Hoa loa kèn đầu mùa giá rẻ bất ngờ vẫn chịu cảnh ế ẩm vì Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế ra đường nên hoa loa kèn – loài hoa được coi là biểu tượng của tháng 3 Hà Nội nay cũng chịu cảnh ế ẩm. Dù mới đầu mùa nhưng loài hoa này đã phải “xuống phố” với giá rẻ bất ngờ
Hoa loa kèn hay còn gọi là hoa huệ tây được coi là biểu tượng của tháng 3 Hà Nội. Thu hút bởi sắc trắng tinh khôi, hàng năm cứ vào dịp này hoa loa kèn lại được nhiều người “săn đón”.
Tháng 3 năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế ra đường và tập chung nơi đông người nên giống như nhiều mặt hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác, hoa loa kèn cũng chung cảnh ế ẩm dù chỉ mới vào đầu mùa.
Hoa loa kèn đầu mùa “xuống phố” với giá rẻ bất ngờ.
Nguyên nhân chính do sức mua giảm vì người dân hạn chế ra đường, học sinh sinh viên chưa nhập học.
Sức mua giảm từ thị trường kéo theo nỗi lo “hoa cười người khóc” của nông dân Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Hiện nay, cả làng hoa Tây Tựu có khoảng 4 – 5 vườn trồng hoa loa kèn đang vào vụ thu hoạch. Mỗi vườn có diện tích khoảng 100m2, dự kiến sẽ thu hoạch được khoảng 2000 – 3000 bông loa kèn mỗi ngày.
Sức mua giảm từ thị trường khiến người dân làng Tây Tựu ôm nỗi lo “hoa cười người khóc”
Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh hiện nay, mỗi ngày nông dân chỉ cắt từ 1000 – 1500 bông mang đi tiêu thụ khắp các chợ đầu mối ở Hà Nội. Chị Đan – một người trồng loa kèn lâu năm ở Tây Tựu – cho biết: “Có nhiều năm ảnh hưởng của thời tiết hoa cũng khó bán nhưng chưa bao giờ ế ẩm như năm nay. Thay vì chỉ bán buôn, vợ chồng tôi đã phải tự chở hoa đi bán lẻ từ sáng sớm”.
Cũng theo chị Đan, hoa loa kèn đầu mùa thường có giá tương đối cao, sau đó mới giảm dần khi vào chính vụ và cuối mùa. Tuy nhiên năm nay, ngay từ đầu vụ loài hoa biểu tượng của tháng 3 Hà Nội đã phải “xuống phố” với mức giá rẻ bất ngờ.
Video đang HOT
Người dân vẫn tất bật ra vườn cắt hoa. Hoa chưa được tiêu thụ ngay trong ngày sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp giữ cho hoa được tươi lâu.
Những nụ hoa đã chuyển từ xanh sang trắng, có kích thước lớn khi bung nở sẽ cho những bông hoa đẹp, tươi lâu.
Hiện nay trên thị trường, hoa loa kèn có giá khoảng 20.000 – 30.000 đồng/bó 10 bông lẻ. Mức giá này giảm khoảng 50% so với cùng thời điểm đầu vụ năm ngoái.
Chú Thắng, người bán hoa ở chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Năm ngoái tầm này, hoa loa kèn bán chạy lắm, sáng nào tôi cũng nhập mấy trăm bông về bán thậm chí còn nghỉ bán hoa khác để tập trung bán hoa loa kèn. Nhưng năm nay sức mua giảm hẳn”
Người dân và nhiều gánh hàng rong vẫn nuôi hy vọng sức mua sẽ sớm trở lại khi mùa hoa vào chính vụ.
Trung bình mỗi ngày chú Thắng bán được khoảng 100 bông. Hoa loa kèn đầu vụ thường cho những lứa hoa chất lượng tốt, bông to đẹp, khi nở tỏa hương thơm ngát nên giá bán thường cao hơn.
Mỗi năm, hoa loa kèn chỉ nở một vụ từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4, nếu hoa được mùa có thể giúp nông dân trồng hoa và cả những gánh hàng rong dễ dàng “bỏ túi” tiền triệu mỗi ngày.
