Hoa hồng đẹp nức tiếng Đà Lạt bị đốt, đổ bỏ khắp nơi
Hàng triệu đóa hồng tươi rói bị vứt bỏ ngổn ngang bên lề đường, bờ ruộng, bãi rác, dòng suối… hoặc chất đống để đốt. Điều chưa từng có này đang xảy ra ở Lạc Dương, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 15 km.
Ngày 31/3, anh Nguyễn Mạnh Cường, người thu mua hoa ở thôn B’Nơ B, thị trấn Lạc Dương, chất hàng vạn cành hồng tươi rói lên ô tô để chở đi đổ.
“Vài ba ngày lại phải vứt bỏ cả đống hoa thế này, xót lắm! Mình điện thoại cho nhà vườn nói đừng mang hoa đến nữa vì các vựa hoa lớn đã đóng cửa hết rồi. Mỗi ngày ‘đi’ không nổi 100-200 bông thì còn làm ăn gì nữa? ” anh nói, giọng buồn bã.
Hoa chất đống chờ mang đi đổ.
Cũng theo anh Cường, người buôn hoa như anh đã khổ, nhà nông còn khốn đốn hơn nhiều. 90% người trồng hoa hồng ở Lạc Dương đến từ Nghệ An và Hà Tĩnh, đa phần phải thuê đất để trồng hoa, tiền vay bạc mượn, nay lâm vào hoàn cảnh này không biết làm cách nào trả nợ.
Chị Nguyễn Thị Hoàn (thôn Đan Kia) cho biết, mỗi sào hoa phải đầu tư hàng trăm triệu tiền vốn để làm nhà kính, mua cây giống, phân bón, công chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển… Nay thì gần một nửa lượng hoa phải cắt bỏ tại vườn, số còn lại thu hoạch rồi gởi xuống TP.HCM, chẳng biết chủ vựa cho giá bao nhiêu nữa.
Mất chi phí đóng hàng gửi đi nhưng chưa biết chủ vựa cho giá bao nhiêu.
Có lợi thế hơn người khác vì vừa trồng vừa buôn bán hoa nhưng nay chị Nguyễn Thị Phương (thôn Đan Kia, thị trấn Lạc Dương) cũng chật vật. “Các vựa hoa lớn gần như “đóng băng” tiêu thụ hoa hồng. Những ngày gần đây chỉ có thể bỏ mối 400 ngàn đồng/cành cho những người đi bán dạo, lượng hoa bán được ít lắm!”, chị ngậm ngùi nói.
Video đang HOT
Hoa nở khắp vườn, nhà nông chẳng buồn thu hoạch
Hơn 1 tuần nay, anh Nguyễn Văn Mạnh, chủ một vựa hoa lớn ở huyện Lạc Dương bảo quản hoa trong kho lạnh, chờ ngày thị trường bình ổn để đưa xuống TP.HCM tiêu thụ. Nay cũng đành cho người mở kho, mang hàng ngàn cành hồng đi tiêu hủy vì chi phí sử dụng điện khá lớn trong khi chưa biết bao giờ dịch COVID-19 mới chấm dứt.
Ông Hoàng Xuân Hải (Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương) cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha hoa hồng, sản lượng hơn 300 triệu cành/năm, lớn nhất so với các vùng trồng hoa hồng khác trong cả nước.
Do điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai và nguồn giống tốt, chất lượng hoa vùng này vào loại đẹp nhất Việt Nam, đặc biệt có những loại hoa giữ được màu nguyên bản như cam ù, vàng ánh trăng…
Từ khi xảy ra dịch COVID-19, nông dân Lạc Dương thiệt hại nặng. Hơn 50% lượng hoa phải đổ bỏ, số còn lại bán rất chậm, giá chỉ còn vài trăm đồng mỗi cành. Thị trường xuất khẩu đã “đóng băng”, còn trong nước, lượng tiêu thụ hoa có nguy cơ sẽ tiếp tục giảm nếu dịch bệnh kéo dài và lan rộng.
Hoa tràn ngập bãi rác.
Đi dọc nhiều thôn ở thị trấn Lạc Dương, đâu đâu phóng viên Tiền Phong cũng thấy hoa hồng bị chất đống để tiêu hủy hoặc vứt bỏ trong thùng rác, lòng suối, bờ ruộng, các bãi đất trống ven đường. Có những người chất cả đống hoa hồng lên ô tô, xe công nông chạy đi tìm chỗ để đổ bỏ.
Hoa bị đổ bỏ bên suối.
Xe công nông chở hoa đi đổ.
Đốt tiêu hủy hoa.
