trì, nỗ lực, chàng trai “vác đá, bán than” đã trưởng thành, tự tin hơn với vị trí kỹ sư phần mềm tại một tập đoàn lớn ở Việt Nam.
Ngày các anh chị đến nhà quay phim, nghĩ đến máy quay tôi vừa run vừa sợ. Nhưng lúc trực tiếp gặp mọi người, ai cũng thân thiện, động viên và nhiệt tình giúp đỡ. Các anh chị còn chở mình lên Hà Nội nhập học. Những hành động nhỏ nhưng ấm áp ấy đã theo mình đến tận hôm nay.
Anh Bùi Trung Hiếu
Gieo mầm yêu thương
Bùi Trung Hiếu vác đá kiếm tiền sinh hoạt năm 2015 – Ảnh cắt từ video
Thời điểm ấy, tiếp chúng tôi là một nam sinh hình dáng gầy gò, đen nhẻm, song khát khao mãnh liệt được đến trường luôn bộc bạch trong từng lời nói, suy nghĩ. Phải thuyết phục rất nhiều lần, Hiếu mới cho phóng viên gặp ở mỏ đá nơi mình làm việc. Có lẽ Hiếu cũng ngại khi những bao bột đá nặng hơn 50kg đã nhiều lần khiến đôi chân của anh run rẩy.
Bố bỏ mẹ con Hiếu năm anh 2 tuổi. Vì mưu sinh, mẹ lại gửi Hiếu và em trai cho bác gái nuôi để đi tìm việc. Mẹ nuôi không lấy chồng, ở vậy nuôi các cháu ăn học. Cả 2 người mẹ đều nghèo nên ngoài giờ học, Hiếu đi làm thuê làm mướn, vác từng bao đá bột, đi giao từng bao than để kiếm tiền đóng học phí.
Những ngày nước rút ôn thi tốt nghiệp THPT, anh đau đớn khi mẹ về cõi vĩnh hằng. “Mẹ từng nói không rời xa hai con nữa, vậy mà một tháng sau mẹ ra đi”. Đã 7 năm qua trôi qua nhưng mỗi lần nhớ lại, chàng trai trẻ vẫn không ngăn được dòng lệ nơi khóe mắt. Anh tâm sự chưa bao giờ quên được hình ảnh mẹ rời cõi trần ngay trước mặt mình.
Gạt niềm đau, khăn gói lên thủ đô, Hiếu lựa chọn giảng đường Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để nuôi dưỡng ước mơ. Nỗi nhớ mẹ biến thành sức mạnh, tiếp thêm nghị lực cho chàng trai vượt qua những sóng gió.
Bấy giờ, trong túi anh có chưa tới 10 triệu đồng, nhưng đủ khoản chi phí có tên lẫn không tên bủa vây. May mắn được quỹ học bổng tiếp sức, số tiền 7 triệu đồng/suất học bổng ngày ấy đã phần nào giúp Hiếu giải quyết việc đóng học phí trước mắt. Hiếu còn được tặng thêm một chiếc máy tính để học tập, thỏa mãn đam mê lập trình. “Người bạn” này đã gắn bó với anh suốt những năm đại học.
“Học bổng ngày đó không chỉ là sự giúp đỡ về mặt tài chính, mà còn gieo vào trái tim tôi hạt mầm của sự yêu thương khi tôi cảm nhận giá trị của tình người trong cuộc sống này”, Hiếu bộc bạch.
Là người từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường, Hiếu khuyên các bạn trẻ khó khăn không nên tự ti, mà hãy mở lòng đón nhận sự hỗ trợ, để sau đó tự mình tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội – Ảnh cắt từ video
Giúp người đi sau
Kỳ học đầu tiên vừa đi học vừa làm thêm, áp lực tiền bạc khiến lực học của Hiếu giảm sút. Thế nhưng sang những học kỳ sau, anh xốc lại mục tiêu chính là học tập, đồng thời xin đi làm tại các công ty công nghệ để vừa trang trải học phí, vừa trau dồi thêm kinh nghiệm. Năm thứ 3 đại học, Hiếu phát triển sản phẩm tại công ty để làm đồ án tốt nghiệp, nhờ đó rút ngắn thời gian học tập và ra trường sớm hơn 1 năm.
