Hoang mang vì thay đổi “đùng một cái” của Bộ GD&ĐT
Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, tuy nhiên, đến giờ, Bộ GD&ĐT vẫn chưa đưa ra những quyết định chính thức, hướng dẫn rõ ràng, khiến ngay cả giáo viên cũng bối rối.
Hiện thí sinh vẫn chưa được hướng dẫn ôn thi theo cấu trúc đề
Giáo viên lúng túng
Bộ GD&ĐT đã chính thức thay đổi thời gian thi môn Toán và Ngữ văn từ 150 phút còn 120 phút. Điều này khiến các thày cô giáo trực tiếp giảng dạy, nhất là môn Văn… phát hoảng, vì suốt thời gian qua, các thày cô đều ôn luyện cho học sinh theo cấu trúc truyền thống đã ổn định từ năm học 2008 – 2009 đến nay. Đó là trong thời gian 150 phút, cấu trúc đề thi Ngữ văn sẽ có câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; Câu 2 nghị luận xã hội và câu 3 nghị luận văn học.
“Thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là điều cần thiết, tuy nhiên, mọi việc cần được thực hiện một cách đồng bộ, đặc biệt cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để giáo viên và học sinh không phải ngỡ ngàng. Các trường đều rất mong Bộ GD&ĐT sớm đưa ra những hướng dẫn cụ thể về đổi mới cấu trúc đề thi để thày và trò cùng chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay”. Thày Văn Như Cương
Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội)
Video đang HOT
Với khoảng thời gian làm bài 120 phút, đương nhiên không đủ để học sinh viết hai bài nghị luận và trả lời một câu kiểm tra kiến thức như cấu trúc đề thi truyền thống. “Vậy chúng em phải tập trung ôn ra sao, lượng sức mình khi làm bài thế nào? – khi học sinh đưa ra câu hỏi này, giáo viên chúng tôi không trả lời nổi, vì đến thời điểm này Bộ GD&ĐT vẫn chưa có quyết định về thay đổi cấu trúc đề thi”, cô giáo Phạm Thị Tâm, Trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội) lo lắng.
Cô Trần Thị Xuân Nhiệm, giáo viên bộ môn Văn trường THPT Nam Trực (Nam Định) cũng cho hay, sự thay đổi về thời gian làm bài thi môn Văn của Bộ GD&ĐT khiến các thày cô rất hoang mang khi ôn thi tốt nghiệp THPT cho các em. Suốt từ đầu năm học và đến tận hôm nay, các giáo viên Văn của trường vẫn hướng dẫn học sinh ôn tập theo cấu trúc đề thi truyền thống, vì cũng không biết ôn theo kiểu mới như thế nào khi cấu trúc đề thi chưa được quyết định.
Cô giáo Nhiệm cho biết, thày cô tự lên mạng tìm hiểu thì thấy Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT đang dự thảo cấu trúc đề thi Ngữ văn đề xuất gồm hai phần đọc hiểu và làm văn sẽ có điểm số tương đương nhau, trong đó phần đọc hiểu theo thể loại phát hiện, suy luận và liên hệ với kinh nghiệm bản thân; Phần làm văn học sinh có thể viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. “Tuy nhiên, phải có quyết định chính thức thì chúng tôi mới dám ôn theo cấu trúc đề thi mới. Mong Bộ GD&ĐT sớm quyết định việc này để giáo viên, học sinh có định hướng ôn thi đúng, hiệu quả”, cô Nhiệm mong mỏi.
Ưu tiên trắc nghiệm hay tự luận?
Dù chỉ là môn tự chọn, nhưng những giáo viên đang hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ và những học sinh chọn thi môn này đều băn khoăn không biết cấu trúc đề thi sẽ ra sao. Cô Thu Hà, giáo viên Tiếng Anh của một trường THPT tại Hà Nội cho biết, theo hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh mới nhất của Bộ GD&ĐT, đề thi ngoại ngữ năm nay sẽ có 45 câu trắc nghiệm và 5 câu tự luận. Nhưng hướng dẫn của Bộ chưa nêu rõ phần trắc nghiệm chiếm bao nhiêu điểm, tự luận bao nhiêu điểm và phần tự luận thì vô cùng rộng với đủ loại đề tài, từ viết lại câu, dùng từ gợi ý viết thành câu, viết topic.