Kim Anh
Giá giảm, tiêu thụ hoa cũng giảm mạnh, người trồng hoa Đà Lạt lao đao
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tác động đến cuộc sống người dân, nhất là đối với những người trồng hoa ở Đà Lạt. Chưa khi nào người trồng hoa nơi đây phải đối mặt với tình trạng rớt giá kéo dài như hiện nay.
Hoa hồng được tập kết về một doanh nghiệp để cung cấp cho thị trường
PV đã trực tiếp đến những vườn hoa quanh TP Đà Lạt. Tại làng hoa Vạn Thành (phường 5, TP Đà Lạt), ông Nguyễn Văn Hùng, một người có thâm niên hàng chục năm trồng hoa hồng, buồn bã đưa chúng tôi ra thăm trang trại trồng hoa rộng gần 1ha trong nhà kính và cho biết, chưa bao giờ người trồng hoa như ông lại lâm vào cảnh khó khăn kéo dài như hiện nay.
"Từ sau Tết cổ truyền 2020, dịch COVID-19 lan rộng, bùng phát toàn cầu, tác động đến mọi khía cạnh kinh tế xã hội, trong đó, những làng hoa ở Đà Lạt cũng không ngoại lệ. Giá các loại hoa, trong đó có hoa hồng giảm xuống chạm đáy. Ngay cả những đợt lễ lớn như Valentine (14/2) hay Quốc tế phụ nữ (8/3) vừa qua, giá các loại hoa hồng vẫn chưa bằng một nửa của những năm trước", ông Hùng nói.
Nông dân thu hoạch hoa ở Làng hoa Vạn Thành
Theo khảo sát của PV, thời điểm hiện nay, giá hoa hồng ở Đà Lạt tiếp tục xuống thấp, giá mua tại vườn chỉ từ 300 đến 500 đồng/bông, bằng 1/3 thời điểm chưa xảy ra đại dịch. Với tình trạng rớt giá như vậy, người trồng hoa hồng như ông Hùng phải chấp nhận thua lỗ vì phải gánh nhiều chi phí đầu tư như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước tưới, nhân công lao động...
Không riêng gì ông Hùng, không ít gia đình trồng hoa ở TP Đà Lạt cũng lâm vào cảnh khó khăn vì dịch bệnh.
Anh Đỗ Văn Ngọc (SN 1983), người trồng hoa cúc tại Đa Thiện (TP Đà Lạt) cho biết, vụ hoa cúc vừa rồi, gia đình anh đầu tư gần 40 triệu đồng trồng 2.000m2 trong nhà kính. Với giá bán thông thường như mọi năm, anh Ngọc dự kiến sẽ có lãi ít nhất 30 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì chỉ mong hòa vốn.
Hoa cắt ở vườn được công nhân đóng gói để chuyển đi các tỉnh.
Dịch bệnh đã tác động tiêu cực tới tâm lý người dân và thị trường tiêu thụ. Hiện tại, hoa cúc đóa lưới và cúc chùm tại vườn có giá dao động từ 800 đồng đến 1.400 đồng/cành. Nếu hoa cúc chất lượng xấu, cây nhiễm bệnh, thương lái sẽ không mua, người trồng hoa chỉ còn cách nhổ bỏ tiêu hủy.
Ông Phạm Minh Khang, Giám đốc một doanh nghiệp chuyên thu mua, vận chuyển hoa Đà Lạt đi tiêu thụ trong và ngoài nước cho biết, từ đầu tháng 2/2020 đến nay, các đầu mối chuyên nhập hoa từ doanh nghiệp giảm từ 70 - 80% sản lượng, tương ứng với đó là số lượng tiêu thụ hoa trên thị trường cũng giảm mạnh.
Tiêu thụ hoa giảm nên số lượng hoa phải trữ tại kho lạnh khá nhiều
Đây là doanh nghiệp có tỉ lệ hoa xuất đi thị trường Lào và Campuchia chiếm tới 50%. Tuy nhiên do dịch bệnh ngày càng phức tạp nên không thể xuất hoa sang hai nước này tiêu thụ.
"Do thị trường tiêu thụ chậm, lượng hoa tồn đọng trong kho lạnh khá nhiều. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì cơn khủng hoảng về giá hoa sẽ vẫn còn duy trì!..", ông Phạm Minh Khang nhận định.
Vũ Linh
Hoa hồng Đà Lạt chỉ mong bán được 3.000 đồng/bông dịp 8/3 vì COVID-19 Theo nhiều tiểu thương đang chuẩn bị cho mùa kinh doanh 8/3, ảnh hưởng dịch bệnh COVID- 19 sẽ làm thị trường hoa biến động. Hoa hồng Đà Lạt dịp 8/3 được dự báo rẻ hơn các năm trước. Các tiểu thương kinh doanh hoa hồng Đà Lạt đang chuẩn bị gom hàng cho ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Hoa hồng Đà...