Hoa quế (hoa mộc) chữa nhiệt, hôi miệng
Từ cuối mùa hè cây ra rất nhiều hoa, hương hoa thơm ngát. Tôi rất muốn biết, ngoài để làm cảnh, liệu cây quế có thể dùng làm thuốc chữa bệnh?
Trước sân nhà tôi có trồng hai cây hoa quế. Từ cuối mùa hè cây ra rất nhiều hoa, hương hoa thơm ngát, lan khắp cả nhà rất dễ chịu. Tôi rất muốn biết, ngoài để làm cảnh, liệu cây quế có thể dùng làm thuốc chữa bệnh? Nếu được, có thể chữa những bệnh gì.
(Lê Chiến Thắng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chào bạn,
Cây quế có hai loại, một cây khai thác vỏ và cành để dùng làm thuốc, một cây được trồng làm cảnh để thưởng lãm.
Cây thứ nhất cho hai vị thuốc chính: Một là vị thuốc bổ có tên “nhục quế” (vỏ thân), một vị thuốc giải cảm gọi là “quế chi” (cành quế). “Nhục quế” là một vị thuốc quý, được xếp trong bộ tứ “sâm nhung quế phụ”, tức 4 vị thuốc quý nhất thời xưa: nhân sâm, nhung hươu, vỏ quế và phụ tử. ở nước ta có nhiều loài quế tốt, trong đó quế Thanh Hóa (Cinnamomum loureirii Nees), thường gọi là “Quế Thanh”, là loại tốt nhất
Cây thứ hai, chủ yếu được trồng để làm cảnh. Thời trước những người khá giả thường trồng cây hòe và cây quế trước nhà. Theo quan niệm xưa, trồng hòe trước nhà thì con cái đỗ đạt, làm quan tới chức tam công; còn quế giúp cho gia đình được đoàn viên, không bị ly tán. “Sân quế” trong câu “Một cây cù mộc một sân quế hòe”, đoạn cuối Truyện Kiều, chính là cây quế bạn đề cập. Cây này còn gọi là “mộc tê”, “hoa mộc”, “quế hoa”, “cửu lý hương” (hương thơm bay xa 9 dặm), … tên khoa học là Osmanthus fragrans (Thumb.) Lour. thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Hoa quế là loại cây bụi nhỏ, xanh tốt quanh năm, thường cao khoảng 2-3m, có thể cao tới 7m. Vỏ cây mỏng, màu xám trắng không cay, không dùng được làm thuốc như cây quế Thanh Hóa nói trên. Cành non dẹt và phồng lên ở các mấu. Lá phiến thon, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, dày, không lông, cuống ngắn; mép lá liền hoặc có răng cưa nhỏ, nhiều gân phụ. Chùm hoa ngắn, mọc ở nách lá; cuống dài 1,7cm, mảnh. Hoa sắc trắng, vàng hoặc đỏ, rất thơm; Thứ hoa trắng gọi là “ngân quế”, hoa vàng gọi là “kim quế”, hoa đỏ gọi là “đan quế”. Đài cao 1mm, tràng có ống ngắn. Quả hạch hình bầu dục, màu xanh lục, chứa một hạt. Mùa hoa quả: tháng 7-10.
Video đang HOT
Cây hoa quế cũng có thể sử dụng làm thuốc. Chủ yếu sử dụng hoa và rễ. Hoa thu hái mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất trong tháng 9-10, đào lấy rễ già, hoặc bóc lấy vỏ rễ; rửa sạch đất cát, phơi khô, thái nhỏ. Một số nơi còn sử dụng quả: Hái quả chín, tẩm nước sôi rồi phơi khô.
Theo Đông y, hoa quế có vị cay, tính ấm. Hãm trà uống có tác dụng tán hàn, phá ứ kết, hóa đàm, sinh tân dịch. Dùng chữa viêm họng, ho nhiều đờm, hen suyễn, đau răng lợi, hôi miệng; Còn dùng chữa phụ nữ kinh bế gây đau bụng; Dưỡng tóc và làm thơm tóc.
Liều dùng và cách dùng: Ngày dùng 1,5-3g; Hãm uống, ngâm rượu uống, sắc ngậm, hoặc chế nước cất từ hoa.
