Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món ăn ngon, bổ dưỡng ít ai biết
Hoa gạo nhiều người chỉ nghĩ để ngắm chơi nhưng lại có nhiều công dụng. Không chỉ đẹp, hoa gạo còn là vị thuốc trong đông y và làm gia vị trong món ăn ngon, bổ dưỡng.
Theo GS.TS Phạm Xuân Sinh – nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền (ĐH Dược Hà Nội), cây hoa gạo còn gọi với tên mộc miên không chỉ là cây làm cảnh lấy bóng mát mà còn là vị thuốc trong đông y. Hầu như các bộ phận của loài cây gạo này đều được tận dụng từ vỏ cây, hoa, rễ cây…
Hoa gạo trong y học cổ truyền được dùng trị các bệnh đau loét dạ dày, tá tràng hoặc điều trị tiêu chảy, kiết lị… Hoa gạo cũng có tác dụng bổ khí huyết, điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc, da xanh xao; mất máu sau phẫu thuật hoặc các trường hợp rong kinh, đa kinh…
Hoa gạo khi thu hái được đem rửa sạch để ráo nước, sấy khô, tán bôt min, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5gr. Mọi người cũng có thể lấy nguyên cả hoa khô sắc uống, ngày 20 – 30gr để uống trong ngày. Để làm đẹp da, điều trị mụn nhọt có thể dùng hoa gạo tươi giã nát, đắp vào nơi mụn nhọt.
Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc quý (ảnh TL)
Ngoài làm vị thuốc, hoa được chế biến thành các món ăn cũng đã phổ biến ở nước ta. Nhiều loại hoa trở thành đặc sản, nguyên liệu chế biến thành đủ các món ăn đặc sản như hoa thiên lý, hoa mướp, hoa chuối…
Dưới bàn tay khéo léo của các đầu bếp, mỗi loài hoa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Và loài hoa gạo cũng đã được nhiều người sử dụng làm thành món ăn ngon, bổ dưỡng như món nhị hoa gạo xào thịt bò, thịt trâu…
Theo hướng dẫn tại một diễn đàn ẩm thực, món nhị hoa gạo xào thịt bò được thực hiện như sau:
* Nguyên liệu:
- 1 rổ hoa gạo
- 300g thịt diềm thăn bò thái mỏng hoặc dùng thịt trâu
Video đang HOT
- củ hành tây chẻ nhỏ
- 3 thìa to hành tỏi khô bằm nhỏ – nước mắm – muối – tiêu bột – hành lá, rau răm thái rối nếu có.
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế tách nhị, hoa gạo bóc bỏ đài, cánh, bỏ cả thân nhuỵ ở giữa, chỉ lấy vòng nhị hoa dài; Tuốt bỏ bao phấn màu nâu đen đầu các sợi nhị hoa rồi xé nhị thành các búp nhỏ.
Để khử nhớt, nhựa của nhị hoa bằng cách đun nồi nước lớn cho muối hạt vào rồi thả nhị vào luộc khoảng 10-15 phút. Sau đó rửa sạch nhiều lần cho hết nhớt. Cuối cùng ngâm nước muối lạnh khoảng 1-2 tiếng cho nhị hết nhựa và thơm giòn.
* Cách làm:
Món ăn được chế biến từ hoa gạo
- Ướp thịt bò hoặc thịt trâu với 1 thìa to dầu ăn 1 thìa nhỏ nước mắm muối vừa ăn 1 thìa to hành tỏi bằm.
- Làm nóng chảo với dầu ăn ở lửa lớn, cho 1 thìa to hành tỏi vào phi thơm. Cho hành tây vào đảo nhanh tay 30 giây, cho nhị gạo vào xào cùng, nêm mắm muối vừa ăn. Xào nhanh tay cho đến khi hành tây trong, nếm thử thấy giòn ngọt hết hăng thì xúc nhanh ra đĩa.
- Làm nóng lại chảo với dầu ăn ở lửa lớn, cho 1 thìa to hành tỏi vào phi thơm. Cho thịt bò vào xào thật nhanh tay, khi thịt gần chín cho nhanh hành lá, rau răm xào cùng. Tiếp tục đổ nhị hoa gạo hành tây vào đảo đều cùng. Tắt bếp xúc ra đĩa rắc nhiều tiêu bột.
Món ăn này ăn nóng rất ngon. Nhị gạo vừa dai vừa giòn sần sật ăn rất lạ miệng. Nó hoà quyện tuyệt hảo với thịt bò xào và hầu như không cần thêm bất cứ nguyên liêu hay gia vị nào khác vẫn ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe.
Mùa hoa gạo
Tháng 3 mùa hoa gạo bung nở khắp nơi, đỏ rực những góc phố con đường.
Hoa gạo (còn gọi là hoa mộc miên) thường nở vào tháng 3, loài hoa phân bố chủ yếu ở miền bắc Việt Nam. Hoa gạo có 5 cánh lớn màu đỏ tươi, gắn với miền quê, con sông, triền đêm mái đình, cổng làng... Vào mùa hoa, cây trút lá rồi nở rộ.
Trung tâm Thủ đô Hà Nội cách hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 1 km, những cây gạo cổ thụ có đường kính gốc gần 1m cao hơn 30 m trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quốc gia trổ hoa đỏ rực.
Hoa gạo bung nở trong sân chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Cành hoa gạo sà xuống trước thủy đình cổ kính trên hồ của chùa Thầy.
Cây hoa gạo rực đỏ bên suối Yến. Những ngày đầu tháng 2 âm lịch, dọc suối luôn tấp nập thuyền đò của du khách ra vào thắng cảnh Chùa Hương. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm để du xuân, vãn cảnh chùa.
Hoa gạo nở trong chùa Thiên Trù. Ngôi chùa thuộc quần thể thắng cảnh chùa Hương đón khách trở lại vào 13/3, sau thời gian tạm đóng cửa phòng chống Covid-19. Đây là nơi thường diễn ra lễ khai hội chùa Hương vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm.
Dọc suối Yến và đường leo bộ, cáp treo lên chùa hương có hàng chục cây gạo đang vào đợt nở hoa rực rỡ nhất.
Cách chùa Hương hơn 10 km, thôn Đoan Nữ (xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức) có hàng chục cây gạo ven một con đường, thu hút nhiều người dân đến chụp ảnh và chiêm ngưỡng.
Đầu tháng 2 âm lịch, hoa gạo hé nụ. Tuy nhiên, do thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên nên nhiều nơi cây đơm hoa sớm.
Khi những bông hoa gạo bung nở cũng là lúc cái rét tê tái của mùa đông dần tan, báo hiệu trời sắp chuyển vào hè.
Những con đường hoa gạo nở trở thành nguồn cảm hứng với người yêu nhiếp ảnh.
Đường hoa gạo nổi tiếng thuộc huyện Mỹ Đức vào mùa nở rộ. Cây gạo là họ thân gỗ, tán tròn. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng phổ biến tại nhiều nơi ở châu Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Hong Kong, Đài Loan và miền Nam Trung Quốc.
Hoa gạo nở đỏ rực góc phố Tràng Tiền Những ngày này, hình ảnh hoa gạo bung nở, đỏ rực trên phố Tràng Tiền đang thu hút sự chú ý của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ đến "check - in". Dạo quanh phố Hà Nội vào những ngày này sẽ bắt gặp những cây hoa gạo đã trổ đầy hoa. Hoa gạo là loài hoa đặc trưng của mùa...