Hoàn Cầu phủ nhận Triều Tiên có ‘âm mưu đen tối’ với Trung Quốc
Thời báo Hoàn Cầu nhận định mức độ nghiêm trọng liên quan tới việc Triều Tiên điều động gần 80 xe tăng tới khu vực với giáp biên giới với Trung Quốc đã bị các tờ báo thổi phồng quá mức.
Hôm 19/8, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đã cho đăng tải thông tin Bình Nhưỡng triển khai một trong những đơn vị thiết giáp tối tân nhất – Quân đoàn 12 tới tỉnh Ryanggan, vùng biên giới giáp phía bắc tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc.
Tờ Chosun Ilbo nhấn mạnh trước đây, Triều Tiên chưa từng cử bất cứ đơn vị xe tăng nào tới tỉnh Ryanggan. Ngoài ra, Quân đoàn 12 của Bình Nhưỡng còn có khả năng tăng sức mạnh tấn công khi phối hợp với các đơn vị xe bọc thép chiến đấu bộ binh, các đơn vị pháo binh trang bị máy phóng rocket và cả lữ đoàn được huấn luyện tiến hành “chiến trang đặc biệt”.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thăm một công trường xây dựng hôm 18/8.
Quân đoàn 12 được thành lập vào năm 2010 và nhận nhiệm vụ phản công trước “những tình huống” bất ngờ tại khu vực biên giới của quân đội Trung Quốc, Chosun Ilbo cho biết. Trong đó, 80 chiếc xe tăng của Bình Nhưỡng có khả năng chuyên chở theo từ 10 – 15 binh sĩ trên mỗi chiếc và tốc độ di chuyển đạt 80km/h.
Video đang HOT
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, 80 chiếc xe tăng khác cũng đã được lên lịch điều động tới tỉnh Ryanggan trong thời gian sắp tới. Theo Chosun Ilbo, việc ông Kim đưa 160 chiếc xe tăng tới tỉnh Ryanggan là phòng trường hợp Trung Quốc – đồng minh thân thiết nhất của Triều Tiên, bất ngờ “trở mặt” kết thân với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, dẫn nguồn tin tại khu vực biên giới Trung – Triều, Thời báo Hoàn Cầu khẳng định đây là một hành động “bình thường” giúp Triều Tiên tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Chuyện các tờ báo của Hàn Quốc như Chosun Ilbo làm nghiêm trọng hóa vấn đề để biến thành “căng thẳng” giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cũng đã trở nên “phổ biến”.
Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh thông tin về việc Triều Tiên điều xe tăng tới biên giới Trung Quốc cũng chỉ được Chosun Ilbo đăng trên các bản tin trực tuyến bằng tiếng Anh và Nhật chứ không đăng bằng tiếng Trung và Hàn.
Theo đó, toàn bộ hành động quân sự gần đây của Triều Tiên tại khu vực biên giới không nhằm vào Trung Quốc mà chỉ nhằm ngăn chặn những kẻ đào tẩu bỏ trốn khỏi đất nước. Thậm chí, trước đây, quân đội Triều Tiên cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận đổ bộ trực thăng dọc khu vực thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc và giáp biên giới thành phố Sinuiju của Triều Tiên.
Chia sẻ với Thời báo Hoàn Cầu, chuyên gia Lu Chao tại Học viên Khoa học xã hội Liêu Ninh cho rằng ông không nhận thấy bất cứ bất ổn quân sự nào trong chuyến thăm gần đây tới thành phố Đan Đông. Những người dân địa phương vẫn thường xuyên nhìn thấy tàu thuyền của Triều Tiên trên Áp Lục – con sông hình thành biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia Trung Quốc và Triều Tiên.
Theo ông Lu, các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc mới là nguyên nhân khiến căng thẳng bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn rất “bình thường”.
Theo Infonet
Thời báo Hoàn Cầu bàn tán chuyến thăm Việt Nam của tướng Dempsey
Washington cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một đối tác thực chất và đắc lực cho Mỹ mà Chu Phong gọi là "đồng minh".
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đỗ Bá Tỵ và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey
Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/8 dẫn nguồn tin hãng thông tấn AP bình luận, chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey hôm 14/8 nhằm tăng cường quan hệ hợp tác quân sự giữa 2 nước có thể khiến Trung Quốc tức giận.
Trước khi diễn ra cuộc hội đàm kín, tướng Martin Dempsey nói với Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam rằng chuyến thăm Việt Nam lần này là một điểm sáng trong sự nghiệp quân sự của ông.
Hoàn Cầu cũng nhắc tới lịch trình chuyến công du Việt Nam của ông Martin Dempsey, bao gồm cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, sau đó ông sẽ đi thăm Đà Nẵng, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự trong chiến tranh Việt Nam.
Tờ báo Trung Quốc cũng đặc biệt chú ý và nhấn mạnh tới động thái gần đây của các nhà chức trách Mỹ xung quanh việc xem xét nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Phỏng vấn ông Chu Phong, Chủ nhiệm Trung tâm Hiệp đồng sáng tạo nghiên cứu Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), Thời báo Hoàn Cầu cho biết 2 đời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gần đây đều đã thăm Việt Nam cho thấy quân đội Mỹ đang nổi lên "làn sóng Việt Nam trên Biển Đông".
Chu Phong coi chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ là một sự can thiệp của Mỹ vào Biển Đông, đó là một hành động chứ không còn là tư thế!?
Mỹ từng thiết lập căn cứ quân sự ở Biển Đông và đầu tư rất lớn cho chiến tranh quy mô lớn. Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt với Mỹ. Quan hệ Việt - Mỹ ấm lên là một lời cảnh báo đối với Trung Quốc, Chu Phong bình luận.
Ngoài ra, việc tăng cường quan hệ hợp tác quân sự Việt - Mỹ sẽ bổ sung những điểm yếu về mặt ngoại giao giữa Mỹ với ASEAN. Chu Phong cho rằng Thái Lan và Philippines khó có thể đảm đương vai trò trợ thủ cho Mỹ ở Đông Nam Á trong khi với thực lực và tiềm lực phát triển của hải quân Việt Nam, Washington cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một đối tác thực chất và đắc lực cho Mỹ mà Chu Phong gọi là "đồng minh".
Theo Giáo Dục
Trung Quốc thừa nhận phát triển tên lửa liên lục địa vươn tới Mỹ Trung Quốc đã thừa nhận sự tồn tại của một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới được cho là có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và có thể vươn xa tới Mỹ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin. Một tên lửa hạt nhân của Trung Quốc được trưng bày tại bảo tàng quân sự ở Bắc...