Trước tình trạng tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nông dân phải nghĩ ra đủ cách để hoa không tồn đọng và duy trì được nguồn thu ổn định. Do chỉ mới bước vào đầu vụ, nên nhiều người vẫn nuôi hy vọng sức mua sẽ sớm trở lại khi hoa vào chính vụ.
Theo Dân Việt
Nóng tuần qua: Bia tồn không bán được, hoa 8/3 giá rẻ vẫn ế ẩm
Các chủ tiệm hàng hóa "khóc ròng" vì lượng bia tồn từ Tết đến giờ vẫn chất đầy kho.
Bia tồn xếp đầy kho ở các cửa hàng tạp hóa
Do tác động từ Nghị định 100 và dịch Covid-19, nhiều nhà hàng và quán nhậu đã rơi vào tình trạng kinh doanh rất khó khăn trong thời gian qua. Không ít nhà hàng, quán nhậu đã phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, các cửa hàng, tạp hóa có kinh doanh bia cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Một chủ cửa hàng ở Hà Đông cho biết trước đây, trung bình mỗi tháng cửa hàng đều tiêu thụ khoảng 50 - 60 thùng và két bia, nhưng hiện tại giảm còn 1 nửa. Bia chỉ bán được vào dịp Tết và hội làng. Năm nay, dịch bệnh khiến các lễ hội không được tổ chức, sức tiêu thụ của người dân trong làng bà Xuyến cũng giảm hẳn.
Tuy việc bán chậm không gây lỗ vì bia có hạn sử dụng dài, thế nhưng theo chủ hàng tạp hoá này, bia rất tốn diện tích, bia tồn từ Tết còn rất nhiều nên không có chỗ để nhập hàng khác.
Do nhập bia với số lượng lớn, một đại lý bia đang loay hoay không biết làm sao bán hết hàng. Trước Tết, anh có nhập 3.000 thùng bia nhưng bán được rất ít.
Theo đại lý này, cả trăm triệu cứ nằm đó, không có chỗ nhập hàng khiến việc buôn bán cứ ì ạch, tiền hàng không thể xoay vòng. Trong khi trước đây, một tháng tiêu thụ 200 thùng bia thì hiện tại chỉ còn khoảng 40 - 50 thùng.
Giá hoa 8/3 giảm mạnh vẫn ế ẩm
Trái ngược hoàn toàn với mọi năm, dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, giá hoa lại lao dốc, nhà vườn kêu than vì ế ẩm. Còn các tiệm hoa còn phải chạy chương trình giảm giá để kích cầu mua sắm.
Theo các nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt, số lượng các thương lái đặt mua hoa ngày 8/3 giảm so với mọi năm, kéo theo giá hoa hồng cũng giảm mạnh. Vào dịp này năm ngoái, hoa hồng đỏ bán tại vườn với giá 7.000-8.000 đồng/bông. Những loại hoa hồng màu khác có giá dao động từ 5.000-6.000 đồng/bông. Song năm nay, giá hoa hồng chỉ bán được khoảng 3.000 đồng/bông.
Hoa ngày 8/3 giảm mạnh vẫn ế ẩm.
Tương tự, tại thủ phủ hoa Tây Tựu (Hà Nội), giá hoa hồng cũng giảm đáng kể. Cụ thể, một bó hoa hồng 50 bông (cành dài) giá giảm còn 100.000-110.000 đồng tùy màu, hoa hồng cành ngắn giá 70.000 đồng/bó 50 bông. Giá thấp nhưng khách đến mua tại vườn cũng èo uột.
Lý giải về nguyên nhân giá hoa giảm, một đầu mối chuyên bỏ sỉ hoa tươi ở chợ đầu mối hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng hoa ế ẩm, giá giảm là bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Các doanh nghiệp khó khăn hạn chế đặt hoa tặng đối tác, nhân viên nữ. Trường học nghỉ, phụ huynh học sinh, sinh viên cũng không mua hoa làm quà tăng như trước.
Trong khi đó, các tiệm hoa tại Hà Nội phải chạy hàng loạt chương trình giảm giá để kích cầu. Chủ một tiệm hoa cho hay dịp 8/3 năm nay ế ẩm chưa từng có. Khách đặt mua hoa giảm tới 60% so với cùng kỳ dù đã chạy chương trình khuyến mãi.
