Hỗ trợ tối đa học sinh thi vào lớp 10
Quyết định của thành phố Hà Nội về việc không xáo trộn phương thức tuyển sinh, cho học sinh được tăng số lượng nguyện vọng trong việc đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 được dư luận đồng tình.
Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển phù hợp, các nhà trường đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ tối đa cho học sinh, quyết tâm không để những khó khăn của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng.
Học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Liên Hà (huyện Đông Anh) học trực tuyến trong thời gian tạm nghỉ học do dịch Covid-19. Ảnh: Đỗ Tâm
Nhiều nguyện vọng dự tuyển
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, từ ngày 17-2-2021, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức dạy học trực tuyến. Dù việc dạy và học ở trường bị gián đoạn, song ngành Giáo dục Thủ đô vẫn khẩn trương triển khai các công việc chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022. Ngày 19-2-2021, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức “chốt” phương thức tuyển sinh lớp 10 với 4 bài thi, gồm: Toán, văn, ngoại ngữ và bài thi thứ tư (công bố trong tháng 3-2021). Điểm mới đáng chú ý là quy định mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường trung học phổ thông công lập (các năm học trước là 2 nguyện vọng).
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu cho hay, so với các năm học trước, học sinh lớp 9 năm nay có thêm nhiều cơ hội trúng tuyển vào trường công lập. Để tận dụng tối đa cơ hội, phòng yêu cầu các nhà trường hướng dẫn kỹ cho học sinh về cách đăng ký dự tuyển, lưu ý việc sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Học sinh có thể tham khảo điểm chuẩn trong 2-3 năm gần đây của các trường dự định đăng ký dự tuyển, đồng thời căn cứ vào nguyện vọng, năng lực học tập để có quyết định phù hợp.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) Khuất Thị Hồng Điệp, nhà trường đã thông tin để học sinh nắm rõ về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển. Mỗi học sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng, tùy theo năng lực mà các em có sự lựa chọn phù hợp. Cụ thể, ngoài nguyện vọng dự tuyển vào 3 trường công lập, các em có thể đăng ký dự tuyển vào trường chuyên, trường công lập tự chủ tài chính, dự tuyển vào 115 trường ngoài công lập, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên…
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Quảng An (quận Tây Hồ) Nguyễn Thị Kim Xuân cho biết: “Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo nơi cư trú thực tế, chứ không nhất thiết phải theo hộ khẩu. Nhà trường sẽ hỗ trợ học sinh tìm hiểu về các trường để cân nhắc kỹ, bởi năm nay các em không được đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký”.
Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh
Khắc phục những hạn chế của việc tổ chức dạy học trực tuyến, hỗ trợ tối đa cho học sinh, bảo đảm để các em có nền tảng vững chắc khi vào lớp 10 là quyết tâm của các nhà trường trên địa bàn Hà Nội.
Hướng dẫn nội quy thi vào lớp 10 năm học 2020-2021 tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Quang Trung (quận Đống Đa). Ảnh: Nguyễn Quang
Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Mai Động (quận Hoàng Mai) Nguyễn Thị Hà Thanh thông tin, nhà trường đã xây dựng các phương án dạy học ứng phó với mọi diễn biến của dịch Covid-19, bảo đảm dạy đủ các môn trong chương trình, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong khi đó, 23 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức nhiều tiết dạy mẫu cho học sinh lớp 9. Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường, cách thức này giúp học sinh có các tiết học với phương pháp hiệu quả nhất. Ngoài ra, các nhà trường còn tích cực bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, kém; hỗ trợ về mọi phương diện để bảo đảm 100% học sinh lớp 9 đều học trực tuyến trong thời gian này.
Em Nguyễn Vũ Huyền Nhi, học sinh lớp 9A3, Trường Trung học cơ sở Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Với sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, chúng em thường xuyên tự học và tự kiểm tra trên hệ thống học, thi trực tuyến HanoiStudy tại địa chỉ http://study.hanoi.edu.vn”.
Trước băn khoăn của một số phụ huynh học sinh về việc có nên tổ chức thi môn thứ tư hay không khi học sinh vẫn đang bị gián đoạn việc học ở trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại cho rằng, Sở đã xây dựng các phương án dạy học, tổ chức kỳ thi ứng phó với mọi diễn biến của dịch. Trong trường hợp cần thiết, Sở sẽ báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét, quyết định về số lượng môn thi, thời gian tổ chức kỳ thi trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh.
“Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9, học sinh cần bám sát nội dung này để học tập, ôn luyện. Ngay sau khi học sinh đi học trở lại, các trường phải tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet để có kế hoạch dạy học, ôn tập hiệu quả, quyết tâm bảo đảm mục tiêu giáo dục toàn diện, không để những khó khăn của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến chất lượng”, ông Phạm Văn Đại nhấn mạnh.
Thi vào lớp 10 trung học phổ thông: Dồn sức vượt vũ môn
Thông tin về kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Trong đó việc đăng ký nguyện vọng ra sao vẫn đang là một bài toán lớn với học sinh và các gia đình.
Dự kiến, tháng 3/2021 Sở GDĐT Hà Nội sẽ công bố môn thứ tư ngoài 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ bắt buộc.
Tăng cường học online để luyện thi. Ảnh: Quang Vinh.
Hiện toàn thành phố Hà Nội được phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Theo quy định, năm nay, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú; nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
San sẻ "tài nguyên"?
