Hòa Bình quy định tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh
HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVI kỳ họp thứ 5 ban hành Nghị quyết quy định khoảng cách (km) và địa bàn làm căn cứ xác định HS không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ nấu ăn cho HS tại các trường PTDT bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho HS trên địa bàn tỉnh là đối tượng hưởng chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP.
ảnh minh họa
Theo đó, tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí bằng 160% mức lương cơ sở/1 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 5 lần định mức nêu trên/tháng và không quá 9 tháng/năm.
Về quy định khoảng cách (km), địa bàn làm căn cứ xác định HS không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày: HS tiểu học và THCS mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn, xóm, bản đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực III, thôn, xóm, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi nhà ở xa trường khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh THCS.
Video đang HOT
Đối với địa bàn cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, qua suối không có cầu; qua đèo, núi cao; đường không đi được bằng xe đạp; qua vùng sạt lở đất, đá mà học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được thấp hơn quy định về khoảng cách quy định nêu trên, giao UBND tỉnh quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại từng thời điểm.
Đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số đang học tại trường THPT hoặc cấp THPT tại trường phổ thông có nhiều cấp học, bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ cổ hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn, xóm, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên.
Đối với địa bàn cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, qua suối không có cầu; qua đèo, núi cao; đường không đi được bằng xe đạp; qua vùng sạt lở đất đá mà học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được thấp hơn quy định về khoảng cách quy định nêu trên, giao UBND tỉnh quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại từng thời điểm.
Theo Giaoducthoidai.vn
TP HCM "thưởng tiền" cho cán bộ tự nguyện nghỉ hưu sớm
Theo tính toán của UBND TP HCM, tổng kinh phí hỗ trợ đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi là hơn 380 tỉ đồng.
Tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP HCM khóa IX diễn ra từ ngày 4 đến 7-12, UBND TP đã trình HĐND TP tờ trình về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, UBND TP đề xuất chính sách trợ cấp thêm cho 2 nhóm đối tượng. Nhóm một là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội TP và quận, huyện đủ điều kiện thôi việc ngay, nghỉ hưu trước tuổi thì tùy thuộc nhóm tuổi mà ngân sách TP sẽ trợ cấp thêm căn cứ vào số năm nghỉ hưu trước tuổi, vào số năm công tác có đóng BHXH.
Nhóm hai là cán bộ thuộc Ban Thường vụ Thành ủy quản lý tự nguyện xin nghỉ công tác trước tuổi (nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc không thuộc diện tinh giản biên chế) thì UBND TP đề xuất căn cứ vào độ tuổi và thời gian tham gia công tác tại cơ quan Nhà nước có đóng BHXH để ngân sách TP trợ cấp thêm.
Các mức trợ cấp được UBND TP đề xuất gồm: Trợ cấp thêm 3 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; trợ cấp thêm 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp thêm nửa tháng tiền lương hiện hưởng.
Đối với các đối tượng đủ điều kiện thôi việc ngay, được trợ cấp thêm 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm, trợ cấp thêm 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
Nguồn chi trả trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và đơn vị sự nghiệp do ngân sách TP chi trả. Đối với cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị tự chủ tài chính do đơn vị chi trả.
Theo tính toán của UBND TP, tổng kinh phí hỗ trợ đối với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi đối với 1.062 người từ nay đến năm 2021 là hơn 380 tỉ đồng.
UBND TP cho biết việc đề xuất chính sách trợ cấp thêm này để động viên cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc trong quá trình TP thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức và bộ máy TP.
Chính sách trợ cấp thêm còn nhằm ghi nhận sự cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của TP đối với những người tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc.
Theo Phan Anh (Người lao động)
Bão "nuốt" tàu hàng: Bao nhiêu lít dầu đang nằm dưới biển Quy Nhơn? Nhiều chủ tàu vẫn loay hoay tiến hành các thủ tục để thực hiện việc trục vớt tàu lên bờ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đơn vị trục vớt, nguồn kinh phí... đang khiến họ gặp rất nhiều khó khăn. Có tránh được thảm họa môi trường? Ngày 10.11, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định về kế hoạch thực hiện...