Nhiều ôtô Indonesia nhập khẩu vào nước ta giá chưa tới 300 triệu
Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 2 tiếp tục sụt giảm. Cụ thể, ước tính trong tháng 2/2020 nhập khẩu 6.000 chiếc, tăng 40,2% và trị giá là 134 triệu USD, tăng 21% so với tháng trước.
Tuy nhiên, so với tháng 2/2019, lượng nhập khẩu nhóm hàng này giảm 59,9% về lượng và giảm 57,2% về trị giá.
Trước đó, số lượng xe nhập khẩu trong tháng 1-2020 cũng ghi nhận giảm sút đáng kể so với thời điểm cuối năm 2019 và cùng kỳ. Cụ thể, trong tháng 1-2020, các doanh nghiệp kinh doanh ôtô tại Việt Nam nhập khẩu 4.281 xe ôtô nguyên chiếc các loại, với tổng giá trị đạt 111 triệu USD. So với tháng cuối năm 2019, ôtô nhập khẩu vào Việt Nam giảm 2.349 xe.
Nếu so với cùng kỳ năm 2019, số lượng ôtô nhập khẩu trong tháng 1-2020 giảm tới 63%. Đây cũng là tháng có lượng ôtô nhập khẩu về Việt Nam thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây.
Trong số xe ôtô các loại được nhập về Việt Nam trong tháng gần 2 tháng đầu năm, chủ yếu vẫn là các mẫu mã ôtô du lịch dưới 9 chỗ có xuất xứ từ các nước Đông Nam Á. Trong đó, xe nhập từ Thái Lan và Indonesia chiếm hơn 80% tổng lượng ô tô làm thủ tục thông quan tại các cảng.
Bình quân mỗi chiếc ôtô nhập khẩu từ Indonesia vào Việt Nam hiện có giá khai báo hải quan khoảng 11.700 USD, tương đương gần 270 triệu đồng (chưa tính thuế phí). Ô tô nhập từ Thái Lan có giá khoảng 22.600 USD/chiếc, tương đương 520 triệu đồng.
Giá thịt lợn tăng vọt, nhiều tiểu thương nghỉ bán
Giá thịt lợn tăng mạnh, nhiều tiểu thương "treo quầy".
Với mức tăng từ 5.000-10.000đ/kg, giá lợn hơi có nơi lên đến gần 90.000đ/kg. Lý giải lý do tăng giá, có tiểu thương cho rằng do các thương lái đầu cơ mua gom hàng chờ thông thương cửa khẩu để bán sang Trung Quốc và tung ra thị trường sau khi học sinh, công nhân tại các khu công nghiệp đi học, đi làm trở lại sau khi hết dịch Covid-19. Bên cạnh đó, người khác lại nhận định sau Tết thịt lợn khan hiếm, người dân không có nhiều để bán nên giá bị đẩy lên cao.
Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội, tại chợ Cầu Diễn, có khoảng 12 sạp bán thịt lợn thì chỉ có 2 sạp mở hàng và giá chỉ tăng từ 10.000-15.000đ/kg, dao động từ 150.000 - 170.000 đồng/kg. Còn giá thịt tại chợ Nguyễn Phúc Lai (Đống Đa, Hà Nội) tăng từ 10.000-20.000đ/kg, dao động từ 160.000-180.000đ/kg.
Chị Liên - tiểu thương bán thịt lợn, cho biết giá lợn cao lại thêm dịch bệnh nên lượng khách giảm đi 50%, bán rất chậm nên mọi người nghỉ bán, chờ khi giá ổn định thì bán lại. Một số người khác thì chuyển sang bán các loại thịt khác.
Trong khi ở chợ dân sinh giá tăng mạnh, các siêu thị lớn ở Hà Nội vẫn giữ giá ổn định. Đại diện một siêu thị ở đường Hoàng Quốc Việt cho biết giá thịt lợn tại siêu thị chỉ tăng nhẹ, không đáng kể, từ 3.000-5.000đ/kg.
Theo Dân Việt
Ngao hai cồi giá siêu rẻ từ 40.000đ/kg, siêu thị và shop online lên kế hoạch giải cứu Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngao hai cồi không xuất được sang Trung Quốc, hiện đang được bán với giá siêu rẻ. Ngao hai cồi thường được bán tại các cửa hàng hải sản tươi sống và các nhà hàng với giá gấp 8-10 lần ngao thường do giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Thế nhưng, mấy ngày gần đây,...