Hoành phi câu đối bí ẩn “độc nhất vô nhị”, trả 20 nghìn USD không bán
Bộ hoành phi câu đối vô cùng đặc biệt được một đại gia gỗ cất giữ hàng chục năm vừa được nhiều người tới trả giá hàng chục nghìn đô mà vẫn không mua được.
Hoành phi câu đối bí ẩn “độc nhất vô nhị”, trả 20 nghìn USD không bán
Chơi và sưu tầm đồ gỗ hàng chục năm, ông Quý (543 Nguyễn Văn Linh, Hà Nội) đã mua không biết bao nhiêu món đồ gỗ quý giá về bày tại nhà. Thế nhưng, bộ hoành phi câu đối treo ở nhà vẫn luôn là món đồ bí ẩn nhất mà ông chưa giải mã được.
Bộ hoành phi câu đối đặc biệt
Nhớ lại về món đồ hiếm này ông Quý kể lại, năm 1990 chủ tiệm đồ cổ trên phố Hàng Bông đã bán lại cho một thương lái người Đài Loan bộ hoành phi câu đối này với giá 1 nghìn USD.
“Thời điểm đó, 1 nghìn USD đã là số tiền rất lớn. Thế nhưng, khi thương lái người Đài Loan này quay lại cửa tiệm đồ cổ đó, chủ cửa hàng đã ngỏ ý chuộc lại với giá 10 nghìn USD. Tuy nhiên, người thương lái này đã từ chối bán lại”, ông Quý nói.
Các chữ được phác hoạ qua các bức tranh nhỏ
Mỗi bức tranh chữ lại có một ý nghĩa riêng
Dù đã làm ăn giao dịch với nhau hàng chục năm, nhưng mãi đến năm 2012, thương lái người Đài Loan này mới kể lại về cái duyên gặp gỡ bộ hoành phi câu đối đó cho ông Quý.
Ông Quý đã ngỏ ý muốn mua lại món đồ hiếm này. Thế nhưng, thương lái người Đài Loan đã bất ngờ tặng món quà quý giá này cho người bạn làm ăn mà không lấy tiền.
“Sau 22 năm ở Đài Loan, thì món đồ này lại trở về Việt Nam. Đây có thể là cái duyên, bởi theo kinh nghiệm của tôi, bộ hoành phi câu đối này có nguồn gốc từ Việt Nam”, ông Quý khẳng định.
Dám khẳng định như vậy bởi theo ông, gỗ để làm bộ hoành phi này là có thể loại gỗ Cẩm. Loại gỗ này phổ biến ở miền Trung, khu vực Quảng Nam, Huế. Hơn nữa, xứ lạnh như Trung Quốc cũng không có gỗ tốt như này để làm.
Tuy nhiên, điều làm nên sự bí ẩn và độc đáo của bộ hoành phi câu đối này lại ở nguồn gốc và cách sáng tạo trên đó.
Theo vị đại gia đồ gỗ này, nếu nhìn qua ai cũng tưởng chỉ là một bức tranh gỗ khảm ốc bình thường. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ thì có thể thấy được các chữ được biểu đạt dưới dạng hình ảnh vô cùng sinh động.
“Mỗi chữ lại được minh hoạ bằng một bức tranh nhỏ với nội dung khác nhau. Chữ thì được uống theo hình con rồng, chữ uống từ con phượng, nhưng lại có những chữ như một bức tranh các con nai đang chơi đùa bên khóm cây”, ông Quý mô tả.
Hình rồng
Làm nghề nhiều năm, ông Quý khẳng định, để tạo được bộ tranh với ý tưởng vô cùng độc đáo như vậy phải là người giỏi về chữ nghĩa thời xưa. Họ có ý tưởng, rồi vẽ lên gỗ sau đó mới cho thợ khảm theo, chứ thợ có giỏi tay nghề đến mấy cũng không nghĩ ra được.
Thế nhưng, dù đã nhờ qua nhiều người biết về chữ Nôm, chữ Hán,…nhưng ông Quý vẫn chưa giải nghĩa được bộ câu đối vô cùng bí ẩn và nghệ thuật này.
Bao năm qua, ông Quý vẫn đi tìm dòng họ là chủ nhân thực sự của bộ hoành phi câu đối này. Bởi theo ông, trên bức hoành phi còn có một dấu triện. Phải là đồ của vua ban thời xưa mới được đóng dấu này, nên rất có thể, bộ hoành phi câu đối này là của dòng tộc danh giá thời xưa.
Đã có nhiều người sưu tầm đồ cổ tới trả giá 20 nghìn USD, nhưng ông Quý vẫn lưu luyến không bán. Bởi tâm nguyện của ông là phải tìm ra nguồn gốc của món đồ quý này.
Theo dân trí
Choáng với cây cảnh "độc nhất vô nhị", đắt ngang biệt thự lớn của đại gia Hà Nội
Năm 2006, ông Thành phải bán một căn nhà trên phố Lò Đúc (Hà Nội) chỉ để đổi lấy 1 cây tùng la hán vài trăm tuổi. Hiện tại, cây có giá trị ngang với một căn biệt thự lớn ở Hà Nội
Trong khuôn viên hơn 2000m2 của ông Nguyễn Trọng Thành (Yên Sở, Hoàng Mai), nổi bật nhất là cây tùng la hán có tuổi đời hàng trăm năm. Đây là tác phẩm quý, hiếm, được đánh giá là cây tùng la hán đẹp nhất Việt Nam
Đứng dưới bóng tùng cổ, ông Thành chia sẻ: "Năm 2006, lần đầu tiên tôi nhìn thấy cây tùng này có cảm giác gai hết người, như có một luồng điện chạy trong người thôi thúc tôi phải mua nó bằng mọi giá. Dù trước đây tôi đã từng chơi tùng la hán hơn chục năm nhưng chưa có một cây nào khiến tôi ứng ý.
