Hoá ra câu hỏi “anh có sẵn sàng buộc dây giày cho em không?” là lý do khiến các cô gái lấy nhầm chồng
Không có câu trả lời tiêu chuẩn nào cho tình yêu, giống như việc mọi người chỉ biết họ đang uống nước nóng hay nước lạnh khi đã chạm vào vậy.
Vào buổi hẹn hò đầu tiên, cô gái hỏi bạn trai của mình: “Nếu một ngày em trở thành bạn gái của anh, ở nơi công cộng, dây giày của em bị lỏng, anh có chủ động cúi xuống buộc lại cho em hay không?”. Chàng trai cũng thành thật trả lời: “Nếu lúc đó tay em đang bận, anh rất vui lòng giúp đỡ”. Cô gái nghe xong lập tức cảm thấy thất vọng. Bởi vì trong lòng cô ấy đã có một câu trả lời tiêu chuẩn: “Nếu một người thực sự yêu bạn, anh ấy sẽ cúi xuống mọi lúc mọi nơi, không bàn đến lòng tự trọng hay những rắc rối có thể mắc phải để buộc lại dây giày bị tuột của bạn”.
(Ảnh minh hoạ)
Nhiều cô gái đồng ý hẹn hò một cách mù quáng, bởi vì họ vẫn chưa xác định được mình cần người yêu như thế nào. Một số cô gái lần đầu tiên gặp mặt đã vội hỏi đối phương thu nhập mỗi tháng bao nhiêu, có nhà hay xe chưa. Có thể họ không phải là một người chỉ nói đến vật chất, họ chỉ nghĩ rằng cứ hỏi theo những gì người khác đã mách nước là đúng đắn. Những cô gái thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố ngôn tình, hầu hết những đáp án tiêu chuẩn của họ khi nói về mẫu hình lý tưởng chính là: “Nếu người ấy yêu bạn thật lòng, người ấy sẽ…”.
Về những câu hỏi trắc nghiệm tình yêu này, một số người trên thế giới này luôn tìm kiếm một người sẵn sàng buộc dây giày cho họ, trong khi những người khác lại đang tìm kiếm một người có thể cho mình một bát cháo loãng khi bản thân đang chết dần vì đói. Bạn thậm chí còn không nghĩ đến điều khác cho đến khi bạn tìm được một người buộc dây giày cho mình. Bạn cần một người có thể buộc dây giày cho mình đến mức nào? Chúng ta đang sống trong thời đại nào mà chỉ có buộc dây giày là cách thể hiện tình cảm chân thành chứ?
(Ảnh minh hoạ)
Có lẽ một số người nghĩ rằng có rất ít cô gái như vậy, đúng không? Không hẳn! Thực sự có rất nhiều câu có vẻ bình thường nhưng lại lậm mùi ngôn tình như: “Nếu anh ấy yêu tôi, thì chắc chắn sẽ…”, “Anh ấy yêu tôi nên anh ấy sẽ…”… Nhiều bạn gái bắt đầu yêu cầu bạn trai của mình bỏ thuốc lá, uống rượu và chơi game ngay sau khi bắt đầu mối quan hệ. Họ mặc định đối phương sẽ chấp nhận lời yêu cầu của mình. Cũng không sai vì trong lòng họ đã có câu trả lời tiêu chuẩn: “Nếu anh ấy thực sự yêu tôi, anh ấy sẽ vì tôi mà thay đổi”.
Loại câu trả lời tiêu chuẩn vàng này thật đáng mơ ước làm sao, tuy nhiên, với đối tượng hướng đến, họ cũng mặc định “trừ mình ra”. Nếu bạn trai muốn cô ấy giảm cân hoặc làm việc nhà, câu trả lời chuẩn mực của họ sẽ được thay thế, buột miệng thốt lên: “Nếu anh thực sự yêu em, anh nên chấp nhận mọi khuyết điểm của em”. Có hay không những câu trả lời này trong một cuộc tình? Tình yêu tốt nhất là phải trả giá bằng hai chiều, bao dung một số khuyết điểm của nhau, và cũng vì nhau bỏ đi một số thói quen xấu.
