Hoàng tử William âm thầm điều trị Covid-19
Hoàng tử Anh William từng nhiễm nCoV và âm thầm điều trị hồi tháng 4 nhưng quyết định giữ bí mật vì không muốn công chúng hoang mang.
Truyền thông Anh hôm 1/11 trích nguồn thạo tin cho biết Hoàng tử William, 38 tuổi, sau khi được xác nhận nhiễm nCoV, đã tuân theo hướng dẫn cách ly của chính phủ và được các bác sĩ trong cung điện “bí mật điều trị”. Công tước xứ Cambridge được cho là bị virus ảnh hưởng khá nặng nhưng đã bình phục.
Theo nguồn tin, Hoàng tử William khi ấy không muốn thông báo việc mình nhiễm nCoV vì sợ công chúng sẽ hoang mang. Trước William, cha của anh, Thái tử Charles, 71 tuổi, và Thủ tướng Anh Boris Johnson, 56 tuổi, đều được xác nhận nhiễm virus hồi cuối tháng 3.
Hoàng tử Anh William đeo khẩu trang khi tới một bệnh viện ở London hôm 20/10. Ảnh: Reuters.
“Có một thời gian, Hoàng tử cảm thấy khó thở, khiến mọi người xung quanh hoảng loạn. Sau khi gặp bác sĩ và nhận kết quả xét nghiệm dương tính, đó rõ ràng là cú sốc vì Hoàng tử rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, William đã quyết định để mọi thứ diễn ra như bình thường”, nguồn thạo tin nói.
Video đang HOT
Người này cho biết thêm, dựa trên những kinh nghiệm từ chính bản thân, Hoàng tử Anh đã nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể nhiễm nCoV và tất cả mọi người phải thực hiện lệnh phong tỏa lần hai này nghiêm túc.
Hoàng gia Anh hiện chưa bình luận.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 31/10 thông báo tái áp đặt phong tỏa toàn quốc một tháng trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV vượt một triệu và nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận.
Người dân Anh được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do thiết yếu như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Những giải đấu thể thao chuyên nghiệp như Ngoại hạng Anh vẫn diễn ra nhưng không có khán giả, trong khi các hoạt động thể thao nghiệp dư sẽ phải đình chỉ. Nhà hàng và quán bar không được tiếp khách và chỉ được bán đồ mang đi, công dân Anh được khuyến cáo hạn chế xuất cảnh trừ trường hợp vì công việc. Mọi cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa.
Anh đang là một trong những vùng dịch lớn nhất châu Âu với hơn một triệu ca nhiễm và hơn 46.000 ca tử vong do nCoV. Các nhà khoa học đã cảnh báo đại dịch Covid-19 tại nước này có thể diễn biến ngoài kiểm soát, dẫn đến nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận và khiến 80.000 người chết trong trường hợp xấu nhất
Anh ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong một ngày ở mức cao kỷ lục
Trong 24 giờ qua, Anh đã ghi nhận thêm 367 trường hợp tử vong do bệnh COVID-19 - con số cao nhất trong một ngày tại nước này kể từ tháng 5 vừa qua.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Cambridge, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Như vậy, tổng số người không qua khỏi đại dịch COVID-19 ở Anh hiện là 45.365 trường hợp.
Thông báo ngày 27/10, cơ quan y tế Anh cho biết trong 24 giờ qua cũng có thêm 22.885 người cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, qua đó nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 917.575 người.
Giám đốc y tế của Cơ quan Y tế công cộng Anh - Tiến sĩ Yvonne Doyle cảnh báo rằng số các ca tử vong ghi nhận theo ngày sẽ còn tiếp tục xu hướng tăng mạnh "trong một thời gian".
Tại CH Cyprus, 3 quan chức chính phủ đã buộc phải cách ly sau khi tiếp xúc với một trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2.
Theo một thông báo chính thức ngày 27/10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Yiannis Karousos, Bộ trưởng Quốc phòng Charalambos Petrides và Thứ trưởng Vận tải biển Vasilis Demetriades cuối tuần trước đã cùng tham gia một cuộc họp với quan chức chính quyền thành phố Limassol ở miền Nam, cũng là nơi đại dịch COVID-19 đang hoành hành. Một thành viên tham gia cuộc họp sau đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
CH Cyprus hiện phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ hai, với số ca mắc mới theo ngày lên tới 300 trường hợp vào tuần trước, trong khi dân số tại đây chỉ là 1,2 triệu người. Trong tuần này, tuy số ca mắc mới COVID-19 đã giảm xuống còn khoảng 100 ca, nhưng vẫn nhiều hơn gấp đôi so với số ca nhiễm cao nhất được ghi nhận trong giai đoạn đầu của dịch bệnh (từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 6 vừa qua). Hiện nước này ghi nhận 3.871 bệnh nhân COVID-19, trong đó 25 trường hợp đã tử vong.
Trong bối cảnh thế giới đang phải vật lộn để kiềm chế đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia như Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh và Mỹ đang chạy đua để tìm ra một loại vaccine hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 19/10, đã có 198 vaccine tiềm năng ngừa COVID-19 đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó có 44 vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Trong một diễn biến liên quan, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel ngày 27/10 đã kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) phối hợp với các đối tác, áp dụng phương pháp xét nghiệm kháng nguyên trong nội bộ liên minh để có thể phát hiện nhanh hơn virus SARS-CoV-2.
Theo ông Michel, chỉ trong vòng vài tuần, tình hình dịch bệnh tại châu Âu đã diễn biến rất đáng lo ngại. Vì thế, các nước thành viên cần phải nỗ lực hết sức để tránh xảy ra thảm kịch.
Hiện hầu hết các nước châu Âu hiện sử dụng phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử PCR để xác định các trường hợp mắc COVID-19. Phương pháp này cho kết quả vài ngày sau khi tiến hành xét nghiệm, nhưng kết quả đáng tin cậy hơn so với phương pháp kháng nguyên. Mặc dù vậy, Chủ tịch EC Michel lập luận rằng làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 đang ập đến, do đó các nước nên ưu tiên áp dụng phương pháp xét nghiệm cho kết quả nhanh hơn.
Trên 12.500 ca tử vong tại các cơ sở dưỡng lão ở Anh liên quan đến COVID-19 Theo số liệu thống kê công bố ngày 15/5, trên 12.500 ca tử vong tại các trung tâm dưỡng lão ở Anh có liên quan đến virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Cambridge, Anh ngày 5/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Số liệu này đang làm gia...