“Đặt chân vào đại học, tôi đã đặt mục tiêu ra trường sớm, bởi vì có như vậy mới nắm bắt được cơ hội đi làm sớm hơn, kiếm tiền giúp em trai ăn học”, anh quả quyết.
Những ngày hè, Hiếu không về quê mà chọn ở lại Hà Nội. Anh được nhận vào vị trí lập trình viên cho một công ty công nghệ có vốn đầu tư Nhật Bản. Môi trường này đã giúp Hiếu rèn giũa được tính cẩn thận, tỉ mỉ của người Nhật, trau dồi tốt chuyên môn. Ra trường anh chủ động thử sức ở nhiều dự án công nghệ lớn nhỏ. Một năm sau, anh được tuyển vào làm nhân viên chính thức của một tập đoàn lớn tại Việt Nam, đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm.
Công việc bận rộn nhưng mỗi năm đến kỳ tuyển sinh, Hiếu vẫn dành thời gian tham gia tư vấn, giới thiệu các bạn trẻ đến các quỹ học bổng, giới thiệu chỗ thực tập để vừa làm việc, vừa bổ sung giá trị cho bản thân.
“Trong những năm đầu đại học, các bạn sinh viên nghèo phải lao vào kiếm tiền mà đánh mất đi nhiều thứ. Chúng tôi – những người từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ và các học bổng khác – đảm nhận việc hướng dẫn, tư vấn cho các bạn trước lúc vào trường. Dù không thể giúp được tất cả mọi người, nhưng chúng tôi tin rằng hôm nay giúp được một bạn trẻ thì mai sau chính bạn trẻ ấy sẽ giúp cho các bạn khó khăn khác, dần dần kết thành một mạng lưới bền chặt” – Trung Hiếu quả quyết.
Không dừng lại ở việc hỗ trợ học tập, việc làm, Hiếu còn thuê một căn nhà ở thủ đô để hỗ trợ sinh viên khó khăn về chỗ ăn ở mà không tốn quá nhiều chi phí sinh hoạt.
“Các bạn tân sinh viên phải có cái nhìn thoáng hơn, tiếp nhận sự giúp đỡ của mọi người. Đừng tự ti khi nghèo khó, bởi có rất nhiều cánh tay sẵn sàng dang ra hỗ trợ. Đó là sự chia sẻ của xã hội, trước hết giúp cho bản thân, về sau khi bản thân tốt rồi có thể tạo ra giá trị nhiều hơn cho xã hội” – Hiếu nhắn nhủ.
Chia sẻ của Bùi Trung Hiếu với các tân sinh viên khó khăn năm 2021 – Video: TRUNG HIẾU – HÀ THANH – H.VY
Để trưởng thành như ngày hôm nay, Hiếu xúc động nhắc đến công dưỡng nuôi của người bác Trịnh Thu Hà (51 tuổi, ở Hà Nam). Khi Hiếu còn nhỏ, bà đã cưu mang cháu. Đến ngày mẹ Hiếu mất, bà Hà nhận nuôi cả hai anh em. Thu nhập hằng tháng của bà không ổn định, tính ra chỉ 3 – 4 triệu đồng/tháng nhưng vẫn gắng nuôi hai anh em ăn học nên người. Hiếu gọi bà là mẹ, và quả quyết: “Mẹ là người khiến tôi khâm phục nhất trong cuộc đời”.
Học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã bước vào năm thứ 19 – Đồ họa: LAP
Đồ họa: NGỌC THÀNH
"Quả ngọt" trên Đất Tổ
Xác định khuyến học, khuyến tài (KHKT) là hoạt động quan trọng hướng tới một xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới quê hương.
Ông Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng thưởng cho các em học sinh đạt giải HSG quốc gia, quốc tế trong chương trình Chắp cánh ước mơ năm 2020.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tại Phú Thọ đã quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thay đổi từ nhận thức đến hành động và khuyến khích tinh thần hiếu học trong mọi tầng lớp nhân dân.
"Quả ngọt" từ phong trào
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, tổ chức Hội Khuyến học của tỉnh Phú Thọ đã phủ kín 100% các huyện, thành, thị, xã, phường, thị trấn, khu dân cư, từ đó đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác KHKT, xây dựng xã hội học tập. Tại từng gia đình, dòng họ, đơn vị, tổ chức, cộng đồng... công tác khuyến học phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Ngày đầu thành lập, toàn tỉnh mới có 970 hội viên, đến nay đã có 13 hội cấp huyện, 225 hội cấp xã, 8 đơn vị trực thuộc với 6.129 chi hội/ban khuyến học, trong đó có 3.642 chi hội (tăng 22 chi hội so với năm 2020), 2.487 ban khuyến học (tăng 330 ban so với năm 2020) với 461.423 hội viên.
