Hoang đường về vũ khí hủy diệt của Nga
Căn bệnh hoang tưởng của truyền thông phương Tây lại đang tái phát khi họ đổ riệt đối tượng 2014-28E không rõ nguồn gốc trong không gian là vũ khí hủy diệt vệ tinh của Nga, mặc dù họ chả có chút bằng chứng đích thực nào cả.
Mô phỏng cách tiêu diệt vệ tinh của Đối tượng 2014-28E trên báo Washington Post
Trong bài viết có nhan đề “Object 2014-28E – Space junk or Russian satellite killer?” (Đối tượng 2014-28E: Rác không gian hay vũ khí diệt vệ tinh của Nga), ngày 17/11, tờ Financial Times (Anh) dẫn lời các các chuyên gia quân sự phương Tây cho hay đối tượng 2014-28E, không rõ nguồn gốc trong không gian, có thể là của Nga vì nó xuất hiện trên quĩ đạo cùng với ba vệ tinh viễn thông Rodnik do Nga sở hữu.
Ban đầu, đối tượng này bị tưởng lầm là rác vũ trụ bị rơi vào quĩ đạo cùng ba vệ tinh viễn thông Roddnik do Nga đưa lên hồi tháng 5/2014. Nhưng sau đấy, giới chuyên gia phương Tây kết luận đó không phải rác vũ trụ dù chưa làm rõ mục đích hoạt động.
Video đang HOT
Họ cho rằng, đối tượng có thể được sử dụng cho các mục tiêu hoàn toàn dân sự, ví dụ đối phó với rác không gian, phục vụ sửa chữa và bảo trì vệ tinh trên quĩ đạo. Tuy nhiên, sở dĩ có mối quan tâm đặc biệt tới đối tượng vì thực tế việc phóng lên quĩ đạo đã không được công bố.
“Dù sao thì nó (2014-28E) cũng giống một đối tượng thử nghiệm, có thể hoạt động với các chức năng dân sự cũng như quân sự…” – Patricia Lewis người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chatham House, một chuyên gia trong an ninh không gian nêu ý kiến.
The Financial Times viết: “Các chuyên gia lo ngại Moskva quyết định tái khởi động chương trình quân sự Truy lùng vệ tinh (chương trình vũ khí tiêu diệt vệ tinh nhân tạo của Trái đất), từng được khởi động dưới thời Xô viết và bị khép lại sau khi bức tường Berlin sụp đổ.
Việc chưa có những thông tin được kiểm chứng rõ ràng nhưng truyền thông phương Tây đã lu loa và gán cho đủ thứ “vũ khí” là rất nguy hiểm trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraina hiện nay. Còn nhớ khi máy bay MH17 của Malaysia bị rơi ở đông Ukraina, truyền thông phương Tây đã lập tức đồng loạt lên tiếng cáo buộc Nga đứng sau vụ này. Nhưng sự thật chưa bao giờ được phơi bày.
Tiếp đến là chuyện cứu trợ nhân đạo của Nga dành cho người dân miền đông Ukraina. Báo chí phương Tây nếu không được kích mục các thùng hàng trên đoàn xe cứu trợ của Nga thì có lẽ đến nay họ vẫn còn tuyên truyền rằng trên xe là vũ khí và đạn dược Nga cung cấp cho phe ly khai ở miền đông Ukraina. Xem ra căn bệnh “gắp lửa bỏ tay người” của phương Tây ngày càng trở nặng.
Theo Th.Long (tổng hợp)
PetroTimes
Kiev ngăn xe viện trợ Đức tới Donbass để che giấu sự thật
Kiev sẽ không cho đoàn xe nhân đạo Đức tới Donbas bởi họ lo sợ, các nhân viên nước ngoài sẽ nhìn thấy tình hình thực tế nơi đây.
Kiev sẽ không cho đoàn xe nhân đạo Đức tới Donbas bởi họ lo sợ, các nhân viên nước ngoài sẽ nhìn thấy tình hình thực tế nơi đây.
"Chính quyền Kiev sẽ không để họ làm vậy (tức để các nhân viên cứu trợ Đức vào vùng Donbas). Trước đó, các chuyên gia Malaysia cung không đươc phep tới khu vực hiện trường vụ rơi máy bay MH17. Họ đã rời khỏi Kiev và tới trạm kiểm soát của chúng tôi bằng taxi. Sau đo, môt đoan khac gôm 30 chuyên gia Malaysia buộc phải ở lại Kiev trong vòng 1 tuần lễ mà không thể tiếp cận hiện trường, cuối cùng đành trở về nước", Phó Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), Andrei Purgin, cho hãng thông tấn Ria Novosti biết.
Ảnh minh họa.
Trươc đo, ngày 7/10, Kiev thông báo, đoàn xe nhân đạo từ Đức đã vào lãnh thổ Ukraine qua lối Ba Lan dự kiến sẽ tới Kiev vào tối cùng ngày. Những hàng cứu trợ do phía Berlin chuyển tới sẽ được phân phát và gửi tới các tỉnh Ukraine vào ngày 12/10.
Sau đề xuất của Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức Gerd Mueller, chính quyền nước này đã kêu gọi người dân ở 17 tỉnh thành phố quyên góp được 740 tấn hàng viện trợ để gửi sang Ukraine. Theo tạp chí Spiegel, đoàn xe này mang vật liệu xây dựng, máy sưởi, chăn ấm và giường gấp.
Trong tháng 4, lực lượng Kiev bắt đầu chiến dịch quân sự chống lại những người ủng hộ độc lập ở miền đông. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc (LHQ), hơn 3.600 người mất mạng và 8.500 người bị thương trong các cuộc giao tranh.
Do cuộc xung đột vũ trang đó, các tỉnh đông nam Ukraine đã chứng kiến một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng khi nhiều người dân vật lộn với cuộc sống mà không có nước sạch, điện và các nhu yếu phẩm khác.
Theo Kiến thức
Malaysia cam kết tìm đến nạn nhân cuối cùng vụ MH17 Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã đưa ra cam kết nói trên vào ngày 5/9. "Chúng tôi sẽ tìm kiếm mọi bằng chứng và những thi thể còn sót lại tại hiện trường. Chúng tôi sẽ không thỏa mãn cho đến khi tìm được tất cả thi thể của những người gặp nạn và trao tận tay cho thân nhân của họ", ông...