Video đang HOT
(Ảnh minh hoạ)
Có một số câu hỏi kinh điển khác về tình yêu như: Nếu một người chỉ có 100 ngàn, anh ta cho bạn 100 ngàn với một người có 10 triệu, anh ta cho bạn 1 triệu; bạn sẽ chọn ai? Thật sự bất ngờ khi có rất nhiều người không ngần ngại chọn chàng trai ở vế trước. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng, nếu chàng trai thứ nhất có 10 triệu, cũng không có gì chắc chắn rằng anh ta sẽ cho bạn hết 10 triệu đâu nhé.
(Ảnh minh hoạ)
Tất cả các cô gái trên con đường lựa chọn bạn đời nên bình tĩnh và suy nghĩ về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước khi quan tâm đến điểm mạnh, điểm yếu và điểm mình cần ở đối phương. Khi bạn rõ lòng mình, bạn sẽ nhận ra rằng, người bạn cần trong cuộc đời của mình không phải là người có thể tình nguyện thắt dây giày cho bạn mọi lúc mọi nơi, là người đút cho bạn bát cháo khi đang đói, hay là người sẽ cứu bạn trước mẹ khi cả hai cùng rơi xuống nước.
Không có tình yêu tốt nhất, chỉ có tình yêu phù hợp nhất. Có người kết hôn với người thích hút thuốc lá, có người kết hôn với người đã có tình sử kéo dài ba con phố… nhưng chỉ cần bạn thích và cả hai đều cảm thấy phù hợp là được, không có gì phải kiêng kị. Việc dùng những câu nói yêu thương hay thốt ra câu trả lời tiêu chuẩn cho những câu hỏi kinh điển của tình yêu làm nguyên tắc vàng để chọn bạn đời thực sự rất sai lầm.
Vậy nên, liệu một người đàn ông có thể làm những gì anh ta chưa từng làm trước đây được hay không, không quan trọng. Điều bạn nên đặt làm tiêu chí để đánh giá tình yêu của mình có phù hợp hay không phải là cả hai trở nên tốt hơn, hay tệ đi khi ở cạnh nhau mới đúng!
Tình nguyện ở rể còn bị mẹ vợ đối xử khắt khe nhưng chồng chẳng lời phàn nàn suốt 4 năm, vợ thắc mắc rồi phải nghẹn lại khi biết lý do
Trong dịp kỷ niệm 4 năm ngày cưới, Huyền đã đưa thắc mắc ấy ra hỏi chồng. Để rồi sau khi nhận được câu trả lời của Quảng thì cô không khỏi phải bật khóc.
Giữa những câu chuyện phản bội, lừa dối khiến người ta mất niềm tin vào hôn nhân thì chắc chắn là vẫn còn không ít những tấm chân tình khiến chúng ta phải xúc động. Câu chuyện mà cô vợ trẻ chia sẻ dưới đây chính là một ví dụ như thế.
Chồng tình nguyện ở rể vì nhà vợ chỉ có 2 chị em gái
Huyền (32 tuổi) chia sẻ cô và Quảng kết hôn đến nay được 4 năm, con trai đầu lòng lên 2 tuổi rưỡi. "Trước thềm đám cưới, tôi chỉ bâng quơ nói về việc ở rể vì ngại chồng phản đối, vậy mà anh ấy vui vẻ đồng ý ngay", người vợ này nói.
Nhà Huyền có hai chị em gái, chị gái cô đã kết hôn về nhà chồng. Nếu cô và Quảng thuê nhà ở riêng thì mẹ cô sẽ phải sống một mình. Thời điểm hai người làm đám cưới, mẹ Huyền đã 70 tuổi, sức khỏe bà giảm sút nhiều.
Thu nhập của Quảng khá thoải mái để hai vợ chồng thuê căn hộ tươm tất xây dựng cuộc sống mới. Căn nhà của bố mẹ Huyền cũng không quá rộng rãi, chỉ đủ ở mà thôi. Chính vì thế khi Quảng đồng ý ở rể, Huyền đã rất cảm kích chồng.
Cô chia sẻ về mối quan hệ mẹ vợ - con rể và cuộc sống chung: "Nói thật mẹ tôi là một người khó tính. Thời gian đầu mọi thứ còn khá thuận lợi vì bà đối xử với con rể như khách. Qua thời gian, mọi thứ quen thuộc hơn, sự khắt khe và xét nét của bà dần bộc lộ. Tôi là con gái đã quen với tính tình mẹ, hơn nữa cũng hiểu mẹ không có ý xấu. Nhưng chồng tôi chỉ là con rể...".