Tỷ lệ tập hợp hội viên hiện trên 31%, là một trong những địa phương có tỷ lệ cao trong cả nước. Các đơn vị sau khi kiện toàn, sáp nhập đã nhanh chóng ổn định, tổ chức hoạt động có hiệu quả... Một số đơn vị có tỷ lệ hội viên tăng như: Thanh Thủy, Việt Trì, Thanh Ba, Tân Sơn, Cẩm Khê, Đoan Hùng....
Hội Khuyến học tỉnh đã tích cực tham mưu cho tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động KHKT, xây dựng xã hội học tập, không ngừng sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa công tác khuyến học, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ phát triển giáo dục trong và ngoài nhà trường; quan tâm xây dựng quỹ khuyến học từ tỉnh đến cơ sở...
Nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, hội khuyến học các cấp đã động viên các tầng lớp nhân dân tham gia học tập, phát động phong trào xây dựng "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập", "Đơn vị học tập".
Hội Khuyến học tỉnh đã triển khai mô hình Công dân học tập tỉnh Phú Thọ từ năm 2017 và đang triển khai thí điểm mô hình Công dân học tập Việt Nam với mục tiêu đưa phong trào xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả thiết thực.
Đặc biệt, hội đã cùng với ngành Giáo dục đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh, trở thành một thiết chế giáo dục cộng đồng, cơ sở học tập thường xuyên ngoài xã hội đáp ứng yêu cầu học tập cho người lớn và dạy nghề cho lao động nông thôn, thực sự là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Cùng với phong trào khuyến học ở khu dân cư, dòng họ, gia đình... phong trào khuyến học trong các trường học đã được đẩy mạnh. Đến nay, hầu hết các trường học trong tỉnh đều thành lập được chi hội khuyến học và xây dựng được quỹ KHKT, góp phần động viên, khuyến khích học sinh, giáo viên thi đua dạy tốt, học tốt.
100% cán bộ, giáo viên đều là hội viên của chi hội khuyến học và tích cực tham gia xây dựng quỹ KHKT để khen thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi và trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục.
Hội khuyến học các cấp đã xây dựng và phát triển quỹ khuyến học, tranh thủ sự đóng góp của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, doanh nhân, các đoàn thể, các tổ chức và lực lượng xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang. Đặc biệt, hội đã phát động xây dựng quỹ khuyến học các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Các cấp hội đã trao trên 350 nghìn suất học bổng, quà, 2.800 xe đạp, hàng trăm nghìn cuốn vở và nhiều quần, áo, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phối hợp các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các đoàn thể tặng 99 nhà mái ấm khuyến học, "mái ấm tình thương", hỗ trợ 160 lượt phụ nữ nghèo vay vốn khuyến học....
Lãnh đạo Liên minh HTX và Lãnh đạo HKH tỉnh Phú Thọ ký kết chương trình phối hợp.
Khen thưởng hàng triệu lượt giáo viên, học sinh, sinh viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc; hỗ trợ xây dựng phòng học, mua bàn, ghế, trang thiết bị, máy tính, tặng tủ sách khuyến học... với tổng trị giá trên 760 tỷ đồng.
Quỹ khuyến học toàn tỉnh có gần 150 tỷ đồng, bình quân quỹ đạt trên 78.000 đồng/người. Hàng năm, các quỹ khuyến học thu được hàng chục tỷ đồng tiền ủng hộ, tổ chức khen thưởng cho hàng vạn học sinh giỏi, trợ cấp khó khăn cho hàng nghìn học sinh con gia đình nghèo, gia đình chính sách...