“Mọi năm, đề thi Tiếng Anh dạng trắc nghiệm, nên chúng tôi hướng dẫn học sinh phương pháp suy luận vì 4 lựa chọn của một câu trắc nghiệm sẽ có một lựa chọn đúng, một lựa chọn chung chung, một lựa chọn quá chi tiết cụ thể và một lựa chọn rất xa ngoài nội dung bài. Nhưng năm nay, phần tự luận – là phần khó nhất trong bộ môn ngoại ngữ lại rất rộng, ngay như hướng dẫn của Bộ có đưa ra 10 chủ đề topic, nhưng không nói rõ topic có nằm trong phần tự luận không, topic phải như thế nào, có độ dài chừng nào là đạt điểm tối đa… nên giáo viên khá khó khăn khi hướng dẫn ôn thi”, cô Thu Hà cho hay.
Về đề thi ngoại ngữ, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đang xem xét và đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các giáo viên ngoại ngữ về thời gian làm bài và mức điểm giữa phần trắc nghiệm và viết luận. Tuy nhiên, chắc chắn phần trắc nghiệm vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong đề thi.
Theo VNE
Bộ GD&ĐT bổ nhiệm 3 phó vụ trưởng
Chiều 7/4, trong khuôn khổ cuộc họp giao ban tháng 4, Bộ GD&ĐT đã trao quyết định bổ nhiệm cho 3 cán bộ giữ vị trí công tác mới và 3 cán bộ thôi giữ chức vụ công tác, nghỉ hưu.
3 cán bộ nhận quyết định ở vị trí công tác mới, gồm:
Điều động và bổ nhiệm ông Phạm Sỹ Bỉnh - Trưởng phòng, Thư ký Lãnh đạo Bộ, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên kể từ ngày 16/3.
Điều động và bổ nhiệm Tiến sĩ Phạm Xuân Hậu - Trưởng Khoa Khách sạn - Du lịch, trường ĐH Thương mại - giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ kể từ ngày 31/3.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bổ nhiệm và nghỉ hưu.
Bổ nhiệm bà Lê Thị Phương Hồng - Trưởng phòng, Thư ký ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT - giữ chức vụ Phó Vụ trưởng, Chánh Văn phòng ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT kể từ ngày 3/4.
Các cán bộ thôi giữ chức vụ công tác, nhận quyết định nghỉ hưu gồm:
Ông Nguyễn Trung Kiên - Chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Mầm non - được nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/3.
Ông Tống Duy Tình - Chuyên viên cao cấp, Giám đốc Khách sạn 23 Lê Thánh Tông (văn phòng Bộ GD&ĐT) - được nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4.
Tiến sỹ Đồng Thị Diện - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp - được nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã trực tiếp trao các quyết định và cảm ơn các đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu vì những đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT trong thời gian công tác vừa qua, mong muốn các đồng chí tiếp tục có những sáng kiến, sáng tạo nhằm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Bộ trưởng cũng kỳ vọng các đồng chí được bổ nhiệm trên cương vị mới, nhanh chóng hòa nhập, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; phát huy kinh nghiệm, công sức và trí tuệ, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của ngành giáo dục.
Theo TNO
Không thi vẫn tốt nghiệp THPT: Bộ GD&ĐT nói gì? Có thể sẽ có những thí sinh giáo dục thường xuyên trượt tốt nghiệp năm 2013 lại đỗ tốt nghiệp THPT 2014 mà không cần phải thi, điều này cũng đúng, tuy nhiên tỷ lệ này rất ít. Trao đổi với PV Infonet, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượnggiáo dục xác nhận điều này....