Hoảng hốt vì thông tin cá nhân bị rao bán công khai
Việc thông tin cá nhân rơi vào tay một người hoàn toàn xa lạ, tưởng là vô hại, nhưng hậu quả rất khó lường. Trong khi đó, hoạt động mua – bán loại hàng hóa đặc biệt này lại khá dễ dàng.
Rất khó để truy tìm và xử phạt những đối tượng rao bán thông tin cá nhân trên mạng
Người lạ “biết tuốt”, rao bán công khai
Đang họp, chị Thu Hà, cán bộ Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nhận được điện thoại từ số máy lạ, hồ hởi hỏi thăm đúng tên chồng, con chị, gửi lời chúc mừng sinh nhật con gái chị cách đó ba ngày…
Tưởng người quen, chị Hà vừa tiếp chuyện vừa cố lục lại trí nhớ. Tới khi người gọi chào hàng một sản ph ẩm thực phẩm chức năng, chị Hà phát cáu. “Tôi đang họp phải nghe một cuộc điện thoại vô bổ, bực mình hơn nữa khi người lạ biết tuốt toàn bộ thông tin cá nhân của mình”, chị Hà bức xúc.
Đang mang thai tháng thứ ba, chị Phương Minh (Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng khó chịu bởi hàng loạt các cuộc gọi lạ “chăm sóc” hàng ngày. “Họ biết hết tôi mang thai bao lâu, lên bao ký, uống sữa gì, bổ sung vitamin nào… sau đó chào mời đủ loại sữa, thuốc. Họ gọi cả vào giờ nghỉ trưa, sau 21h, trong khi tôi chưa hề có liên hệ gì với họ”, chị Minh phàn nàn.
Theo lời Tuấn, một nhân viên kinh doanh địa ốc, hầu hết các nhân viên kinh doanh mọi ngành hàng đều có trong tay danh sách khách hàng tiềm năng với đầy đủ email, số điện thoại, nơi công tác, thậm chí cả địa chỉ nhà riêng, sinh nhật… để chào hàng, giới thiệu sản phẩm. “Danh sách này có thể tích lũy trong quá trình làm việc, nhưng chủ yếu là mua ngoài thị trường”, Tuấn nói.
Từ thông tin Tuấn cung cấp, chúng tôi liên hệ với chủ facebook: Database Khách hàng (số điện thoại 0997561xxx) và được báo giá, danh sách khách hàng VIP là lãnh đạo doanh nghiệp, người chơi golf có giá 500 đồng/contact, những danh sách như các phụ huynh, bà mẹ nuôi con nhỏ… có giá bán thấp hơn, từ 20-200 đồng/người.
“Chúng tôi sẽ cung cấp danh sách demo để khách hàng check thử, nếu thấy ổn thì chuyển khoản để chúng tôi chuyển danh sách đầy đủ”, phía người bán cho biết.
Tiếp tục liên hệ với một địa chỉ chuyên cung cấp thông tin cá nhân khác trên trang web: khachhang.nhanh.re, chúng tôi được Thắng (số điện thoại 0989106xxx), xưng là trưởng phòng kinh doanh cho biết, có thể cung cấp mọi loại danh sách thông tin cá nhân khách hàng theo yêu cầu.
Video đang HOT
Ngay trên trang web bán hàng này, Thắng cũng cung cấp demo một loạt danh sách cá nhân khách hàng để người mua kiểm tra trước độ tin cậy. Sau đó, Thắng đã gửi qua email danh sách 8 khách hàng VIP có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng để chúng tôi check thử trước khi chuyển khoản (500 nghìn đồng) để nhận danh sách đầy đủ.
Khảo sát thị trường, thông tin cá nhân khách hàng đều có mức giá chung, trong đó giá thông tin thuê bao di động thường rẻ nhất, chỉ từ 20 đồng/người; giá thông tin về các bà mẹ nuôi con nhỏ, bà bầu, phụ huynh học sinh… dao động 30-50 đồng/người; khách hàng VIP như giám đốc doanh nghiệp, chủ nhà hàng, khách hàng thường xuyên của các trung tâm thương mại lớn từ 300-500 đồng/người; khách hàng thường xuyên gửi tiết kiệm tiền tỷ 1 nghìn đồng/người…
Khó xử lý
Ngày 22/7, trao đổi với Báo Giao thông về thực trạng rao bán thông tin cá nhân công khai trên thị trường, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin-Truyền thông) cho hay, hiện thông tin cá nhân được thu thập từ rất nhiều nguồn như: Trên mạng; Trực tiếp từ các cơ sở kinh doanh như cửa hàng quần áo, siêu thị; Các tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, thương mại điện tử, tài chính – ngân hàng, điện, nước,…
Ngay cả người sử dụng thiết bị điện tử cá nhân nếu sử dụng hoặc lưu trữ thông tin trên thiết bị cũng có thể bị các phần mềm độc hại bị cài đặt tự động thu thập và lấy trộm thông tin.