Công tác KHKT được xã hội hóa mạnh mẽ. Các cấp, các ngành và nhân dân tích cực chung sức xây dựng một nền giáo dục mở; đẩy mạnh việc chuẩn bị công nghệ hiện đại và phát triển các phương thức học tập điện tử, học tập trực tuyến... từ đó, góp phần quan trọng để tỉnh xây dựng xã hội học tập suốt đời với mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Đưa phong trào phát triển sâu rộng
Bà Nguyễn Thị Kim Hải - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ khẳng định: "Kết quả công tác KHKT ở Phú Thọ đạt được trong những năm qua là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, nhà hảo tâm và nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ khuyến học từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, có sự đồng thuận của đông đảo các tầng lớp nhân dân làm cho phong trào khuyến học phát triển bền vững, có chiều sâu từ trong mỗi gia đình, nhà trường và xã hội.
Có thể nói, việc triển khai thực hiện công tác KHKT ở Phú Thọ diễn ra bài bản và chặt chẽ, phân công rõ người, rõ việc, huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc. Nội dung KHKT cũng được đa dạng hóa với nhiều lĩnh vực: Khuyến khích học sinh học giỏi văn hóa, rèn luyện đạo đức; khuyến khích các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời và xây dựng các mô hình học tập tiêu biểu; phát huy vai trò của các trung tâm học tập cộng đồng...
Nhiều nơi có sự đổi mới, sáng tạo trong hoạt động KHKT. Không chỉ tổ chức khen thưởng định kỳ khi kết thúc năm học mà còn thưởng đột xuất hoặc vận động tặng học bổng, hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn; quan tâm định hướng nghề nghiệp và động viên con em không bỏ học.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì nhận thức về công tác KHKT, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời ở một số địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế.
Ở một số địa phương, đơn vị và người dân chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc, ý nghĩa, tầm quan trọng, tác động và hiệu quả của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời; chưa thực sự tự giác học tập; chưa chủ động tự học để nâng cao trình độ...
Bà Nguyễn Thị Kim Hải tặng học bổng cho học sinh nghèo tỉnh Phú Thọ.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua KHKT, xây dựng các mô hình học tập vì "sự học"; với lòng tự trọng, tự hào của người Phú Thọ giàu truyền thống hiếu học, cũng như ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự nghiệp giáo dục, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh và đổi mới công tác KHKT bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác KHKT, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học.
Việc duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KHKT, xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp, trước hết là người đứng đầu.
Xây dựng, củng cố tổ chức hội vững mạnh, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm tốt chức năng cầu nối, vai trò nòng cốt liên kết các tổ chức, các đơn vị, lực lượng xã hội tham gia KHKT, xây dựng xã hội học tập. Vận động xây dựng và quản lý có hiệu quả quỹ KHKT; mở rộng hình thức học bổng khuyến học ở từng gia đình, dòng họ, khu dân cư, cơ quan, đơn vị.
Các hoạt động KHKT, xây dựng xã hội học tập đã và đang góp phần xây dựng con người Phú Thọ thân thiện, giàu tính nhân văn, mang đậm tình người Đất Tổ. Phát huy truyền thống đoàn kết, tính năng động và ý chí tự cường, khát vọng phát triển của nhân dân làm nền tảng vững chắc mục tiêu xây dựng Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối, cánh tay nối dài góp phần phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương, kết quả đăng ký các mô hình học tập suốt đời có sự phát triển mạnh mẽ, toàn tỉnh Phú Thọ hiện có: 339.258/411.827 gia đình đạt danh hiệu GĐHT, tỷ lệ 82,38%; 2.404/3.310 dòng họ đạt danh hiệu DHHT, tỷ lệ 72,63%; 2.078/2.389 cộng đồng đạt danh hiệu CĐHT, tỷ lệ 86.98%; 1.389/1.469 đơn vị đạt danh hiệu ĐVHT, đạt tỷ lệ 94,55%. Phú Thọ là tỉnh đi đầu, duy nhất cả nước triển khai nghiên cứu và thí điểm xây dựng mô hình "Công dân học tập tỉnh Phú Thọ" từ năm 2017 tại 100% huyện, thị, thành trong tỉnh. Đã có 97,25% số người đăng kí đạt tiêu chí Công dân học tập.
Tìm ứng viên học bổng Học giả Fulbright Hoa Kỳ - ASEAN năm học 2022-2023 Giảng viên các trường đại học, cán bộ cơ quan ngoại giao, cơ quan chính phủ, chuyên viên làm việc tại các khối tư nhân, viện nghiên cứu hoặc các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam có tham gia ứng tuyển. Ảnh minh họa Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam thông báo tuyển ứng viên Việt Nam xuất...