Ảnh minh họa
Mẹ Huyền gọi điện nhờ con rể mua đồ nhưng Quảng mua bị sót một món. Đó là điều không ai muốn nhưng mẹ cô vẫn mắng con rể xơi xơi, trách anh đãng trí, không tôn trọng bà nên mới quên. Trên mâm cơm, anh góp ý món ăn với vợ rất có thành ý, bản thân Huyền không hề khó chịu song mẹ cô lại nói con rể té tát. "Muốn ăn thì tự đi mà nấu", bà lườm Quảng khiến Huyền thấy ấm ức thay chồng vì anh đi làm về đã rất muộn rồi.
Không ít những chuyện như vậy xảy ra, đến Huyền khách quan nhìn vào còn thấy vô lý và bất mãn, chắc hẳn Quảng rất khó chịu và bức xúc. Tuy nhiên cô chưa bao giờ nghe được lời phàn nàn, ca thán nào từ chồng về mẹ vợ. Trước cách cư xử có phần hơi quá đáng của bà, Quảng chỉ cười xòa hoặc im lặng cho qua.
Câu trả lời của chồng khiến người vợ phải khóc nghẹn
Một năm, 2 năm rồi 4 năm qua đi, Huyền nghĩ rằng nếu Quảng cố gắng nhẫn nhịn thì cũng không thể chịu đựng được lâu đến thế. Về giả thuyết anh có toan tính sâu xa thì điều ấy khó mà xảy ra được. Mẹ Huyền thậm chí còn không có thu nhập, mọi khía cạnh đều phụ thuộc vào vợ chồng cô.
"Tài sản của bà chỉ có căn nhà cũ và mảnh đất không đáng mấy tiền. Nếu nói đến lợi ích khi sống chung với bà thì chỉ là bà đỡ đần phần nào trong việc chăm sóc cháu. Tôi thật sự khó mà tìm ra được lý do thuyết phục cho việc chồng luôn nín nhịn mẹ vợ đến mức ấy", Huyền nói.
Ảnh minh họa
Trong dịp kỷ niệm 4 năm ngày cưới, Huyền đã đưa thắc mắc ấy ra hỏi chồng. Để rồi sau khi nhận được câu trả lời của Quảng thì cô không khỏi phải bật khóc vì cảm động:
"Nói không ấm ức khó chịu là nói dối nhưng đó chỉ là một chút cảm giác thoáng qua thôi, nó cũng nhanh chóng biến mất. Hơn nữa anh hiểu mẹ là người thương con thương cháu, bà không có suy nghĩ xấu. Anh mất bố mẹ từ sớm, suốt quãng thời gian dài anh luôn khao khát tình cảm từ cha mẹ và sự đầm ấm của gia đình. Anh coi bà như mẹ mình, chút chuyện ấy có đáng là gì.
Ngoài ra anh cũng không muốn em phải hối tiếc. Khi mẹ không còn thì mới ân hận vì đã chẳng thể ở bên cạnh chăm sóc bà mỗi ngày. Nếu mình ra ngoài ở thì bà chỉ còn một mình thôi".
Bố mẹ Quảng cùng lúc qua đời trong một tai nạn khi anh mới học lớp 11. Sau đó Quảng và em gái phải đến nương nhờ một người họ hàng. Bắt đầu từ khi lên đại học, anh sống riêng bên ngoài, suốt nhiều năm không được hưởng cảm giác ấm áp gia đình.
"Nghĩ về hoàn cảnh của chồng, những lời anh nói và suy nghĩ sâu sắc của anh mà tôi vừa cảm phục, nể trọng và xúc động sâu sắc", Huyền chia sẻ. Cô thật sự may mắn khi có được người đàn ông như Quảng, chắc chắn tổ ấm nhỏ của vợ chồng cô sẽ mãi hạnh phúc bền lâu.
Nghe tiếng thét của chị dâu, tôi lao vào thấy chị đã nằm ra sàn và chuẩn bị đẻ, tôi run rẩy định gọi anh trai thì chị nói một câu khiến tôi ứa nước mắt khâm phục Tôi run rẩy định gọi cho anh trai thì chị dâu thều thào nói: "Đừng gọi anh Long, anh ấy sợ máu, chờ chị đến bệnh viện rồi gọi anh ấy sau". Tôi và chị dâu rất ghét nhau. Chị bằng tuổi tôi nhưng lúc nào cũng ra vẻ bề trên kẻ cả, nói chuyện thì như muốn dạy đời, đến lúc làm...