Trên thực tế, hộ khẩu một nơi, cư trú một nơi không phải là chuyện hiếm ở Hà Nội. Đó là chưa kể, những năm trước học sinh được thay đổi nguyện vọng tuyển sinh theo mong muốn sau khi làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh còn với quy định mới năm nay, nhiều học sinh sẽ không có cơ hội đăng ký nguyện vọng vào các trường mong muốn do trường không nằm trong khu vực cư trú thực tế cũng như nơi có hộ khẩu thường trú.
Nhìn nhận vấn đề này, cô giáo Thu Hiền (Trường THPT Trần Phú, Hà Nội) cho rằng việc đăng ký nguyện vọng như năm nay có ưu điểm là "san sẻ" giữa các trường thay vì "nước chảy chỗ trũng" như cách làm lâu nay. Một trường sẽ vừa có học sinh thuộc tốp trên, vừa có học sinh top giữa và top dưới. Dạy lớp toàn học sinh khá giỏi đòi hỏi thầy cô phải luôn cập nhật kiến thức mới, liên tục đào sâu và học hỏi thêm từ các nguồn khác nhau ngoài sách giáo khoa... Vất vả nhưng đó cũng là hạnh phúc của người làm thầy. Còn dạy học sinh yếu, các em thường không tập trung, không hợp tác khiến thầy cô phải đau đầu tìm đủ mọi cách để vực các em lên.
"Năm nào được nhà trường phân công dạy lớp có nhiều học sinh yếu, chỉ riêng lấp lỗ hổng kiến thức của các lớp trước đã khó chứ chưa nói kiến thức mới. Nhất là các lớp cuối cấp có nhiều kỳ thi quan trọng phía trước như lớp 9, lớp 12 thì quả thật giáo viên như chúng tôi lúc nào cũng căng như dây đàn" - giáo viên này tâm sự.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ nỗi nuối tiếc nếu như việc đăng ký nguyện vọng sẽ chỉ giới hạn ở khu vực học sinh cư trú bởi trên thực tế, nhiều học sinh giỏi ở bậc THCS ở các quận nội và ngoại thành có mong muốn thi vào các trường top đầu dù không sống ở gần đó. Các em đã đặt mục tiêu từ lâu nhưng nay, nếu bị giới hạn nguyện vọng thì sẽ chỉ còn một số lựa chọn với các trường ở quanh nhà có thể không phải là trường top trên.
Ngược lại, những trường THPT công lập những năm trước có điểm chuẩn ở "top" dưới năm nay có thể thay đổi điểm chuẩn khiến cho không chỉ cuộc đua vào lớp 10 ở các trường top trên căng thẳng mà các trường top dưới cũng nâng hạng. Khi học sinh không đổ xô vào các trường hot nữa mà rải đều khắp các trường sẽ kéo theo điểm chuẩn tăng, các thí sinh có học lực yếu cần cố gắng nhiều hơn nếu muốn dành một suất vào trường công lập.
Dồn sức vượt vũ môn
Một giáo viên dạy môn Toán Trường THCS Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) cho rằng năm học 2020-2021, chị được phân công dạy 2 lớp 8 và 1 lớp 9. Tuy nhiên, đến học kỳ 2 chị phải xin nghỉ dạy 1 lớp 8 để tập trung dạy và ôn luyện cho lớp 9. Hiện đang là thời gian nghỉ dịch, toàn trường học online. Theo thời khóa biểu, các lớp đều học buổi sáng còn buổi chiều, học sinh tự ôn tập. Song lo lắng cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới nên phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn thi đã tổ chức họp online và đi đến thống nhất, các buổi chiều sẽ dạy miễn phí cho học sinh.
"Một tiết học trực tiếp 45' thì học online phải lên đến 60' vì còn điểm danh, ổn định lớp học. Dù không hiệu quả bằng học trực tiếp nhưng chúng tôi xác định sẽ cố gắng tối đa để giúp các con ôn tập đạt kết quả tốt nhất cho vượt vũ môn sắp tới" - cô giáo này cho hay.
Cấp 1 chọn thầy, cấp 2 chọn bạn, cấp 3 chọn trường. Lâu nay, cuộc đua vào lớp 10 ở Hà Nội vẫn được ví là "căng thẳng hơn thi đại học", bởi chỉ có khoảng 60% số học sinh được tuyển vào trường THPT công lập, còn lại sẽ học trường ngoài công lập, trường nghề. Đặc biệt, năm học này tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh tạm dừng đến trường để chuyển sang học online. Dù nỗ lực, nhưng rõ ràng việc học online vẫn không thể đem lại hiệu quả như dạy học trực tiếp trên lớp. Vì vậy, quyết định vẫn thi môn thứ 4 của Hà Nội cũng đang khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn.
Dự kiến, tháng 3/2021 Sở GDĐT Hà Nội sẽ công bố môn thứ tư ngoài 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ bắt buộc. Từ nay đến kỳ thi thời gian không còn nhiều nên cả thầy và trò cần cố gắng hết sức, kể cả khi đang học online vì nhà trường, phòng, sở sẽ kiểm tra bất cứ lúc nào - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Văn Đại thông tin.
Phương án thi vào lớp 10: Sở GD-ĐT Hà Nội nên lắng nghe và linh hoạt! Có nhiều nội dung trong phương án thi vào 10 đang được dư luận quan tâm. Vậy nên, khi có nhiều ý kiến từ dư luận, rất mong Sở GD-ĐT Hà Nội lắng nghe... Thông tin về cách đăng ký nguyện vọng dự tuyển và khu vực tuyển sinh mà Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố đã tạo nên sự quan tâm...