“Thời gian qua, việc xử phạt các vi phạm rao bán thông tin cá nhân rất khó khăn do việc xác minh những đối tượng vi phạm quy định về việc bảo vệ thông tin cá nhân trong lĩnh vực thông tin và truyền thông không dễ dàng.
Ngay cả khi phát hiện ra thông tin trên mạng bị rao bán, cũng khó xác định vì đối tượng mua bán dùng thông tin giả, tìm chủ đích danh cũng khó”, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết.
Theo vị đại diện này, do hiện nay, việc bảo mật thông tin cá nhân được quy định rải rác tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật Viễn thông, Luật Công nghệ thông tin, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Thương mại điện tử… nên tạo nên hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo vệ thông tin cá nhân.
Thời gian tới, Dự thảo Luật An toàn thông tin sau khi được thông qua sẽ siết chặt việc thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân trên mạng của người dùng.
“Việc để lộ, lọt thông tin cá nhân có hậu quả rất khó lường. Kẻ xấu có thể lợi dụng tài khoản cá nhân để rút trộm tiền ngân hàng, hoặc lừa đảo, giao dịch vào việc xấu… Do đó, các cá nhân khi cung cấp thông tin cần biết mình cung cấp cho ai, vào mục đích gì, thông tin có được đảm bảo an toàn không. Đồng thời, nên thực hiện biện pháp cài đặt phòng, chống phần mềm độc hại trên thiết bị điện tử cá nhân; thường xuyên cập nhật, thay đổi mật khẩu và sử dụng mật khẩu có tính bảo mật cao”.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo
Theo baogiaothong
Vụ nữ sinh tự tử ở Đồng Nai: Bảo vệ trẻ em khỏi mặt trái của Internet
Việc bảo vệ thanh thiếu niên trước những tác động xấu của Internet, như vụ clip sex nữ sinh, đã được nhiều nước quan tâm.
Tại nghị trường kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, thảo luận về dự án Luật an toàn thông tin, nhiều đại biểu cho rằng, việc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng hiện nay còn hời hợt.
Trong khi đó, mặt trái của phát triển công nghệ thông tin như: xâm phạm các thông tin cá nhân, xâm phạm và phát tán thông tin không hợp pháp, phát tán thông tin không hay, thông tin bí mật trong hoạt động sản xuất kinh doanh... đôi khi gây tác hại rất lớn trong đời sống xã hội.
Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải có giải pháp và quản lý về kỹ thuật hợp lý để đảm bảo thông tin trao đổi được an toàn, đúng pháp luật.
Nữ sinh tự tử do tác động của Internet
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) đã nhắc lại câu chuyện đau lòng về cái chết của nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai, khi em bị bạn trai 22 tuổi đưa video về quan hệ của hai người lên mạng xã hội. Chỉ sau khi xuất hiện 2 ngày, video này đã lan truyền với tốc độ rất nhanh, có tới 5.068 người xem. Việc này gây tác động rất mạnh đến tâm lý của nữ sinh, kết quả rất đau lòng là em đã quyên sinh.
Có một câu nói của nữ sinh trong thời gian chạy chữa tại bệnh viện làm đại biểu hết sức suy nghĩ đó là "xin cộng đồng mạng hãy tha cho cháu". "Có thể nói, mạng xã hội đã góp phần đẩy nữ sinh đến kết cục đau lòng. Câu hỏi đặt ra là có cách nào, biện pháp nào ứng cứu khẩn cấp đối với người thân, đối với gia đình của em nữ sinh khi phát hiện ra vấn đề này? Gia đình cũng không biết cầu cứu ở đâu và cũng không biết liên hệ với ai để ngăn chặn việc phát tán này?" - đại biểu Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.
Mạng xã hội đã góp phần đẩy nữ sinh 15 tuổi tìm đến cái chết (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Theo đại biểu, việc bảo vệ thanh thiếu niên trước những tác động xấu của mạng Internet, mạng xã hội đã được nhiều nước quan tâm; đặc biệt, tại Diễn đàn nghị sỹ trẻ toàn cầu được tổ chức tại Tokyo ngày 24, 25/5 vừa qua cũng đã đề cập đến vấn đề này một cách hết sức sâu sắc. Theo bà Nguyễn Thanh Hải, việc xây dựng Luật an toàn thông tin sẽ là một cơ hội để có thể giảm thiểu các tác động xấu, tác động mặt trái của mạng Internet, mạng xã hội lên thanh thiếu niên.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang) cũng đề nghị cần có biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet; cần khắc phục những bất cập về phòng ngừa và ngăn chặn những tác động tiêu cực của Internet.