Thời điểm đó, nghe tin có cây tùng la hán ở Hà Đông (Hà Nội), tuổi đời hơn 300 năm (nguồn gốc từ Nhật Bản), ông liền tìm đến xem. Chứng kiến gốc cây vỏ bong tróc hết, vè bạnh gân guốc, rêu mốc, dáng thế tuyệt mĩ, ông quyết tâm mua bằng được
Mất ăn mất ngủ mấy ngày, gần một tuần đàm phán, lôi cả những người bạn thuyết phục để ông chủ cây biết mình rất quý cây, phải thể hiện mình quý cây hơn chủ nhân của nó bởi người chủ nhập về 3 cây nhưng muốn giữ cây này
Một hôm trước khi mua, ông Thành có dẫn vợ vào xem vì đây là cây đắt tiền. Vào đến nơi gần 5h sáng, gọi mãi ông chủ cây mới dậy để cho vợ xem, sau đó hai vợ chồng về nhà quyết định gom tiền mua.
Lúc mua cây tiền không có sẵn, hai vợ chồng quyết định bán hai căn nhà ở phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để có đủ tiền. "Tôi thuyết phục vợ bán nhà trên phố, một phần tiền mua cây, phần còn lại mua đất ở Yên Sở (nơi ông Thành sinh ra và lớn lên)", ông Thành chia sẻ.
"Khi bán nhà mua cây, tôi nhận được sự đồng thuận của vợ. Tôi cũng phải cảm ơn vụ mua cây tùng. Nhờ vậy, gia đình tôi có bước ngoặt lớn, đó là bán nhà ở Lò Đúc, chuyển hoàn toàn về Yên Sở - nơi tôi sinh ra và lớn lên, xây dựng vườn cây như hiện nay", ông Thành chia sẻ
Sau nhiều lần mua lại những khu đất bên cạnh, hiện tại, ông Thành có khu đất rộng hơn 2000m2, với hơn 300 cây cảnh nghệ thuật thuộc hàng quý hiếm ở Việt Nam
Chủ nhân vườn cây tiết lộ, cách đây vài năm, có một nhóm người Đức đã đến hỏi mua cây để làm quà tặng, với mức giá tương đương với những căn biệt thự rất lớn nhưng có một số vấn đề khiến ông tự ái nên không bán
Theo đó, cây la hán cổ này cao khoảng 4,3m (tính cả chậu). Tác phẩm được đặt tên "Thanh tùng ngạo tuyết" (Tùng xanh khinh tuyết) - dù có gặp phong ba bão táp, rét mướt nhưng nó vẫn hiên ngang sống xanh mướt, không chuyển màu
Thời điểm mới mua, cây không được đẹp như bây giờ. Không hiểu người chủ bên Nhật họ chăm sóc kiểu gì hay bỏ quên mà lớp rêu phủ bên ngoài dày gần 10cm. Khi ông Thành bóc lớp rêu ra, bên trong lộ ra lớp vỏ đỏ au (chứng tỏ cây rất nhiều năm tuổi)
Đường kính gốc khoảng 40cm. Theo ông Thành, bình thường cây tùng vỏ xù xì nhưng cây này vỏ lại trơn trụi, thân tróc vỏ, toàn bộ phần tay và phần ức vè bẹt, chỉ có thời gian mới làm cho cây dị thảo như vậy.
"Thời điểm mua cây, cái cốt cơ bản vẫn như bây giờ nhưng hình dáng bây giờ 10 điểm xưa chỉ 5 điểm. Hiện tại, cây có độ đầm, cân đối cả chiều cao lẫn bông tán", chủ nhân cây tùng cho hay
Thân lớn nhưng không cao, tay cành không tròn mà bè vẹt. Bây giờ toàn cây công trình, cây cao và lớn không phải cây nghệ thuật. Đường lắc rất tự nhiên, tất nhiên người xưa đã có tác động, uốn nắn, tay thứ nhất như thế nào, tay thứ hai ra sao....
Cách chăm sóc không khác với tùng ta, quan trọng là cách luyện đất. Luyện đất quá cầu kì, 50% là đất, 50% gồm xỉ than, mùn và phân lợn trộn chấu (ủ lâu) nên bao nhiêu năm cây vẫn tốt không phải thay đất
Cây có thế trực, những tán xung quanh chẳng khác gì những áng mây đang vờn quanh một con rồng. Giới chơi cây nhiều người đã đánh giá tác phẩm "Thanh tùng ngạo tuyết" (Tùng xanh khinh tuyết) của ông Thành hiện là "một trong những cây tùng la hán đẹp nhất Việt Nam"
Theo Dân Việt
Loài hồng trà độc nhất vô nhị trên thế giới ở Yók Đôn Các chuyên gia nước ngoài xác định hồng trà ở Vườn Quốc gia Yók Đôn là loài đặc hữu cực kỳ quý hiếm, chưa từng phát hiện trên thế giới. Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp theo chân các kiểm lâm viên của Vườn Quốc gia (VQG) Yók Đôn (tỉnh Đắk Lắk) lên thăm quần thể cây hồng trà trên đỉnh...