Quả có vị cay, ngọt, tính ấm; Có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận. Dùng chữa hư hàn, đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Ngày dùng 10-12g, sắc uống.
Rễ có vị ngọt hơi chát, tính bình; Có tác dụng khu phong chỉ thống (trừ phong giảm đau). Dùng chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Ngày dùng 9-15g dược liệu khô hoặc 30-90g tươi, sắc lấy nước hoặc ngâm rượu uống.
Một số bài thuốc có sử dụng hoa quế:
- Loét miệng (nhiệt miệng): Hái hoa quế, phơi âm can (phơi khô trong bóng râm), tán thành bột mịn. Dùng bột thuốc rắc vào chỗ loét; ngày rắc 2-3 lần.
- Đau răng: Dùng rễ hoa quế 9g, tế tân 3g, địa cốt bì 15g; sắc lấy nước, ngậm rồi nuốt dần..
- Chữa đau dạ dày, đau gan thận do nhiễm lạnh: (1) Dùng hoa quế 6g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g; sắc nước uống trong ngày. (2) Hoặc dùng quả hoa quế 6g, hương phụ 9g, sa nhân 6g, cao lương khương 9g; sắc uống.
- Dưỡng nhan: Thường dùng hoa ướp chè uống, có tác dụng sinh tân dịch, sáng mắt, đẹp nhan sắc và đen râu tóc.
- Dưỡng tóc, thơm tóc: Dùng hoa mộc nấu với dầu vừng. Đun nhỏ lửa cho hoạt chất từ hoa tan hết vào dầu, sẽ được dầu bôi tóc tự chế rất tốt. Dùng chải tóc có tác dụng làm thơm tóc và kích thích tóc mọc.
Theo TNO
Khắc phục hôi miệng
Theo sante.aujourdhui thì hơi thở nặng mùi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thức ăn có thể làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn như thức uống có cồn, thuốc lá, thức ăn nhiều đường, chất béo, tỏi, củ hành... Tuy nhiên, các bệnh về răng lợi cũng là một yếu tố cần chú ý.
Ảnh minh họa
Có nhiều cách để hạn chế những trường hợp hôi miệng khác nhau:
- Nước bọt có vai trò làm sạch miệng, nhưng lại điều tiết ít hơn vào ban đêm, nên sẽ có mảng bám hình thành gây ra hôi miệng khi thức dậy. Trong trường hợp này bạn sẽ loại bỏ các mảng bám với dụng cụ cọ lưỡi.
- Trước khi đi ngủ nên uống một ly nước lớn để làm loãng những thức ăn có thể gây mùi hôi như tỏi, hành...
- Hạn chế rượu bia hay thức uống có cồn vào buổi tối.
- Khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra đúng nguyên nhân gây hôi miệng. Bởi có hơn 300 loại thuốc điều trị bệnh có thể gây hôi miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế cho tăm để lấy mảnh vụn thức ăn dính trong kẽ răng.
- Nếu bạn đeo niềng răng hay
răng giả, cần làm vệ sinh răng miệng kỹ hơn nữa.
- Thay bàn chải đánh răng mỗi 2 tháng.
- Khám nha khoa định kỳ, nhất là khi có răng sâu hay các vấn đề về răng nướu. viêm chân răng, áp xe cũng có thể gây hôi miệng.
- Thường xuyên nhai táo, chewing gum không đường để kích thích điều tiết nước bọt, giúp làm sạch răng một cách tự nhiên nhất.
- Tráng miệng với một miếng phô mai hay yaourt không đường nhằm giúp trung hòa độ a xít trong thức ăn dính lại.
Uống nước trà đen. Thành phần polyphenol có thể ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn trong miệng, đồng thời hạn chế sản sinh những thành phần gây mùi hôi.
Theo TNO
Cách chấm dứt chứng hôi miệng sáng sớm Một muỗng mật ong, một tách nhỏ nước ấm mỗi sáng sẽ giúp cơ thể nhuận tràng, loại bỏ mùi hôi một cách hiệu quả. Nguyên nhân Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng khi thức giấc là do thức ăn còn sót lại sau bữa ăn tối, nước miếng... hoặc mắc các chứng bệnh về tiêu hóa, viêm họng, viêm răng/nướu, viêm dạ...