Cùng với việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận, bảo đảm an toàn bí mật thông tin cá nhân, cần có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích xấu, tuyên truyền kích động bạo lực, đồi trụy, tội ác...
Hiểm họa ẩn sau bàn phím
Các đại biểu thừa nhận, hiện tượng mất an toàn thông tin ngày càng diễn ra phức tạp, tinh vi và khó ứng biến. Điều này gây ra nhiều tổn thất lớn cho các cá nhân, tổ chức, thậm chí gây ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Nhiều hành vi giả mạo tên cá nhân, tổ chức để thành lập các trang mạng, blog, Facebook... để đưa thông tin xuyên tạc, sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cá nhân, tổ chức bị giả mạo.
Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP Cần Thơ) nhấn mạnh, trong một thế giới với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, nguyên tắc thông tin của cá nhân thì cá nhân phải bảo vệ trước là rất quan trọng. Khi thông tin cá nhân được các cá nhân, tổ chức thu thập, được sự đồng ý của cá nhân đó thì phải có trách nhiệm bảo vệ.
Đại biểu Nguyễn Thanh Phương cũng đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm, cá nhân, tổ chức thu thập thông tin, nhưng sử dụng sai mục đích ban đầu và làm phát tán thông tin cá nhân khi không được phép của người cung cấp thông tin. Thực tế hiện nay cho thấy, việc phát tán thông tin cá nhân đang xảy ra và gây những tác hại, khó truy trách nhiệm của các cá nhân hay tổ chức thu thập làm phát tán thông tin.
Theo Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), tại Việt Nam, trong 138,6 triệu thuê bao di động hiện nay đã có hơn 52% trong số đó sử dụng điện thoại thông minh; 34% dân số sử dụng Internet bằng di động. Tấn công mạng diện rộng là nguy cơ mà diễn ra hàng giờ, hàng ngày và có mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Do đó, theo ông Phạm Trọng Nhân, chúng ta không thể làm ngơ trước cảnh báo Việt Nam là nước đứng đầu danh sách các quốc gia có người dùng Internet, máy tính dễ bị lây nhiễm phần mềm độc hại cục bộ cao nhất thế giới.
"Ngay trong hội trường này, khi đã được phá sóng tất cả các đường truyền Internet, thế nhưng nguy cơ bị tấn công cục bộ từ nguồn các máy tính xách tay khi kết nối với mạng nội bộ Văn phòng Quốc hội vẫn có thể diễn ra. Mức độ nguy hiểm ở đây chính là hệ thống lại không bị đánh sập, kiểu ngựa Thành Troy. Đó là phương thức phổ biến của các hacker chuyên nghiệp có hệ thống, thậm chí có tài trợ của Chính phủ, của các quốc gia đã và đang có nguy cơ xung đột chính trị với nước ta" - đại biểu Phạm Trọng nhân nói.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (TP Hà Nội) liệt kê: Trong năm 2014, gần 6.000 trang web bị tấn công chiếm quyền quản trị chỉnh sửa nội dung, hơn 400 trang trong dịp Quốc khánh 2/9 bị tin tặc nước ngoài chèn các nội dung xuyên tạc. Đợt tấn công từ chối dịch vụ DDOS vào trung tâm dữ liệu của VCCorp khiến nhiều tờ báo mà công ty này vận hành kỹ thuật như Dân trí, Người Lao động, Soha, VnEconomy, Kênh 14... bị tê liệt.
Theo đó, ông Nguyễn Phi Thường đề nghị cần quy hoạch tổng thể chi tiết gồm cả chiến lược, cách tiếp cận các quy trình chuẩn mực nguồn lực... về quản trị thông tin./.
Theo VOV Online
Bộ trưởng nói về việc "xử" facebook mạo danh lãnh đạo nhà nước Từ vụ việc thiếu nữ 15 tuổi phải tự tử vì bạn trai tung clip cắt ghép lên mạng, từ hiện tượng những facebook mạo danh các Bộ trưởng, các lãnh đạo cấp cao của nhà nước vì mục đích xấu... Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son trao đổi về những biện pháp quản lý mạng xã hội. Xử lý hình sự bạn...